Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRONG NHÀ TRƯỜNG
  2. I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế, là nền tảng và là nhân tố quyết định thắng lợi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục - Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Cũng trong nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với việc cải tiến các vấn đề về công tác giáo dục toàn diện học sinh cả về tri thức và đạo đức. Với các trường THCS bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà thì việc nâng cao chất lượng mũi nhọn là vấn đề rất quan trọng là cơ sở để bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước Từ nhiều năm học trước kết quả học sinh giỏi của các nhà trường là cơ sở để phòng GD & ĐT đánh giá thi đua các nhà trường. Bên cạnh đó địa phương cũng rất quan tâm tới chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Về phía quản lí trong nhà trường - Ban giám hiệu luôn xác định muốn duy trì sự phát triển của nhà trường con đường tốt nhất phải làm trước tiên là vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó chất lượng đầu giỏi của thầy và và đặc biệt chất lượng học sinh giỏi đóng vai trò then chốt để nhằm khẳng định năng lực lãnh đạo quản lí của mình, đặc biệt là nhìn nhận đánh giá của nhân dân địa phương. Với lòng nhiệt tình trong công tác với mong muốn thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn nhằn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường". I. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường từ đó đề xuất một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Đức Chính giúp công tác quản lí trường học hoạt đông đúng mục đích và có hiệu quả thúc đẩy phong trào dạy và học trong nhà trường. I.3. Thời gian và địa điểm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường THCS Đức Chính năm học 2008-2009.
  3. I.4. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lí giáo dục, ngành giáo dục mang tính chính trị cao luôn gắn liền với đường lối, chính sách của Đảng phục vụ cho mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đặt ra là: '"Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài". Muốn hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hoá cần phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực bởi chính họ là người quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với mỗi nhà trường chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định xu thế phát triển hay tụt hậu của nhà trưòng, khẳng định được chất lưọng dạy của thầy và chất lượng học của trò. Bên cạnh đó chất lượng học sinh giỏi sẽ khẳng định thương hiệu của nhà trường và uy tín đối với các cấp quản lí đặc biệt là đối với nhân dân địa phương, khẳng định uy tín lãnh đạo quản lí trong mỗi nhà trường. II. Nội dung II.1. Tổng quan Quá trình chỉ đạo gây dựng thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường nhằm duy trì tốt phong trào dạy tốt học tốt. Thúc đảy quá trình tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên tạo cơ hội để họ khẳng định vị thế của mình trong quá trình tác nghiệp. Khơi dạy ở giáo viên tinh thần yêu nghề, say mê chuyên môn , kích thích tinh thần học tập chuyên sâu của học sinh và sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương và nhân dân trong địa bàn xã. Việc làm tốt công tác mũi nhọn trong mỗi nhà trường tạo đà để duy trì và phát triển trường chuẩn quốc gia, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của địa bàn nói riêng và huyện nhà nói chung. II.2. Chương 2 Nội dung của vấn đề nghiên cứu II.2.1 Nghiên cứu lí luận chung của công tác chỉ đạo thúc đẩy phong trào bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn. Quản lí là quá trình điều khiển, điều hành một hay nhiều lĩnh vực nhất định nhằm hướng tới mục đích của người quản lí. Vậy quản lí xây dựng thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt chất lượng tốt thì vấn đề cần quan tâm là gì? Thứ nhất : Nhiệm vụ đặt ra là vấn đề quản lí con người ( thầy dạy và trò học) - Quản lí hồ sơ kế hoạch và chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi - Quản lí về thời gian bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡng - Quản lí về chế độ bồi dưỡng - kinh phí cho người dạy Thứ hai: Xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
  4. - Phân công ai dạy, ai học, học ở đâu, thời gian học, môn học? - Chỉ đạo việc soạn các chuyên đề bồi dưỡng theo môn ở từng khối lớp. - Xây dựng chương trình khảo sát kiểm tra đánh giá sự tiến triển của trò trong quá trình học tập. - Xây dựng nguồn kinh phí thưởng cho thầy và trò đạt kết quả. Thứ ba: Vấn đề thúc đẩy - Thúc đẩy việc tăng cường động viên nhắc nhở, quán triệt thầy trò tham gia học tập, giảng dạy chuyên tâm đúng kế hoạch. - Thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh bằng việc tăng cường trao đổi động viên thầy bồi dưỡng và trò học tập - Thúc đẩy việc bồi dưỡng đồng bộ ở tất cả các môn, chuyên tâm tới các bộ môn thế mạnh của nhà trường. - Thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành nề nếp và có hiệu quả. Muốn làm được những điều nói trên người quản lí phải nhạy bén, năng đông, làm việc khoa học biết phối hợp các lực lượng cùng tham gia tạo được sự đồng thuận trong nhà trường, tận tuỵ trong công việc biết khen chê kịp thời đúng người, đúng việc, thường xuyên quan tâm trao đổi với thầy, trò, nắm bắt những thuận lợi khó khăn trong quá trình ôn tập để đưa ra các biện pháp tác động, kích thích được tinh thần hăng say trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. II.2.2. Thực trạng về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trường THCS Đức Chính là một trường nhỏ, năm học 2008-2009 có 286 em học sinh bố trí thành 8 lớp. Số học sinh của nhà trường phần lớn là con em nông dân nên nhận thức của học sinh và phụ huynh còn hạn chế, phụ huynh chưa thật quân tâm tới việc học của con em nhất là việc ôn luyện học sinh giỏi. Vì vậy việc lựa chọn được một đội tuyển học sinh giỏi quả là khó khăn. Nếu để các thầy cô trực tiếp giảng dạy lựa chọn thì một học sinh sẽ đựơc nhiều thầy cô ở các bộ môn khác nhau lựa chọn dẫn tới việc học sinh hoang mang không biết sẽ dự thi môn học nào. Về phía đội ngũ: Nhà trường phần lớn là các đồng chí giáo viên có tuổi đời cao rất ngại tiếp cận với cái mới nhất là ngại tìm tòi tư liệu phục vụ cho công tác ôn luyện chuyên sâu. Một số giáo viên trẻ thì kinh nghiệm còn hạn chế, chưa thật vào cuộc một cách thực thụ Tuy nhiên trong những năm gần đây do có sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Đông Triều, Ban giám hiệu nhà trường đã đổi mới phương thức quản lí nhằm thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi và bước đầu đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Năm học 2007-2008: Có 16 em học sinh giỏi Huyện ( lớp 8 và lớp 9), 02 học sinh giỏi cấp Tỉnh Năm học 2008-2009: Có 07 em học sinh giỏi Huyện ( lớp 9), 02 học sinh giỏi cấp Tỉnh
  5. Điều đặc biệt là chất lượng giải đã được tăng lên, năm học 2008-2009 có 01giải nhì cấp Tỉnh bộ môn Hoá học II.2.3 Một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. a. Tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tăng cường công tác tham mưu cho các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương đề cao quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phối hợp với các bộ phận tổ chuyên môn thực hiện tốt việc tuyên truyền năng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng ý chí quýet tâm thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục cả về lượng và chất. b. Xây dựng cách thức quản lí chỉ đạo công tác bồi dưõng bằng kế hoạch - Trên cơ sở việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 của PGD & ĐT, kế hoạch năm học của nhà trường ngay từ đầu năm học BGH cần xây dựng kế hoạch quản lí dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. -Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết theo tháng, tuần. Từ đó các tổ chuyên môn căn cứ xây dựng kế hoạch. - BGH triển khai kể hoạch cụ thể theo tháng qua các hình thức như: Họp hội đồng, sinh hoạt tổ, giao ban đầu tuần để thực hiện theo kế hoạch. - Phân công chuyên môn hợp lí: Phù hợp với trình độ năng lực, khai thác tiềm năng sở trường cá nhân tạo điều kiện để nâng cao tay nghề đội ngũ và nâng cao hiệu quả công tác, phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. - Tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình ôn luyện: Theo dõi việc dạy bồi dưỡng của giáo viên theo chuyên đề từ dễ đến khó, huy động việc ôn luyện các dạng bài tập từ sách nâng cao, sách tham khảo. - Tạo mọi điều kiện để GV tham gia các lớp học tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu kiến thức ngày càng cao của thời đại. - Bố trí số lượng giờ dạy hợp lí cho các giáo viên tham ra bồi dưỡng đội tuyển. c. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV: Trao đổi kinh nghiệm theo tổ nhóm động viên giáo viên và tạo điều kiện cho GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Phòng giáo dục, Sở GD tổ chức. - Xây dựng đội ngũ cốt cán theo môn học: Mỗi tổ chọn một số giáo viên có năng lực đảm nhiệm cốt cán bộ môn làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi theo tổ, nhóm, trưòng tìm ra các biện pháp ôn luyện có hiệu quả. -Khuyến khích giáo viên phát hiện nhân tài bồi dưỡng học sinh giỏi d. Một số biện pháp trong tổ chức thực hiện. - Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, tâm huyết với nghề đảm nhận công tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi.
  6. * Các buớc tiến hành : - GV được phân công ôn luyện tiến hành khảo sát chất lượng lập danh học sinh giỏi ở từng bộ môn. - Ban giám hiệu căn cứ vào kết quả khảo sát và nguyện vọng của học sinh, phần luồng cho phù hợp (ưu tiên các môn thế mạnh của trưòng). - Xác định những môn lợi thế chú ý chủ động bố trí chọn học sinh giỏi bồi dưỡng trong dịp hè. - Mạnh dạn giao cho lớp giáo viên trẻ có trình độ để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. - Tổ chức cho GV ôn luyện 2 buổi / tuần * Các giai đoạn bồi dưỡng: - Tháng 9-10: Ôn luyện kiến thức đại trà theo chương trình chuẩn - Tháng 11: Luyện kiến thức nâng cao từ sách tham khảo - Tháng 12, tháng 1: Giải các đề thi của các năm học trước, ôn luyện kiến thức từ sách nâng cao . - Với những GV có tinh thần trách nhiện cao nhà ở gần trường có số lượng học sinh tham gia ít từ 2-3 em thì cho phép họ được tranh thủ thời gian bồi dưỡng ở nhà. - Hàng tuần Ban giám hiệu tranh thủ gặp gỡ trao đổi với giáo viên nắm bắt kịp thời về sự tiến bộ của học sinh để kịp thời có biện pháp tác động điều chỉnh * Tiến hành chọn học sinh giỏi : Thi chọn học sinh giỏi cấp trường vào tuần 4 tháng 12 từ đó lựa chọn đội tuyển chính thức tham dự kì thi học sinh giỏi cấp Huyện. e. Các giải pháp về khen thưởng nhằm thúc đẩy phong trào ôn luyện học sinh giỏi. - Ban giám hiệuchủ động xây dựng kế hoạch thưởng cho số lượng và chất lượng giải mà giáo viên và học sinh đạt được bao gồm ( cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp trường) - Ban giám hiệu phối kết hợp với công đoàn nhà trường làm tốt công tác thi đua khen thưỏng thực hiện tốt chính sách đãi ngộ cho nhà giáo có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, hội khuyến học ủng họ kinh phí khen thưởng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. -Tham mưu với UBND xã hộ trợ kinh phí thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi, huy động các nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã để thưởng cho thầy và trò dạy tốt học tốt. f. Một số biệp pháp thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ban giám hiệu cần có sự chỉ đạo sát sao, quan tâm thường xuyên đến công tác này , khơi dạy được tinh thần say mê chuyên môn của đội ngũ. - Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bài bản có kiến thức, có lòng nhiệt tình vào cuộc có ghanh đua trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nhân dân phụ huynh tin tưởng tạo điều kiện tốt cho con em được tham gia học tập nâng cao.
  7. * Với người quản lí đơn vị : - Phải có lòng nhiệt tình với công việc, phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, xác định các môn thế mạnh ưu tiên bồi dưỡng ngay trong dịp hè. - Các môn không phải là thế mạnh của nhà trường chủ động kết hợp với các trường trong cụm gửi các em tham gia học tập ôn luyện. - Khi chọn học sinh vào đội tuyển ôn luyện phải đảm bảo cả hai yếu tố : Yếu tố tâm lí thoải mái giữa thầy và trò, và yếu tố là học sinh phải yêu thích môn học mà mình tham gia ôn luyện để dự thi. - Người quản lí phải tăng cường động viên, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để kích lòng nhiệt tình, hăng say nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên. Chủ động gặp gỡ, trao đổi nắm bắt những tâm tư nguyện vọng những đề xuất, kiến nghị của giáo viên bồi dưỡng để tìm biện pháp đáp ứng đặc biệt là vấn đề tài liệu phục vụ cho quá trình ôn luyện. - Ban giám hiệu tăng cường công tác tham mưu với phòng giáo dục để năm bắt thêm những kinh nghiệm và giải pháp chỉ đạo thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt. -Tăng cường trao đổi kinh nghiệm với trường bạn để nắm bắt thêm những kinh nghiệm từ trường bạn. -Làm tốt công tác động viên, khen thưởng những giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân trong xã tạo điều kiện ủng hộ kinh phí bồi dưỡng đào tạo nhân tài. II.3. Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu II.3.1. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đọc các văn bản chỉ đạo quản lí về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của phòng GD & ĐT và Sở GD & ĐT 2. Phương pháp vấn đáp Trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn về cách thức quản lí chỉ đạo công tác bòi dưỡng học sinh giỏi. 3. Phương pháp thực nghiệm áp dụng thực nghiệm tại trường THCS Đức Chính II.3.2. Kết quả nghiên cứu Năm học 2008-2009 tôi đã đưa ra một số cách thức cụ thể trong quá trình chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi nhận thấy về cơ bản đã tạo được sự chuyển biến trong đội ngũ về công tác ôn luyện đội tuyển đặc biệt tạo được lòng tin sự hứng thú của học sinh khi các em được chọn lọc vào đội tuyển học sinh giỏi Chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đã bước đầu được nâng lên đặc biệt chất
  8. lượng giải năm học 2008-2009 đã có sự chuyển biến đáng kể Năm học 208-2009: + Có 08 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Huyện + Có 02 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Tỉnh ( Đặc biệt đã có 01 giải nhì bộ môn hoá học cấp tỉnh) Với những kết quả trên chắc chắn sẽ là cơ sở nền tảng để nhà trường phấn đấu vươn lên làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong những năm học tiếp theo. III. Phần kết luận - kiến nghị III.1. Kết luận Xu thế giáo dục hiện nay là: Các trường đang có những bước chuyển biến từ nhà trường truyền thống sang nhà trường hiện đại". Sứ mệnh giáo dục trong mỗi nhà trường góp phần vào sự phát triển giáo dục nước nhà nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Để đưa nhà trường tạo được thương hiệu riêng bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà thì chất lượng mũi nhọn là vấn đề then chốt góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của giáo dục địa phương nó vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy người quản lí nhà trường cần có lộ trình hợp lí bám sát thế mạnh của đơn vị, khắc phục những hạn chế yếu kém làm tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học, công tác chỉ đạo cần khoa học rõ ràng. Biết làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng phát triển nhân tài, nâng cao chất lượng mũi nhọn là yếu tố thúc đẩy có hiệu quả nền giáo dục, xây dựng thương hiệu trong mỗi nhà trường. III.2. Kiến nghị * Về phía phòng giáo dục: - Đề nghị trang bị cho các nhà trường tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi cá bộ môn văn hoá. - Mở các lớp tập huấn cho giáo viên cốt cán về kiến thức ôn luyện học sinh giỏi. - Khen thưởng xứng đáng cho cá tập thể và cá nhân có thành tích trong công các ôn luyện học sinh giỏi, cá em học sinh đạt giải. * Với nhà trường: - Tiếp tục huy động cá nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục để thúc đẩy duy trì phong trào dạy giỏi, học giỏi trong nhà trường. Người thực hiện Đặng Thị Thảo
  9. IV. Tài liệu tham khảo - Phụ lục IV.1. Tài liệu tham khảo - Một số công văn chỉ đạo của PGD & ĐT và Sở GD - Khai thác thông tin qua mạng Internet IV.2. Phụ lục I. Phần mở đầu Trang 1 I.1. Lý do chọn đề tài Trang 1 I.2. Mục đích nghiên cứu Trang 2 I.3. Thời gian và địa điểm Trang 2 I.4. Đóng góp về lý luận và thực tiễn Trang 2 II.1. Chương 1: Tổng quan Trang 2-3 II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên Trang 4-7 II.2.1.Nghiên cứu lí luận chung của công tác chỉ đạo thúc đẩy Trang 3-4 phong trào bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn II. 2.2. Thực trạng về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà Trang 4 trường II.2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phong trào bồi Trang 4-7 dưỡng học sinh giỏi II. 3. Phương pháp nghiên cứu Trang 8 II.3.1. Phương pháp nghiên cứu Trang 8 II.3.2. Kết quả nghiên cứu Trang 8 IV. Kết luận- Kiến nghị Trang 9
nguon tai.lieu . vn