Xem mẫu

  1. UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC NUÔI DẠY TRẺ CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON CÁT BI – QUẬN HẢI AN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Tác giả: NGÔ THỊ KHÁNH HOÀI Trình độ chuyên môn: Đại Học Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường mầm non Cát Bi. Ngày 18 tháng 2 năm 2013 1
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi - Quận Hải An - Thành phố Hải Phòng. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh học sinh trong trường mầm non. 3. Tác giả: Họ và tên: NGÔ THỊ KHÁNH HOÀI Ngày tháng năm sinh: 03 - 2 - 1959 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng Trường Mầm Non Cát Bi – Quận Hải An – Hải Phòng. Điện thoại: DĐ 0914 669825 4. Đồng tác giả: không có 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm Non Cát Bi Địa chỉ : Số 1 An Khê- Cát Bi – Hải An- Hải Phòng. Điện thoại: 0313977182 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: - Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực đối với trường mầm non. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. Nhà trường và gia đình cần chia sẻ trao đổi thông tin để có các biện pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả mong muốn. - Hạn chế: do trình độ và môi trường sống của mỗi gia đình khác nhau. Do vậy cần có các giải pháp kết hợp sao cho phù hợp. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Tính mới, tính sáng tạo: Bản sáng kiến có tính logic khoa học, có cơ sở thực tiễn đã và đang áp dụng thường xuyên tại nhà trường có kết quả tốt, được phụ huynh tham gia ủng hộ để xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến kinh nghiệm đã và đang áp dụng tại đơn vị trường Mầm Non Cát Bi - Quận Hải An - Hải Phòng. Được các lớp giáo viên, phụ huynh cùng kết hợp tham gia, thực hiện đạt chất lượng giáo dục cao trong nhà trường. - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Mang lại hiệu quả trong công tác CSGD trẻ mầm non, ít chi phí tốn kém, sát thực tế được đông đảo phụ huynh, giáo viên cùng tham dự đạt kết quả cao. 2
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. TÁC GIẢ Họ và tên: NGÔ THỊ KHÁNH HOÀI Ngày tháng năm sinh: 03 - 2 - 1959 Đơn vị: Trường mầm non Cát Bi Quận Hải An, Hải Phòng. Điện thoại cơ quan: 0313977182 Điện thoại cá nhân: 0914 669825 Email:mn-catbi@haian.edu.vn II .TÊN SẢN PHẨM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC NUÔI DẠY TRẺ CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON III. CAM KẾT Tôi xin cam kết nghiên cứu khoa học sư phạm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nghiên cứu khoa học này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Người cam kết NGÔ THỊ KHÁNH HOÀI 3
  4. Đề tài: Một số biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi - Quận Hải An - Thành phố Hải Phòng I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Điều 19 Luật giáo dục quy định mục tiêu ngành giáo dục Mầm Non “ Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Để đạt được mục tiêu này, thiết nghĩ mỗi gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự gắn bó phối hợp mật thiết với nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non. Như chúng ta đều biết mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, trong mỗi gia đình đều có cuộc sống, nền văn hóa nề nếp thói quen và các mặt sinh hoạt, cũng rất khác nhau nhất là về trình độ nhận thức. Cách nuôi dạy con cái của mỗi gia đình cũng muôn hình muôn vẻ. Vì vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm như thế nào? Thống nhất cách nuôi dạy trẻ để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đây chính là vấn đề mà tôi băn khoăn suy nghĩ đề ra một số các biện pháp để kết hợp với phụ huynh học sinh có những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong phạm vi có hạn, chuyên đề này cho phép tôi chỉ nêu một số biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ giữa nhà trường và gia đình. Trường Mầm Non Cát Bi là một trường thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Trường được xây dựng ở gần ngã sáu, sát chợ Cát Bi.Khu dân cư trú tại đây rất đông, trước kia là tập thể công nhân thảm len, công nhân xây dựng, công nhân dày dép đế vải….Nay các xí nghiệp này hầu hết đã bị phá sản, họ đi chợ buôn bán cá, rau, đạp xích lô…những thành phần buôn bán nhỏ lẻ này chiếm 70% - 80% ở khu dân cư. Số còn lại là dân cư khu tập thể bộ đội đóng trên địa bàn. Xuất phát từ đặc điểm tình hình của khu dân cư tại đây mà chúng tôi đã tìm hiểu được thực tế để đề ra một số biện pháp tuyên truyền sao cho phù hợp với tất cả trình độ nhận thức của các bậc phụ huynh và mọi người dân nơi đây, giúp họ cùng kết hợp vơi nhà trường chăm sóc nuôi dạy trẻ nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp và nhà trường Mầm Non. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hiện nay đồng thời tiếp cận xu thế phát triển giáo dục Mầm Non của thế giới. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự gắn kết giữa trường Mầm Non Với cha mẹ nhằm trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử 4
  5. và giáo dục trẻ cá biệt… tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, sự thống nhất cách chăm sóc trẻ, không làm đảo lộn cuộc sống của trẻ nhất là trẻ mới đến lớp. Tạo sự thống nhất và nội dung phương pháp, cách thức giáo dục trẻ tránh sự mâu thuẫn về phương pháp giáo dục trẻ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, góp phần nâng cao hiệu qủa giáo dục trẻ mầm non. Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ các cháu tại trường Mầm Non sẽ tạo được nguồn lực vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy mỗi nhà trường cần tranh thủ sự đóng góp, hỗ trợ của phụ huynh thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn chuyên môn cho các bậc cha mẹ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: Trường được thành lập từ năm 1978, khi mới thành lập trường chỉ có 5 nhóm lớp với số lượng là 60 trẻ. Đến năm 1981 trường được liên hợp thành trường Mầm Non Cát Bi và thu hút được 100 trẻ đến trường học. Đến nay trường chúng tôi đã xây dựng trở thành trường chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Năm 2012 trường có 9 phòng học chuẩn và huy động được 340 trẻ đến trường học tập. Cùng với sự lớn mạnh về trường lớp, trường chúng tôi đã cải tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ dạy và học tương đối đồng bộ hiện đại. Hàng năm chúng tôi đã huy động sự hỗ trợ của phụ huynh mua săm bổ xung trang thiết bị riêng của từng lớp, tới nay mỗi lớp có một bộ vi tính loa đài, đàn organ…ngoài ra, còn có biếu bảng tuyên truyền các nội dung về công tác giáo dục hàng ngày- hàng tuần, những thông điệp nóng thường xuyên cập nhật để phối kết hợp với phụ huynh nuôi dạy trẻ. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền để nâng cao chất lượng giáo dục, những năm qua chúng tôi đã được Quận, Thành Phố đánh giá và công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp Quận và Thành Phố. Năm 2012 nhà trường đã vinh dự được cấp bằng trường chuẩn Quốc Gia mức độ 2 của Quận và Thành Phố. 2. Khó khăn: Do mặt bằng dân trí không đồng đều, dẫn đến sự nhận thức về công tác nuôi dạy trẻ cũng rất khác nhau và hạn chế. Giáo viên chưa biết tận dụng các cơ hội để tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc trẻ. Hình thức tuyên truyền còn đơn giản chưa biết lựa chọn nội dung. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tôi thấy cần phải đề ra những biện pháp tuyên truyền có kết quả. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: Trường Mầm Non Cát Bi đã áp dụng hình thức nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng. Song trong phạm vi chuyên đề này cho phép tôi được trình bày một vài biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ. 1. Biện pháp tuyên truyền trên loa đài và pano áp phích: 5
  6. Nhà trường đã đầu tư loa đài và các biểu bảng theo yêu cầu của mỗi thời điểm để có nội dung tuyên truyền và hình thức tuyên truyền như: “ Ngày hội đến trường của bé” là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, ngay từ tháng 8 chúg tôi đã chuẩn bị cho công tác này để tạo sự sôi nổi, chu đáo tạo không khí trong trường và trong các khu dân cư như: Căng biểu bảng, gắn pano áp phích trong các khu dân cư, tạo cảnh quan trường lớp sạch đẹp, trang trí xung quanh trường lớp tạo không khí lễ hội, tập văn nghệ cho cô và chấu dăn jdò trẻ và phụ huynh chuẩn bị mũ giầy dép, cờ nơ để biểu diễn diễu hành cho ngày hội đầu năm học mới. Các biểu bảng được ghi chép bằng những hình ảnh đẹp về cô chăm sóc, dạy dỗ trẻ hàng ngày…đay là thời điểm đầu năm học do vậy giáo viên tại các lớp chủ yếu đưa trẻ vào nề nếp học, chơi, ăn ngủ theo chế độ, do vậy giáo viên tại các lớp cần tuyên truyền chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp của mình độ tuổi của mình phụ trách và đặc điểm của trẻ ở lớp, của từng cháu với phụ huynh để có biện pháp kết hợp chăm sóc trẻ ngay ban đầu. Đây là quy định của nhà trường đối với mỗi giáo viên ở lớp cần phải làm tốt. Panô áp phích và các biểu bảng của nhà trường và các lớp theo quy định được treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất như phòng đón trẻ, cửa trường, phòng hành chính nơi đón tiếp phụ huynh, hành lang…Nội dung các biểu bảng được thông báo ngắn gọn, dễ đọc, hình thức đẹp, hấp dẫn giữa các lớp xây dựng góc tuyên truyền đẹp, đủ nội dung tuyên truyền cho cha mẹ các cháu. Ví dụ: Có nội dung về rèn nề nếp cho trẻ theo tuần, tháng. Có mục phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ theo độ tuổi và cách phòng bệnh theo mùa. Bảng theo dõi sức khoẻ từng cháu ở lớp, cháu hay mắc bệnh, cách phòng bệnh ngắn gọn để gia đình kết hợp chăm sóc trẻ. Tức là yêu cầu các lớp cần phổ biến tuyên truyền cho phụ huynh của mình sao cho hấp dẫn thu hút phụ huynh. Góc tuyên truyền của các lớp được chấm điểm đánh giá xếp loại hàng tháng. Đối với nhà trường là những biểu bảng lớn, tổng hợp các nội dung lớn cần tuyên truyền trong các thời điểm khác nhau. Ví dụ: Để tuyên truyền về chế độ nuôi dưỡng trẻ, nhà trường thường xuyên thông báo thực đơn từng bữa ăn trong ngày, phối kết hợp với các bữa ăn trong ngày để phối kết hợp cùng nhà trường cho trẻ ăn ngon, đủ lượng theo quy định và không trùng thực đơn…Tuỳ từng chương mục tuyên truyền khác nhau để nhà trường và giáo viên áp dụng lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp. Ví dụ: Bài “ Dinh dưỡng cần cho trẻ thế nào là hợp lý?” Chúng tôi đã bằng hình thức kết hợp phụ huynh nói rõ chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi, sự phát triển của trẻ, sự cần thiết các lượng dinh dưỡng hàng ngày, protit- lipit – gluxit - rau và muối khoáng, cần phối hợp để có lượng đủ, chất đủ và cách chế biến để có bữa ăn ngon hợp khẩu vị cho trẻ, đồng thời phổ biến những thực đơn dễ chế biến để phụ huynh tham khảo làm cho gia đình và các con em họ đặc biệt đối với những lớp có cháu còn ở kênh nguy cơ trên, nguy cơ dưới để kết hợp chăm sóc. Để làm được, ngay từ đầu trẻ vào lớp chúng tôi triệu tập cuộc họp để có biện pháp chăm sóc riêng. Giáo viên kiểm tra cân đo phát hiện trẻ lên danh sách báo cáo với Ban giám Hiệu nhà trường, chúng tôi tổ chức mời phụ huynh có con ở kênh nguy cơ về dinh dưỡng họp riêng, nêu rõ tầm quan trọng của việc phát triển cơ thể trẻ ở độ tuổi Mầm Non, nêu đặc điểm riêng của nhóm lớp, gia đình cho biết đặc điểm của từng trẻ ở nhà. Nhà trường nêu rõ biện pháp cần kết hợp nuôi dưỡng để trẻ tăng cân và sức khoẻ. Trường có biện pháp để kết hợp với hãng sữa để tài trợ cho những cháu ở kênh 6
  7. suy dinh dưỡng ăn tăng sữa sau bữa ăn 5 đến 10 phút. Gia đình đóng 50% số tiền cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi. Hướng dẫn phụ huynh cách nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại gia đình bữa tối và sáng. Trường chúng tôi còn tổ chức bữa ăn sáng theo nhu cầu phụ huynh, việc tổ chức này phụ huynh sẽ rất thuận tiện trẻ cũng đảm bảo hơn khi cha mẹ đi làm vội thường cho con ăn xôi hoặc bánh mì trẻ khó ăn. Đồng thời chúng tôi còn thường xuyên kết hợp với y tế phường, y tế quận tổ chức kiểm tra khám sức khoẻ thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh các đợt theo mùa. Sức khoẻ định kỳ chúng tôi thông báo rõ danh sách trên bảng những cháu mắc bệnh để phụ huynh kịp thời chữa trị, những đợt tiêm phòng, uống thuốc, dịch bệnh thường được tuyên truyền trên loa đài để phụ huynh nắm được thực hiện. 2. Biện pháp tổ chức cho phụ huynh thăm quan các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường tham gia hội thảo các chuyên đề chuyên mục về các chế độ chăm sóc nuôi dạy trẻ. Hội thảo chuyên đề “Cha mẹ giúp bé chơi” chúng tôi tổ chức cho phụ huynh tham dự buổi chơi ở các độ tuổi của trẻ trong nhà trường. Qua dự hoạt động vui chơi mà phụ huynh hiểu được việc giáo dục trẻ qua hoạt động của nhà trường họ biết được phương pháp dạy trẻ ở từng độ tuổi, sự uốn nắn trẻ như thế nào cho hợp với đặc điểm cá tính của từng trẻ đó kết hợp cùng cô giáo. Giáo viên tại lớp giáo dục con mình. Giáo viên cũng có điều kiện trình bày hướng dẫn hỗ trợ mua sắm đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu của nhóm lớp phụ trách. Nhờ có biện pháp này mà đồ chơi chúng tôi trước kia còn nghèo nàn chưa phong phú nay chúng tôi đã có đầy đủ khang trang và được sở giáo dục, phòng giáo dục kiểm tra đánh giá là đầu tư mua sắm theo hướng chuẩn và hiện đại. Tổ chức cho phụ huynh tham gia chuyên đề “Muốn bé ngoan chúng ta cần làm gì” qua chuyên mục của chúng tôi hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục trẻ ngoan? Có biện pháp với trẻ có biểu hiện cá biệt? Phổ biến cho họ thông qua các tình huống trong giáo dục Mầm Non. Mở hội thảo các chuyên đề trong năm như hội thảo “tạo hình, chữ cái” chúng tôi đều mời phụ huynh tham dự, họ biết con em họ được học tập thế nào và cùng giáo viên kết hợp dạy trẻ tại gia đình phù hợp đúng cách. Chúng tôi còn chọn đọc bài cho phụ huynh nghe thông qua loa đài truyền thanh, qua băng cát xét những bài như “Mẹ kể con nghe”, “Dạy con từ thủa còn thơ” những bài này thường đọc có nội dung hướng dẫn mọi người cách dạy dỗ trẻ như thế nào cho tốt. Để có chất lượng cho các buổi truyền trên loa truyền thanh, chúng tôi thành lập ban tuyên truyền như tuyển chọn 2 đến 3 giáo viên có giọng đọc hấp dẫn. Ban Giám Hiệu lựa chọn bài đọc, xác định mục đích, thời gian đọc từng chuyên mục và xây dựng kế hoạch rõ ràng cụ thể theo lịch tuần, tháng chủ đề phân giáo viên đọc trên loa đài. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Việc đẩy mạnh chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường sẽ tạo được niềm tin với cha mẹ các cháu và đây là biện pháp đạt hiệu quả thiết thực nhất. Để chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu, chúng tôi yêu cầu mọi 7
  8. cán bộ giáo viên cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm với các công việc được giao, yêu thương chăm sóc trẻ như con mình, gần gũi trẻ sao cho trẻ yêu thích cô, yêu thích lớp và thích đi học đều đặn. Để làm tốt chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn thi đua hàng tháng phù hợp với kế hoạch của mỗi tháng đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng. - Kiểm tra đánh giá chất lượng của việc chăm sóc thường xuyên theo kế hoạch định kỳ, hay đột xuất để đánh giá từng giáo viên. - Luôn cập nhật những thông tin và những ý kiến đóng góp của phụ huynh và của trẻ ở lớp về công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên - Lấy phiếu thăm dò tín nhiệm cô giáo của phụ huynh học sinh. - Thường xuyên cân đo sức khoẻ trẻ kiểm tra công tác nuôi của giáo viên. - Dự giờ xếp loại các khâu nuôi dạy và dây chuyền của giáo viên, quy trách nhiệm của từng giáo viên. - Luôn đánh giá công tác thi đua theo tiêu chí hàng tháng để xếp loại làm đòn bẩy cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên. 4. Biện pháp tổ chức các ngày lễ ngày hội Việc tổ chức tốt ngày hội ngày lễ là một trong những hình thức tuyên truyền đến các lực lượng xã hội một cách tốt nhất ủng hộ nhà trường. Đây là hình thức báo cáo kết quả giáo dục của nhà trường với cha mẹ các cháu và nhân dân địa phương, làm cho mọi người thấy việc đưa trẻ đến trường học mầm non và cho trẻ đi học đều là rất cần thiết. Những ngày hội, ngày lễ mà nhà trường tổ chức chúng tôi mời các ban ngành, địa phương tham dự như UBND phường, Đảng uỷ phường, hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, đoàn thanh niên… Với các hình thức tổ chức phong phú đa dạng có nội dung gần gũi. Giúp trẻ thể hiện niềm vui thái độ của mình về các ngày lễ hội khác nhau, các cháu được thể hiện tài năng hết mình, tạo không khí vui tươi phấn khởi, chờ đợi. Sự lôi kéo phụ huynh quan tâm đén con mình như chuẩn bị cờ nơ, áo quần, tất giày… Nội dung và hình thức lễ hội nhiều hình vẽ đáng nhớ như múa hát kịch, hò vè, các câu hỏi trả lời tình huống ứng xử về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non sẽ tác động mạnh đến các lực lượng các tầng lớp tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh được tham dự các ngày hội, ngày lễ như “Gia đình công dân tí hon”, “Gia đình hạnh phúc” họ rất nhiệt tình phấn khởi tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thật là quan trọng tạo nền móng vững chắc cho trẻ vào học lớp 1 ở trường phổ thông được tốt. V. KẾT QUẢ Nhờ thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh ở trường mà chất lượng cuộc sống của trẻ được nâng cao. Trước kia phụ huynh còn có hiện tượng đưa con trẻ đến lớp để ở cổng trường trẻ tự vào lớp học, nay phụ huynh đã đưa con tới lớp theo đúng theo đúng yêu cầu của giáo viên nhà trường và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình con học ở trường và sinh hoạt ở nhà thế nào? Phụ huynh chấp hành tốt các nội quy của nhà trường đề ra. Tham gia nhiệt tình vào hội thi mà nhà trường tổ chức. Họ tham gia tích cực trong các buổi họp phụ 8
  9. huynh, các buổi tọa đàm đóng góp ý kiến hay trong công tác phối kết hợp nhà trường và gia đình để chăm sóc trẻ tốt hơn, có trách nhiệm hơn so với các năm học trước. Cha mẹ các cháu còn tham gia nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ từ 12.000đ ngày nay đóng nâng lên 15.000đ/ 1ngày . Những cháu ở kênh nguy cơ dưới được cha mẹ phối hợp với nhà trường cho ăn sữa chua, hoa quả tươi thường xuyên đến khi trẻ đạt chuẩn về chiều cao cân nặng. Vì vậy mà trước kia kênh A chỉ đạt 80% nay chúng tôi đạt từ 92% đến 95% các cháu kênh A. Trẻ khỏe mạnh thông minh nhanh nhẹn, hồn nhiên khỏe đẹp. - 100% phụ huynh tham gia đóng góp cho con em học tại lớp cùng giáo viên tại lớp tạo cảnh quan đẹp, xây dựng góc thiên nhiên ủng hộ cây cảnh cho lớp,trường tạo cảnh quan trong và ngoài nhà trường được đánh giá xếp loại tốt “xanh, sạch đẹp” cấp thành phố và cấp quận. - 9 lớp học được phụ huynh đóng góp nát nền gỗ mua thảm trải nền trong lớp học và ngoài hành lang. Các lớp đều có bình nóng lạnh, nước rửa hợp vệ sinh, an toàn đảm bảo cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Có hệ thống bếp Gas hiện đại chế biến một chiều theo dây chuyền khép kín. Các phương tiện cho việc chăm sóc giáo dục đảm bảo đạt yêu cầu cao theo chuẩn nhờ có giải pháp tốt cho công tác tuyên truyền. Tỷ lệ phát triển trẻ trên địa bàn thường vượt kế hoạch cấp trên đề ra từ 15 – 25%. Tỷ lệ chuyên cần đạt từ 95- 98%, số trẻ ra lớp đạt 95% tổng số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Số trẻ ra trường học đông hơn những năm trước đây. Trước trường chỉ đạt tiên tiến cấp Quận thì đến nay trường luôn được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, đặc biệt là năm 2012 trường được Thành phố cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Kết quả thật đáng khích lệ, song chúng tôi sẽ tiếp tục có các biện pháp tốt hơn trong những năm năm học tới để đạt kết quả tốt cao hơn. VI. KẾT LUẬN Giáo dục Mầm Non là ngành học mang tính phong trào và tính xá hội hóa cao,do vậy mỗi trường cần coi trọng vấn đề phối kết hợp công tác giáo dục để có sức mạnh tổng hợp toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Mầm Non. Muốn phối kết hợp tốt người cán bộ quản lý, phải tâm huyết nhiệt tình lăn lộn với cơ sở. Phải đi sâu nghiên cứu về các mặt phải có kế hoạch cụ thể cho thể mỗi việc làm trong nhà trường, cần tham mưu có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm tốt tạo điều kiện cho trẻ được sinh hoạt học tập và vui chơi tốt, cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phong cách giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp gần gũi lịch sự cần tổ chức cho chị em đi học tập thăm quan thực tế các trường bạn để học tập rút ra kinh nghiệm nâng cao kiến thức. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã làm và thu được một số kết quả. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc trẻ cho các bậc phụ huynh, để công tác chăm sóc giáo dục trẻ của chúng ta là công tác của toàn xã hội và được xã hội quan tâm chăm sóc đạt kết quả tốt hơn. 9
  10. Cát Bi, ngày 15 tháng 2 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA HĐTĐ NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT NGÔ THỊ KHÁNH HOÀI 10
  11. PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II GIỚI THIỆU 1 III THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2 1 Thuận lợi 2 2 Khó khăn 2 IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP 3 1 Biện pháp tuyên truyền trên loa đài và pano, áp phích 3 Biện pháp tổ chức cho phụ huynh thăm quan các hoạt động 2 chăm sóc giáo dục của nhà trường tham gia hội thảo các chuyên 4 đề chuyên mục về các chế độ chăm sóc nuôi dạy trẻ. 3 Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: 4 V KẾT QUẢ 5 VI KẾT LUẬN 6 11
nguon tai.lieu . vn