Xem mẫu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU TRONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI Họ tên : Nguyễn Trường Giang LÀO CAI 2011 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU TRONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI Người viết : Nguyễn Trường Giang Đơn vị : Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai I. Cơ sở thực hiện đề tài : 1. Cơ sở lý luận : + Phân hoá trong dạy học là một trong những nguyên tắc giáo dục quan trọng mà hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng để nhằm thực hiện mục tiêu “ mỗi cá nhân đều được tiếp nhận giáo dục một cách phù hợp để phát triển”. + Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang thiếu hụt nguồn nhân lực đã được đào tạo, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của rất nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học... + Do điều kiện kinh tế tài chính của đất nước còn khó khăn, việc lựa chọn đầu tư trọng điểm, tránh dàn trải trong giáo dục là giải pháp bắt buộc nhằm “đi tắt, đón đầu” để đẩy nhanh chất lượng giáo dục mũi nhọn, sớm cung cấp cho xã hội những cá nhân xuất sắc, có năng lực, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu, thua kém của chúng ta so với các nước khác trong khu vực và thế giới. + Các kinh nghiệm đầu tư xây dựng, giáo dục học sinh năng khiếu trong trường chuyên sẽ dần được triển khai áp dụng trong các trường phổ thông khác. Giáo dục trong trường chuyên chính là hình mẫu để phát triển giáo dục trong tương lai. Vì vậy, chất lượng giáo dục học sinh của một trường chuyên là hết sức quan trọng đối với sự phát triển giáo dục của riêng một địa phương cũng như của đất nước. + Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Quy chế trường THPT chuyên quy định nhà trường phải có một đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi về kiến thức chuyên môn cũng như năng lực, nghiệp vụ sư phạm, có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt để nghiên cứu, giao lưu, hợp tác với các trường trong nước và nước ngoài. Nhà trường cũng đòi hỏi học sinh được tuyển chọn kỹ cả về ý thức kỷ luật, đạo đức cũng như khả năng học tập. 2. Cơ sở thực tiễn : a. Thuận lợi : + Trong những năm gần đây,các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá giáo dục của tỉnh Lào Cai phát triển mạnh, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của trường chuyên. + Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường hiện nay đa số còn trẻ, còn khả năng tiếp thu, lĩnh hội cái mới, có ý thức và quyết tâm học hỏi, phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. + Học sinh nhà trường thông minh, có hứng thú học tập. Nhiều em có khả năng tự học, tự nghiên cứu tốt. + Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò tiếp cận thông tin mới và cũng là nhân tố tạo động lực cho việc thay đổi cách thức dạy và học. b. Khó khăn : + Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường tuy đã được đầu tư, chọn lọc nhưng đến nay vẫn tỏ ra bất cập trước yêu cầu của công việc. Nhiều thầy cô giáo thiếu hụt cả kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kiến thức văn hoá, xã hội nên không thể hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu kiến thức, kỹ năng giao tiếp với học sinh chưa tốt nên uy tín với học sinh hạn chế. Một số thầy cô giáo không có khả năng động viên, thuyết phục học sinh tích cực học tập cũng như rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên hiệu quả công việc thấp, không đáp ứng được các yêu cầu đề ra. + Nhiều học sinh quen với cách học thụ động, ngại suy nghĩ, không dám và không biết đặt câu hỏi với thầy cô giáo. Đa số học sinh chưa được hướng dẫn tự học nên còn học đối phó, ít tự đọc và nghiên cứu thêm tài liệu nên kiến thức và khả năng tư duy đều hạn chế. + Nhà trường lúc đầu cũng còn ít kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp quản lý nên hiệu quả công việc có lúc chưa được như mong muốn, mất nhiều thời gian, công sức để điều chỉnh. Việc chỉ đạo tổ chức dạy môn chuyên của trường còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ giữa dạy chính khóa, dạy phụ đạo và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dẫn đến hiệu quả không được như yêu cầu, không phân loại được chính xác đội ngũ. + Nguồn tuyển sinh của trường kể từ khi thành lập đến nay ít được cải thiện kể cả về số lượng cũng như chất lượng. Hàng năm có từ 240 đến 270 HS được tuyển trên tổng số 385-421 HS dự thi tuyển. Số HS dự thi như trên là rất thấp so với các địa phương khác ngay trong khu vực miền núi, trung du phía Bắc II. Mục đích của đề tài – Thời gian thực hiện A. Mục đích của đề tài : Tổng kết các kinh nghiệm, bài học rút ra được từ quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong trường THPT chuyên Lào Cai từ khi bắt đầu hoạt động tháng 8- 2003 đến nay. B. Thời gian thực hiện : 1. Thời gian triển khai : Từ năm học 2003-2004 đến nay ( 7 năm 6 tháng). 2. Thời gian tổng kết, viết sáng kiến kinh nghiệm : Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 4-2011. III. Kết quả khảo sát thực tế và xây dựng kế hoạch thực hiện 1. Thực tiễn hoạt động dạy HS năng khiếu trường THPT chuyên Lào Cai 1.1. Thực trạng về đội ngũ : + Số giáo viên có năng lực tốt tăng chậm về số lượng. Kiến thức chuyên môn và vốn sống thực tiễn của nhiều giáo viên hạn chế . Còn nhiều giáo viên lười đọc sách, nghiên cứu tài liệu nên năng lực ngày càng yếu. + Một số giáo viên quen với các phương pháp dạy học thụ động và ý thức đổi mới chưa cao + Kỹ năng giao tiếp, kiến thức và năng lực của nhiều giáo viên về phương pháp dạy học hạn chế . Ý thức trách nhiệm của một số giáo viên trong quản lý, giáo dục học sinh thấp, nhất là trong kiểm tra, thi cử và giáo dục học sinh vi phạm dẫn đến nến nếp ở một số lớp bị buông lỏng, số học sinh vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử có chiều hướng gia tăng. + Một số giáo viên rất ít khi hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng của môn học hay chỉ ra các kỹ năng học tập cần được rèn luyện cho học sinh để nâng cao hiệu quả của việc học bài trên lớp cũng như ở nhà. Việc truyền thụ kiến thức cũng chỉ là nói lại sách giáo khoa, không chỉ cho học sinh thấy được vị trí của bài học trong hệ thống kiến thức cũng như ý nghĩa của việc học bài đó thế nào. việc này làm cho học sinh không thấy hứng thú khi học.Việc liên hệ thực tế, mở rộng, khai thác sâu kiến thức của những giáo viên này rất yếu nên không thể giúp học sinh phát triển tư duy cũng như mở rộng hiểu biết, tăng cường kiến thức cho các em.. + Tồn tại tiếp theo và cũng rất phổ biến là nhiều thầy cô trong giờ học chỉ quan tâm đến truyền thụ kiến thức mà không quan tâm đến trò chuyện, trao đổi với học sinh để tìm hiểu, giáo dục học sinh, khơi dậy trong các em sự tò mò khám phá tự nhiên, xã hội, tình yêu đối với môn học … + Việc sử dụng công nghệ thông tin như phương tiện dạy học mới, dạy học thí nghiệm, thực hành và liên hệ nội dung kiến thức với thực tiễn đã bắt đầu được sử dụng ( ở trường chuyên, đây là yêu cầu bắt buộc thực hiện, có kiểm tra đánh giá), nhưng hiệu quả cũng chưa được như mong muốn, nhiều khi mới chỉ dừng lại ở mực độ hình thức, chưa thực sự đi vào bản chất như là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho bài học. + Nhiều giáo viên lên lớp dạy môn chuyên cũng không khác gì khi dạy ở các lớp không chuyên dù một tiết dạy chuyên được tính hệ số 3. Khả năng hướng dẫn, động viên học sinh biết cách tự học và hướng thú chủ động tự lực học tập của một số giáo viên còn rất yếu. + Việc đánh giá, xếp loại giáo viên có lúc còn dễ dãi, có dấu hiệu động viên quá mức, bỏ qua các tiêu chí quan trọng dẫn đến cào bằng, gây ra hiện tượng thiếu tích cực, mất động cơ làm việc ở cả giáo viên có năng lực và các giáo viên năng lực hạn chế. THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN XẾP LOẠI ĐỘI NGŨ Năm học 2004-2005 .... 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Số lượng Số GV giỏi giáo viên Trường Tỉnh 33 15 12 ... ... ... 50 21 14 54 25 14 57 25 -65 - K. quả xếp loại Giỏi Khá TB 17 11 5 ... ... ... 14 18 12 17 26 5 17 14 21 chuyên môn Yếu 0 XL 0 0 ... ... 4 3 1 5 0 5 1.2 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu 1.2.1 Chỉ đạo thực hiện chương trình a) Chương trình chính khoá môn chuyên : Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chương trình này được đánh giá là chưa sát với thực tế dạy học và thi cử, mang nặng tình hình thức. b) Chương trình dạy năng khiếu : Chương trình: Thực hiện theo các chuyên đề nhằm chuẩn bị cho kỳ thi HSG quốc gia, đặc biệt là các học sinh lớp 11 cũng cần được chuẩn bị để có thể tham gia thi HSG lớp 12. Do học sinh THCS của Lào Cai chưa được chuẩn bị cho học chương trình nâng cao ở bậc THPT nên việc giảng dạy ở đây đòi hỏi năng lực sư phạm và kinh nghiệm phong phú trong khi nhiều thầy cô giáo trường chuyên không đáp ứng được yêu cầu này. c) Phân công nhiệm vụ giảng dạy chính khoá : Chủ yếu dựa vào định mức lao động. Do còn nhiều giáo viên trình độ hạn chế nên hiện đang xảy ra tình trạng giáo viên có năng lực lại dạy ít tiết, ít học sinh, trong khi đó những giáo viên năng lực hạn chế lại phải dạy nhiều tiết, nhiều lớp(do các tiết dạy lớp không chuyên không được tính hệ số). 1.2.2 Tổ chức bồi dưỡng a) Thời lượng- Hình thức bồi dưỡng :Thời gian qua số buổi dạy ấn định 1 buổi/tuần, mỗi buổi 4 tiết. Hình thức chủ yếu là giáo viên dạy trên lớp, việc hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự học của học sinh hiệu quả thấp dù đã được nhắc nhở, đôn đốc nhiều. b) Đối tượng : Mỗi đội tuyển gồm 12-15 học sinh được tuyển chọn qua khảo sát từ lớp 10 c) Phân công dạy đội tuyển: Chủ yếu là các giáo viên có kinh nghiệm đạm nhiệm, chú trọng phân công một số giáo viên khác tham gia nhưng hiệu quả thấp do trình độ kiến thức, năng lực sư phạm nên làm ảnh hưởng không những đến năng lực học tập mà cả hứng thú, nhiệt tình học năng khiếu của học sinh. 1.2.3 Kiểm tra đánh giá a) Tuyển chọn đội tuyển : Những năm gần đây tiến hành khảo sát chọn đội tuyển sau học kỳ I và được đánh giá là quá muộn, ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi của những môn không có lớp chuyên như Địa lý, Lịch sử, Tin học.. b) Thi học sinh giỏi : Học sinh khối 11, 12 tham gia thi HSG ở cả ba cấp : Cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Học sinh khối 10 tham gia thi khảo sát trình độ vào cuối năm học. c) Kiểm tra, thi cử: Hiện nay, do áp lực về tiêu chuẩn học sinh được học ở trường chuyên của Bộ giáo dục đào tạo khá cao so với trình độ thực tế của Lào Cai ( Học lực và hạnh kiểm đề từ khá trở lên) nên việc kiểm tra đánh giá buộc phải hạ thấp yêu cầu. Thực tế có nhiều giáo viên thiếu trách nhiệm nên buông lỏng hoạt động này dẫn đến sự suy giảm về nền nếp, ý thức học tập của học sinh. 1.2.4 Giao lưu học tập kinh nghiệm a) Những hoạt động giao lưu đã được thực hiện: Hàng năm, nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn