Xem mẫu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT Nguyễn Thị Phương - Phó HT trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài . Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học-kỹ thuật và đem lại cho sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể thích ứng và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh và nhất là giáo dục nhận thức, giáo dục đạo đức học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi cấp học, mỗi đơn vị trường học bởi giáo dục trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong các trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, công tác chủ nhiệm lớp đã được coi trọng, chất lượng dội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tuy đã được nâng lên qua các năm song chưa vững chắc,vẫn còn biểu hiện cục bộ ở một bộ phận học sinh yếu về nhận thức, mơ hồ về lý tưởng và vi phạm đạo đức học sinh; cùng với đó là tính phức tạp của cơ chế kinh tế mở và các tác động của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống và nhất là với quá trình giáo dục ở các nhà trường, Chính điều đó đòi hỏi các nhà - 1 - quản lí trường học phải tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm phát huy cao nhất vai trò công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai”. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường THPT chuyên nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung . 2.T×nh h×nh nghiªn cøu. 2.1- Cơ sở lí luận. -Quản lý trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng cần phải dựa trên cơ sở lý luận. Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực người. - Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường , trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đất nước phải có những người thầy giỏi về chuyên môn, tầm hiểu biết sâu rộng, có lương tâm, trách nhiệm và đầy tình yêu thương trẻ mới có thể có những học trò ngoan- giỏi . - Đội ngũ giáo viên là tập thể lao động sư phạm. Các nhà quản lý có trách nhiệm phát huy tiềm năng của từng giáo viên, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho tập thể sư phạm nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu và nhiệm vụ nhà trường. 2.2- Cơ sở thực tiễn Trong các nhà trường những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp đã được coi trọng song vẫn có trình trạng trong nhận thức ở một số nhà quản lý coi công tác - 2 - chủ nhiệm lớp thuần tuý là công tác kiêm nhiệm ai làm cũng được hoặc cực đoan theo hướng giáo viên phải dạy giỏi mới chủ nhiệm giỏi. Thực trạng đội ngũ giáo viên nói chung và một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng còn hạn chế về năng lực quản lý học sinh, nghiệp vụ, kinh nghiệm , vốn hiểu biết và kỹ năng sống để có thể tự tin trong tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh nhất là trong bối cảnh và yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mới với nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức. Trường THPT chuyên Lào Cai là được thành lập từ năm 2003, là một trường thuộc tỉnh đởng ở trung tâm Thành phố với đối tượng tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục toàn diên mà trên hết là giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh, nhà trường đã xác định việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trường học và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu; với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, tâm huyết với nghề nên công tác giáo viên chủ nhiệm của trường đã thu được thành tích nhất định, song hàng năm vẫn còn có giáo viên hạn chế về năng lực, phương pháp quản lý-giáo dục học sinh , còn có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu , trung bình và đó là vấn để đòi hỏi Hiệu trưởng phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo duy trì và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1- Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai. 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT. Khảo sát thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên Lào Cai Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT . - 3 - 4. Đối tượng và phạm vi Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở tr−êng THPT chuyªn Lµo Cai nãi riªng vµ c¸c tr−êng THPT trªn ®Þa bµn tØnh Lµo Cai nãi chung tõ ®ã gãp phÇn n©ng cao chÊt l−îng toµn diÖn ®éi ngò nhµ gi¸o và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. - 4 - PHẦN II: NỘI DUNG I- Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của đơn vị 1. Thực trạng về qui mô số lượng lớp học và đội ngũ GVCN Bảng 1: Thực trạng về qui mô lớp, cơ cấu học sinh trường THPT chuyên Lào Cai các năm Năm học Tổng số TS lớp Nữ Dân tộc Con TB-LSỹ 2008-2009 2009-2010 2010-2011 học sinh 716 21 714 21 737 22 SL % SL % SL % 462 64,5 51 7,1 4 0,5 458 64,1 51 7,1 3 0,4 481 65,3 55 7,5 3 0,4 Trường được thành lập từ năm 2003 với qui mô ban đầu 392 học sinh biên chế 11 lớp, các năm tiếp theo qui mô trường lớp tăng nhanh cả về số lượng học sinh, số lớp chuyên và tổng số lớp. Từ năm học 2006-2007 đến nay qui mô học sinh tương đối ổn định với trên 700 học sinh biên chế ở 21 lớp trong đó có 18 lớp chuyên và 3 lớp không chuyên; riêng năm học 2010-2011 tuyển sinh mới 01 lớp chuyên Trung đưa tổng số học sinh toàn trường lên 737 và biên chế 22 lớp học. Với đối tượng tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó số học sinh từ các huyện học tại trường chuyên chiếm khoảng 30% , số học sinh dân tộc chiếm trung bình trên 7% , tỷ lệ học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao thường trên 64%; với đặc điểm qui mô và đối tượng học sinh như trên đòi hỏi nhà trường phải có biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Bảng 2: Thực trạng về qui mô, độ tuổi đội ngũ GVCN trường THPT chuyên Lào Cai các năm Năm học Số lương GVCN Cơ cấu GVCN phân theo độ tuổi (%) Nam Nữ Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi Từ tuổi 41-50 Từ 51-55 tuổi 2008-2009 4 17 30,1 2009-2010 4 17 47,6 2010-2011 2 20 63,6 42,3 28,6 0 28,5 23,8 0 22,8 13,6 0 Số lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường: Từ 25 cán bộ, giáo viên năm học đầu tiên, đến nay đã tăng lên 69. Trường có đội ngũ giáo viên khá trẻ với tuổi đời - 5 - ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn