Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG
  2. PHẦN THỨ I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã tiến những bước tiến dài trên con đường phát triển. Song hành cùng bước tiến của cả dân tộc. Ngành Giáo dục đã đạt được những thành tựu hết sức lớn lao . Quy mô và mạng lưới của các cơ sở giáo dục được phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu học tập của toàn xã hội. Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến ở tất cả các cấp học. Nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã có những bước tiến dài góp phần giảm tỉ lệ mù chữ trong độ tuổi của cả nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. Đặc biệt, những cuộc vận động như “ Hai không ”,và 4 nội dung “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo ”và nội dung“ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ”, cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực sự thổi một luồng gió mới vào sự nghiệp trồng người , tạo đà cho sự thay đổi về chất của toàn bộ hệ thống giáo dục . Như chúng ta biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chăm lo sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: Giáo dục và đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống về quản lý giáo dục. Trong hệ thống giáo dục phổ thông , giáo dục tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng vì : “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triên đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản làm nền tảng của những bậc học sau này; nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nền móng vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ ”. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo , quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học. Trong những năm qua , Giáo dục tiểu học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rất đáng tự hào trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Song bên cạnh đó chất lượng đào tạo vẫn còn thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối vì: Đội ngũ giáo viên chưa đều, đa số tuổi đời cao cho nên sự nhiệt tình năng nỗ còn hạn chế dẫn đến việc giảng dạy không theo kịp với phương pháp đổi mới làm hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, các em tiếp thu chậm dẫn đến chất lượng giảng dạy thấp. Đặc biệt
  3. vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà các cấp, các ngành đều bức xúc và trăn trở đó là chất lượng giáo dục đúng thực chất . Xuất phát từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lí trường học, bản thân tôi muốn phát huy hơn nữa về vai trò, nhiệm vụ của mình là đồn bẫy thúc đẩy đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học. Đồng thời phải có trách nhiệm hạn chế những tồn tại, làm cho thực trạng dạy học từng bước nâng cao. Do đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Bình Dương " nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở bậc tiểu học của chúng ta hiện nay . II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1/ Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những biện pháp giúp cho công tác quản lý dạy và học của nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao hơn. - Đưa ra một số biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học hiện nay. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tìm hiểu một số văn bản để làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học và các lý luận liên quan đến đề tài . - Khảo sát thực trạng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hiện nay ở trường tiểu học Bình Dương. - Vận dụng những kiến thức đã học về quản lý trường học của hiệu trưởng để đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng để nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở trường tiểu học Bình Dương. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy và học ở trường tiểu học Bình Dương. - Thời gian hai năm : 2008-2009; 2009-2010 -Tìm hiểu một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất của trường trong năm học 2009- 2010.để đối chiếu với năm học trước. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
  4. Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý nâng cao chất lượng dạy học. 4.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tìm hiểu ghi nhận những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. Cụ thể là trao đổi bàn bạc với tổ khối chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy ở mức độ đạt yêu cầu. Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu chất lượng học sinh học tập trong lớp: Đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, yếu, cá biệt, để nắm bắt cụ thể, từ đó tạo động cơ giáo dục thái độ học tập cho các em. Điều tra kết quả giảng dạy của giáo viên tại đơn vị trong 2 năm học liền nhau: Năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010; kết quả kiểm tra hồ sơ giáo án, giờ lên lớp của giáo viên; khảo sát chất lượng từng giai đoạn, học kỳ của học sinh trong năm học. 4.3 Phương pháp quan sát: Tập trung quan sát hoạt động dạy của giáo viên bằng cách trực tiếp dự giờ, thăm lớp để nắm bắt được chất lượng giảng dạy của giáo viên, song song quan sát hoạt động học của học sinh thông qua kết quả kiểm tra bài tập của học sinh qua từng giai đoạn, từng thời điểm với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động chỉ đạo, quản lý của phó Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học qua sự kiểm nghiệm và tổng kết có chọn lọc. 4.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của giáo viên, sách vở của học sinh, bài kiểm tra theo định kỳ của học sinh để ghi nhận nội dung và phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của chất lượng dạy và học. 4.5 Phương pháp tổng hợp: - Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên. -Thống kê kết quả xếp loại khảo sát giáo viên - Thống kê chất lượng các kỳ kiểm tra của học sinh. -Phân tích so sánh đối chiếu chất lượng giáo dục của trường trong 2 năm 2008-2009; 2009-2010. 4.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng : - Xem vở học, vở tập, bài kiểm tra của học sinh - Kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên qua hình thức đột xuất, định kỳ.
  5. PHẦN THỨ II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1/ Nhà trường : Là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình giáo dục và đào tạo, là nơi triển khai mô hình giáo dục nhất định, trong đó có sự tương tác qua lại giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Trường học là nơi tiến hành công tác giảng dạy đào tạo toàn diện hay về một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho những tập thể học sinh. 2/P. Hiệu trưởng: Là người giúp thủ trưởng, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, là người có trách nhiệm về chuyên môn trong nhà trường. Là người chịu trách nhiệm với cấp trên về các mặt hoạt động chuyên môn trong nhà trường mà mình quản lý. 3/ Chất lượng dạy học: Chất lượng dạy học ở bậc tiểu học được phản ánh qua kết quả đánh giá của học sinh về hai mặt học lực - hạnh kiểm theo những tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục quy định. 4/ Hoạt động dạy học : 4.1 -Hoạt động :Là tiến hành những việc làm có liên quan hệ với nhau chặt chẽ, nhằm một mục đích nhất định. Bản chất của nền tảng của hoạt động là tính có chủ thể và tính có đối tượng. Nếu không có chủ thể và không có đối tượng thì không thể hình thành nên hoạt động. Do vậy bất cứ hoạt động nào cũng phải có sự hiện diện của hai đối tượng chủ thể và khách thể, chủ thể và khách thể là hai đặc trưng bản chất của nền tảng hoạt động. 4.2-Hoạt động dạy học : - Học là hoạt động có đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng chiếm lĩnh. - Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học , bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách cho học sinh. - Dạy và học có mục đích khác nhau: Nếu học nhằm vào chiếm lĩnh khoa học thì dạy nhằm vào mục đích điều khiển sự học tập. Tuy nhiên dạy và học xen kẽ nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, tương tác lẫn nhau. Sự thống nhất giữa dạy và học biểu hiện ở sự tương
  6. tác qua lại giữa chủ thể và đối tượng. Đó chính là hoạt động giữa dạy và học. - Dạy học còn có ý nghĩa đặc biệt trong công tác giáo dục, là một trong những con đường chủ yếu hình thành ở học sinh những định hướng giá trị, những phẩm chất đạo đức của con người thể hiện trong mối quan hệ: Với con người; xã hội và tự nhiên. 5. Quản lý hoạt động dạy học : 5.1 Khái niệm: Quản lý hoạt động dạy học là quản lý dạy của thầy và hoạt động học của trò với những điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị dạy học nhất định. - Quản lý hoạt động dạy học cũng chính là quản lý quá trình dạy học. Mục đích và nhiệm vụ dạy học được thể hiện đồng thời thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thầy và học của trò. Quản lý quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau và tương tác với đời sống xã hội và môi trường giáo dục theo những quy luật và nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ dạy học tối ưu; quá trình dạy học đạt được chất lượng và hiệu quả so với mục tiêu chung của giáo dục. * Quá trình dạy học được coi là hoạt động trọng tâm trong nhà trường. Dạy học có nâng cao chất lượng hay không nó được thể hiện rõ nét trong quá trình dạy và học của thầy và trò. Để đáp ứng yêu cầu phát triển theo xu thế của xã hội hiện nay, người thầy giáo phải xác định được vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới; từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học diễn ra liên tục trong suốt năm học nhằm góp phần đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. II/ VAI TRÒ, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Vai trò: Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “ Đổi mới toàn diện nền giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Xây dựng mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội học tập vơí hệ thống học tập suốt đời ”. - Quản lý hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong quản lý trường học. Vì dạy học thực hiện theo chương trình, kế hoạch, đã được xác định và diễn ra trong suốt năm học. Dạy học đặt ra nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Vì vậy quản
  7. lý hoạt động dạy học đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết để nâng cao chất lượng dạy học đúng thực chất. 2/ Vị trí: Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý quá trình giáo dục trong nhà trường. Quá trình giáo dục tiểu học bao gồm: -Quá trình dạy học trên lớp: theo chương trình, kế hoạch dạy học -Quá trình giáo dục ngoài giờ lên lớp : Bao gồm các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm củng cố, phát triển giá trị đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, khoa học và năng lực tìm ẩn khác. 3/ Vai trò của người phó hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, quản lý và nâng cao chất lượng dạy học. Người phó hiệu trưởng là người có năng lực quản lý, là người có trình độ chuyên môn vững, có uy tín và được mọi người tín nhiệm, tin yêu. -Phó Hiệu trưởng là người biết phát huy tính sáng tạo và năng lực của bản thân để có những kế hoạch và biện pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt trọng tâm là đào tạo con người phát triển toàn diện. 4/ Chức năng quản lý hoạt động dạy học: - Chức năng là hoạt động tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan. 4.1. Chức năng tổng hợp: - Là chức năng hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong qúa trình dạy học, nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển về đạo đức, nhân phẩm, thẩm mỹ, tinh thần thể lực của học sinh. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 4.2. Chức năng phối hợp trong : Là chức năng dạy chữ, dạy người thông qua các lực lượng giáo dục phối hợp các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do tính chất chuyên môn hóa, sự tiên tiến của công nghệ. Do đó, để thực hiện có hiệu quả của quá trình dạy học thì việc chỉ đạo quá trình dạy học phải được tiến hành xen kẽ và phối hợp với các lực lượng trong nhà trường để thể hiện chức năng dạy chữ và dạy người. 4.3. Chức năng phối hợp ngoài: Trong điều kiện trình độ dân trí ngày càng cao, khoa học ngày càng phát triển, sự bùng nổ về tin học viễn thông đã cho học sinh có nhiều cơ hội để học sinh học hỏi nhiều nguồn tri thức. Ngoài chương trình đã học ở trường, việc liên kết phối hợp ngoài với gia đình và xã hội, các cơ sở giáo dục, các trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật tạo mục đích giáo dục thống nhất là điều kiện tối ưu hóa việc quản lý quá trình dạy học. 5/ Nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học:
  8. - Dạy học phải nghiêm túc, đảm bảo chương trình và kế hoạch dạy học của từng khối lớp, của từng cá nhân, không coi nhẹ và không cắt xén chương trình. - Bám sát mục tiêu, nội dung bài học. - Xây dựng nề nếp dạy học nhằm nâng cao chất lượng. -Phó Hiệu trưởng cần xác định mô hình quản lý chuyên môn thông qua hoạt động của thầy và trò. - Các biện pháp phải cụ thể, rõ ràng. -Quản lý chặt chẽ việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, thời gian biểu, thời khóa biểu và thông qua đó kiểm tra tiến độ dạy học. -Quản lý nề nếp dạy học, cảnh quan sư phạm, chất lượng dạy học, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. -Quản lý về khâu soạn giảng, sách giáo khoa, sách giáo viên, tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề, thao giảng, hội giảng, vận dụng cải tiến phương pháp dạy học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. -Quản lý chặt chẽ, sâu sát công tác chủ nhiệm trong việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy học. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG - HUYỆN BÌNH SƠN I/ Đặc điểm tình hình chung: 1/ Tình hình địa phương : Bình Dương là một ốc đảo, xung quanh sông nước bao bọc. Tổng số dân trong xã 8624 người,đất chật người đông, đa số người dân sống bằng nghề nông và biển, có gia đình đi làm ăn xa. Bình Dương là một xã có dân trí cao, có truyền thống hiếu học, phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em vì họ có nhận thức đúng đắn về sự phát triển của phong trào GD xã nhà. 2/ Đặc điểm tình hình nhà trường: 2.1. Số liệu: Tổng số lớp: 16 lớp Tổng số học sinh: 527 em - Nữ: 242em Trong tổng số cán bộ giáo viên : 26/ 20 nữ -BGH: 02/ 02 nữ - Giáo viên đứng lớp: 21 - Tổng phụ trách đội: 01 - GV kế toán - thiết bị: 01 - GV thủ quỷ - thư viện: 01 - Tỉ lệ giáo viên đứng lớp: 1.31 * Chi bộ trường có: 12/ 9 nữ
  9. 3/ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Đại học sư phạm: 1/1 nữ -Cao đẳng sư phạm: 9/9 nữ - Trung học sư phạm: 16/ 6 nữ 4/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Đảng uỷ, của chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục, của các hội đoàn thể tạo mọi điểu kiện cho sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn 100%. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực và năng động trong mọi công tác. - Đội ngũ giáo viên hầu hết đều là người dân địa phương nên việc đi lại dạy dỗ rất thuận tiện. Tuy cũng có một số giáo viên các xã khác đến công tác nhưng vẫn đảm bảo giờ giấc. - Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em nên họ đã hổ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho nhà trường, đảm bảo các hoạt động dạy học. 5/ Khó khăn : - Bình Dương là một xã quanh năm nước bao bọc, có hai xóm cách sông trở đò nên việc đi lại học hành của con em ở hai xóm trở nên khó khăn trong thời tiết mưa bão. - Có một số dân ở nơi khác đến sinh sống, nhưng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nên ít quan tâm đến việc học hành của con em. - Còn một số ít học sinh tiếp thu chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nên khó hòa nhập với phương pháp dạy học mới. - Hầu hết tuổi đời của giáo viên trong hội đồng cao, trung bình 47 tuổi nên cũng có phần ảnh hưởng đến chất lượng. II/ Kết quả điều tra khảo sát vấn đề: 1/ Trình độ chuyên môn: Qua số liệu điều tra của các năm 2008-2009và 2009-2010 tại trường như sau: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TS Năm học Đại học SP Cao đẳng SP Trung học SP CB-GV SL % SL % SL % 2008-2009 26 0 6 23,07 20 76,92 2009-2010 26 1 3,84 7 26,92 18 69,23 Qua số liệu trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên trong 2 năm 2008-2009 và 2009 -2010 cho chúng ta thấy giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn 100% . Tuy nhiên trình độ trên chuẩn ( CĐSP) còn thấp mới ở mức 26,92% 2/ Năng lực chuyên môn của giáo viên:
  10. Năng lực chuyên môn Các cấp khen TS Năm học Giỏi Khá TBình Yếu Tỉnh Huyện GV SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008- 2009 26 23 88,5 3 11,5 3 11,5 2009- 2010 26 23 88,5 3 11,5 1 3,8 2 7,6 3. Việc soạn bài chuẩn bị bài lên lớp: - Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị thiết kế bài dạy đầy đủ, có đồ dùng dạy học. - Ban giám hiệu sẽ theo dõi và kiểm tra giáo án theo kế hoạch 4 lần / năm và tổ chức hình thức kiểm tra đột xuất. - Qua hai năm BGH kiểm tra giáo án của giáo viên trong hai năm với kết quả chất lượng soạn giáo án như sau: Kết quả kiểm tra giáo án TS Năm học Tốt Khá TBình Yếu GV SL % SL % SL % SL % 2008-2009 26 20 76,9 6 23,1 2009-2010 26 21 80,8 5 19,2 4/ Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên: Thực hiện theo theo phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch từng năm học, nhà trường đã dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy trên lớp của từng giáo viên như sau: Kết quả BGH dự giờ giáo viên trong năm 2008-2009; 2009-2010 như sau: Kết quả dự giờ giáo viên Năm học TS Giỏi Khá TB Yếu GV SL % SL % SL % SL % 2008-2009 26 20 76,9 6 23,0 0 0 0 2009-2010 26 22 84,6 4 15,3 Nhận xét kết quả điều tra: Qua kết quả điều tra tìm hiểu về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trong trường, chúng tôi thấy rằng: Về thái độ công tác tự học tự bồi dưỡng, cũng như trách nhiệm khi lên lớp giáo viên đều chấp hành tốt, không cắt xén chương trình. việc chuẩn bị phương tiện dạy học bảo đảm. Về tinh thần giúp đỡ học sinh trên lớp được đa số giáo viên quan tâm, đặc biệt đối với những em học sinh yếu, học sinh khuyết tật. 5/ Thực hiện chương trình quy chế chuyên môn: 5.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: Qua phương pháp điều tra, phỏng vấn và kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên và vở học sinh, tôi nhận thấy giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình dạy học về lý thuyết cũng như bài tập thực hành. Bên cạnh
  11. đó còn một vài giáo viên chưa thực hiện tốt bài tập thực hành như môn Mỹ thuật, Âm nhạc vì những môn này còn đòi hỏi về năng khiếu. Môn Thể dục chưa có giáo viên chuyên biệt nên giáo viên dạy chưa đi sâu vào kỹ năng của môn học. Do đócũng có phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học các bộ môn năng khiếu . 5.2. Việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học: Giáo viên có tinh thần tốt về việc sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học. Mỗi năm học giáo viên tự làm đồ dùng dạy học có chất lượng qua các tiết thao giảng ở trường , ở cụm để bổ sung vào đồ dùng dạy học của nhà trường. Tuy nhiên một số thiết bị bị hư vì mưa bão, nhà trường không có kinh phí để bổ sung, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. 6/ Thực trạng hoạt động học tập của học sinh: 6.1. Tình hình chung của học sinh: Học sinh tiên TS TS Học sinh giỏi Học sinh yếu Năm học Nữ tiến lớp HS SL % SL % SL % 2008-2009 15 532 252 187 35,1 263 49,4 14 2,6 2009-2010 16 537 253 209 38,9 232 43,2 12 2,2 Nhìn bảng thống kê ta thấy trường tiểu học Bình Dương có số học sinh khá đông, số học sinh nữ chiếm 50% trên tổng số học sinh, số lượng học sinh giỏi và số lượng học sinh tiên tiến của trường trong hai năm chiểm tỉ lệ trên 70% học sinh toàn trường. Tỉ lệ học sinh yếu còn ở mức hơn 2,2%. Đó chính là mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 6.2. Đánh giá xếp loại học sinh: Qua khảo sát hoạt động học của học sinh trong hai năm, tôi nhận thấy: - Học sinh đi học đều, ít nghỉ học trừ những trường hợp vắng mặt với lý do chính đáng. - Thực hiện giờ giấc nghiêm túc, ăn mặc đồng phục đẹp. -Họat động học của học sinh là kết quả kiểm chứng hoạt động dạy của giáo viên. Thông qua việc kiểm tra vở , bài tập kiểm tra, học bạ trong hai năm, giáo viên đánh giá xếp loại học sinh theo đúng quy định, đúng theo Quyết định 30, TT 32 của Bộ giáo dục và Đào tạo. 6.3.Chất lượng học sinh: Hoạt động dạy và hoạt động học luôn đi song song với nhau. Qua thực hiện các phương pháp: phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, tôi đã thu thập đuợc kết quả học tập của học sinh trong hai năm như sau: Bảng tổng hợp xếp loại học lực của học sinh: TS Xếp loại học lực môn Năm học HS Giỏi Khá TBình Yếu
  12. SL % SL % SL % SL % 2008-2009 532 147 27,63 174 32,7 197 37,0 14 2,6 2009-2010 537 182 33,9 189 35,2 154 28,7 12 2,2 * Xếp loại hạnh kiểm: Xếp loại hạnh kiểm TS Năm học Thực hiện Đ Thực hiện C Đ HS SL % SL % 2008-2009 532 532 100% 2009-2010 537 537 100% Kết quả học lực và hạnh kiểm học sinh trong hai năm 2008-2009; 2009-2010 cho ta thấy chất lượng học tập của học sinh năm sau so với năm học trước cao hôn , soá löôï ng hoï c sinh gioû i coù taê ng, soá hoï c sinh hoaøn thaønh chöông trình baäc tieåu hoï c taên g. -Tuy nhieâ n naê m hoï c 2009-2010 vaã n coøn moät soá hoï c sinh yeá u so vôù i keá hoaï ch cuû a nhaø tröôø ng, lyù do laø coøn moät soá hoï c sinh coø n ham chôi,chöa chaê m hoï c. Do cha meï ñi laø m aê n xa ít quan taâ m ñeân vieä c hoï c cuû a con em( giao laï i cho oâ ng baø hoaë c gôûi cho chuù baù c ). Beâ n caïnh ñoù vaãn coøn moät soá giaùo vieân quan taâ m chưa sâu sát ñeán caù c ñoái töôïn g naøy, chöa coù bieän phaùp naâng cao chaát löôïn g daïy hoï c, chöa quan taâ m ñuùn g möù c ñeán chaát löôï ng cuû a lôù p mình cuõng nhö cuû a nhaø tröôøng. III/ Thöï c traï ng cuû a nhöõ ng bieä n phaùp quaû n lyù nhaè m naâ ng cao chaá t löôï ng daï y hoï c ôû tröôø ng tieå u hoïc Bình Döông: 1/ Toå ng quan veà hieä n traï ng: 1.1. Trong naê m hoï c 2008-2009 tröôø ng tieå u hoï c Bình Döông ñaõ laø m ñöôï c nhöõ ng vieä c sau ñaây : - Thieá t laä p vaø thöï c hieän caù c loaïi keá hoaï ch, coân g taù c giaû ng daï y. - Nghieâ n cöùu veà tình hình giaùo vieâ n ñeå phaân coâ ng chuyeâ n moâ n. - Laäp thôøi khoù a bieåu, keá hoaï ch giaû ng daïy , keá hoaï ch kieå m tra. - Laäp keá hoaï ch khaûo saù t chaá t löôï ng vaø baø n giao chaá t löôïn g. - Laäp keá hoaï ch kieå m tra, ñaùnh giaù theo ñònh kyø . Ñaùnh giaù nhöõn g vieäc ñaõ laø m ñöôï c vaø chöa laø m ñöôïc ñeå ruùt kinh nghieä m . - Ñeåñ aï t keá t quaû toát trong coân g taù c giaûng daï y, BGH phaân coâ ng nhöõ ng giaùo vieân coù naêng löïc chuyeâ n moân, coù phaå m chaá t ñaïo ñöù c toá t , coù tinh thaàn traù ch nhieä m cao laø m caù c toå khoá i tröôû ng chuyeâ n moân . - BGH kieå m tra vieäc laäp keá hoaïc h naê m hoï c, hoï c kyø, thaù ng tuaàn cuû a toå khoá i tröôûng, giaù o vieân chuû nhieäm vaø caù c ñoaø n theå trong nhaø tröôøng thöôø ng xuyeâ n coù keá hoaï ch kieåm tra vieä c thöï c hieä n keá hoaïc h ñoù.
  13. - Thöôøn g xuyeân kieå m tra hoà sô giaùo aù n cuû a giaùo vieân theo ñònh kyø vaø ñoät xuaá t ñeå naé m baé t tình hình soaï n giaûn g cuõn g nhö vieä c chuaån bò bài leâ n lôùp cuû a giaùo vieân ñeå ñaù nh giaù ñuùn g thöï c chaá t veà chaá t löôïn g giaû ng daïy. - Thöôø ng xuyeân toå chöù c sinh hoaï t chuyeân moân , thaûo luaän chuyeân ñeà cuø ng nhau hoï c hoûi ruù t kinh nghieä m vôù i nhöõ ng phöông phaùp môùi veà daïy hoï c, chuû nhieä m lôù p . -Toå chöù c thi giaùo vieân gioû i caáp tröôø ng, choïn giaùo vieâ n döï thi giaù o vieân daïy gioû i caáp huyeän, tænh. - Chæ ñaïo boà i döôõ ng hoï c sinh gioû i, phuï ñaï o hoï c sinh yeá u, toå chöù c caù c hoäi thi nhö: Vôû saï ch chöõ ñeïp, keå chuyeän theo sách, Mĩõ thuaät … + Ñoái vôù i toå chuyeân moân : - Laäp keá hoaï ch cuû a toå khoá i chuyeân moân döï a vaøo keá hoaï c h cuû a nhaø tröôø ng. - Thöï c hieä n vieä c kieå m tra hoà sô, kieå m tra döï giôø giaùo vieâ n, thao giaû ng, hoä i giaûng theo keá hoaï ch chæ ñaï o chung cuû a nhaø tröôøn g. + Ñoái vôù i giaùo vieâ n chuû nhieä m : - Xaâ y döïng keá hoaï ch coâng taùc caû naêm , caû hoï c kyø, caû thaù ng, tuaà n, ñoàng thôøi coù keá hoaï ch döï kieá n caùc ñoà duø ng daïy hoï c ñeå söû duï n g trong töøng tieát daïy. Tieán haønh phuï ñaïo hoï c sinh yeáu vaø boà i döôõn g hoï c sinh gioûi , coù bieän phaùp giaùo duï c hoï c sinh khuyeát taä t, hoï c sinh thieä t thoøi trong hoï c taäp . -Toå chöù c hoä i thi ôû lôùp löï a choïn ñoä i tuyeån ñeå boà i döôõn g döï thi caá p tröôøn g. - Giaùo vieân phaûi töï hoïc , töï reøn luyeä n chuyeâ n moân nghieä p vuï. ñeå naâng cao tay ngheà, naâng cao trình ñoä. - Tham gia ñaà y ñuû caù c ñôït boà i döôõ ng thöôøn g xuyeâ n do ngaønh toûâ chöù c. 1.2.Nhöõn g vieä c toàn taïi : - Việc liên hệ với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp không được thường xuyên. -Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu thực hiện thường xuyên nhưng chưa sát từng em. Một số tiết giáo viên dạy chưa phát huy hết năng lực chuyên môn để giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, do đó cũng có phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TRONG QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC HIỆN NAY
  14. 1. Những giải pháp cơ bản: 1.1 Phải thực hiện theo chuẩn để kiểm định chất lượng giáo dục : Ngành giáo dục - đào tạo phải có sự thay đổi triệt để về công tác kiểm tra - đánh giá , trong đó đề xây dựng được một hệ thống tiêu chí cụ thể cho từng bậc học , khối học, môn học để kiểm định chất lượng hiệu quả dạy học. 1.2 Tích cực tuyên truyền, tạo dư luận xã hội tích cực về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; mọi cá nhân, tổ chức , đoàn thể , các cơ sở có yêu cầu dịch vụ về giáo dục - đào tạo cần có thói quen đòi hỏi chất lượng thật sự về giáo dục nhu cầu sử dụng " hàng hóa giáo dục" của xã hội là yếu tố tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng chất lượng giáo dục nói chung , dạy học nói riêng. 1.3 Nâng cao nhận thức làm thay đổi tư duy trong tổ chức hoạt động dạy học. Trong nhà trường, cán bộ giáo viên phải nhận thức rõ mục tiêu giáo dục đào tạo, yêu cầu của dạy học trong mối quan hệ với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó quyết tâm chống bệnh thành tích trong dạy học, quyết tâm lấy chất lượng giáo dục - dạy học làm đầu, làm thước đo, giá trị của giáo dục - đào tạo. 1.4 Người trực tiếp quản lý phải có chiến lược toàn diện quản lý chất lượng. Trong nhà trường , người lãnh đạo phải có thói quen định chuẩn phù hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo trong từng khâu từng mặt, từng yếu tố v.v ...của quá trình quản lý, từ đó thực hiện các hoạt động quản lý thích hợp. 1.5 Khuyến khích tạo giá trị quản lý qua "thương hiệu" giáo dục của nhà trường; xã hội, ngành và chính quyền các cấp cần quan tâm đúng mức việc kiểm tra, đánh giá; tổng kết thi đua - khen thưởng ...phải dựa vào sản phẩm đích thực của giáo dục nhà trường, qua đó đánh giá hiệu quả quản lý của lãnh đạo nhà trường. 2. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học: 2.1 Nhà trường thiết lập và thực hiện các kế hoạch quản lý công tác dạy học: -Ngay từ đầu năm học,nhà trường xây dựng nội dung kế hoạch chuyên môn phải xác định cụ thể, khoa học đó là yếu tố ban đầu tạo nền tác động đến chất lượng giáo dục trong suốt năm học. -Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và có điều chỉnh kịp thời. -Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý đến các nguyên tắc bình đẳng, khoa học, thực tiễn, tập trung dân chủ. tham khảo ý kiến chi bộ và các đoàn thể trong nhà trường để đi đến thống nhất kế hoạch. -Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn và các đoàn thể lên kế hoạch cụ thể và làm đúng theo chức năng nhiệm vụ quy định.
  15. -Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu của cấp học yêu cầu nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và các văn bản đánh giá cho điểm học sinh; hướng dẫn về soạn giảng các quy định giữ vở sạch viết chữ đẹp, quy chế thi cử... -Khi thông qua kế hoạch cần có những chỉ tiêu cụ thể cần phấn đấu trong năm học đối với từng thành viên, từng bộ phận để quyết tâm thực hiện. -Tổ chức các chuyên đề về nội dung và phương pháp dạy học, kết hợp tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trường. -Kiểm tra giờ giấc việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động chuyên môn nói chung và từng tiết dạy nói riêng. -Phó Hiệu trưởng tham gia chỉ đạo thành lập ban thanh tra chuyên môn trong nhà trường để tiến hành dự giờ thăm lớp đánh giá tiết dạy của giáo viên hằng năm và học lực của học sinh. - Cần có kế hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa và trên chuẩn hóa hàng năm do Trường Cao đẳng phối hợp với Phòng Giáo dục tổ chức. 2.2 Quản lý và thực hiện quy chế chuyên môn dạy học của giáo viên: Công tác chỉ đạo quản lý của Phó hiệu trưởng thực hiện chuyên môn là khâu trọng tâm nhất trong hoạt động giáo dục của nhà trường, chỉ đạo và thực hiện cụ thể ở các mặt sau: 2.2.1 Lập kế hoạch dạy học: Phó hiệu trưởng phải nắm vững chương trình dạy học để xây dựng kế hoạch cụ thể làm cơ sở đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên; xây dựng những quy định cụ thể về tổ chức quá trình sư phạm; chỉ ra những nguyên tắc cấu tạo của môn học nội dung và kiến thức của từng môn học. Định hướng phương pháp đặc trưng của môn học và hình thức tổ chức dạy học..., tạo cơ sở để đội ngũ giáo viên tiến hành lập kế hoạch dạy học cho thích hợp. Phó Hiệu trưởng là người thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên hàng tuần, tháng, học kỳ và luôn theo dõi mục tiêu nhiệm vụ dạy học thông qua các bài dạy trong chương trình. Đặc biệt là việc thực hiện mục đích yêu cầu của từng bài dạy trong quá trình giáo viên lên lớp. 2.2.2 Chỉ đạo việc soạn bài: Đây là công việc quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập tốt của học sinh. Soạn bài - giáo án vừa là hoạt động nghiệp vụ của giáo viên vừa là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học.
  16. Việc chỉ đạo soạn bài đòi hỏi phải thống nhất về nội dung, hình thức, phương pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả bài soạn, đặc biệt cần dựa vào chương trình giảm tải, chuẩn kiến thức kỹ nang ở tiểu học hiện nay. Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên nắm vững phương pháp soạn bài theo phương pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả bài soạn. - Có kế hoạch kiểm tra giáo án: Kiểm tra giáo án đột xuất trên lớp, kiểm tra 2 tháng 1 lần , 1 học kỳ 2 lần. Yêu cầu giáo án phải đảm bảo chất lượng , hình thức đẹp có phân bố thời gian; câu hỏi phải dựa vào đối tượng học tập của lớp, nêu câu hỏi rõ ràng đúng trọng tâm với bài dạy. 2.2.3 Quản lý giờ lên lớp: Giờ lên lớp của giáo viên là hoạt động triển khai mọi kế hoạch dạy học đã xác định, giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. PhóHiệu trưởng cần có biện pháp tác động tạo cho giáo viên lên lớp thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng giữa thầy và trò nhưng vẫn đạt hiệu quả, học sinh lĩnh hội được kiến thức, rèn kỹ năng, hình thành thái độ cần thiết theo mục tiêu đề ra. Phó Hiệu trưởng cần sử dụng thời khóa biểu để quản lý giờ lên lớp của giáo viên; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện giờ giấc của họ; công việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Cần quan tâm hạn chế tiết dạy ở mức đạt yêu cầu,tăng tỉ lệ tiết khá giỏi đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục - dạy học cho học sinh. 2.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: - Cần quán triệt cho giáo viên hiểu rõ đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới đồng bộ các thành tố khác nhau của quá trình dạy học. Bản chất của quan điểm mới về phương pháp dạy học là khắc phục lối truyền thụ một chiều, hình thành khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh qua quá trình tự lực học tập. -Chỉ đạo giáo viên áp dụng đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: Gắn liền hoạt động dạy học với hoạt động tự học; phương pháp dạy học phải phát huy cao độ tích cực độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. -Cần cải tiến hệ thống kiểm tra đánh giá dạy học - Đổi mới mục đích của việc đánh giá, đánh giá để xác nhận kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp với mục tiêu. Đổi mới nội dung đánh giá đánh giá theo trình độ chuẩn của chương trình. 2.2.5 Làm đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là phương tiện phục vụ tiết dạy, có tác dụng gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Ở trường tiểu học ngoài thiết bị đồ dùng dạy học do Bộ Giáo dục quy định cung cấp về trường, trong công tác quản lý, nhà trường chỉ đạo cho giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy. Thực tế chứng minh dù kinh phí ít nhưng hiệu quả chất lượng vẫn cao.
  17. Hàng năm nhà trường tổ chức dự thi sử dụng đồ dùng dạy học do cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức. Phát động phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học tham gia dự thi và phục vụ dạy học của bản thân. 2.2.6 Bồi dưỡng học sinh giỏi: Người Phó hiệu trưởng tiểu học không những nắm được nội dung cơ bản của công tác quản lý chuyên môn và mục tiêu kế hoạch đào tạo của trường tiểu học mà phải nắm chắc nội dung chương trình kế hoạch của từng môn học của từng khối lớp cũng như đặc điểm tâm sinh lý từng lứa tuổi học sinh; trên cơ sở đó có những biện pháp chỉ đạo thiết thực, cụ thể đến đội ngũ giáo viên để dần nâng cao chất lượng dạy học . Cụ thể cần chỉ đạo tốt các mặt sau: - Phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ngay từ đầu năm học lớp 1 phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (theo mức độ nhận thức của từng học sinh) qua các lớp kế tiếp. Đến cuối bậc học sẽ hình thành đội ngũ học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu. Đây là thể hiện là mũi nhọn về chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. - Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt là giáo viên dạy giỏi cơ sở, cấp huyện, tỉnh. Mỗi giáo viên đảm nhận một mảng kiến thức - Lên kế hoạch và phương pháp giảng dạy, tài liệu phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi. Người quản lý bám sát vào kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi để kiểm tra thường xuyên về lĩnh vực này. 2.2.7. Phụ đạo học sinh yếu: Song song với công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi; p.hiệu trưởng chỉ đạo công tác nâng cao sức học của học sinh yếu kém. Việc bồi dưỡng học sinh yếu kém là để nâng cao chất lượng để cho các em lấp những lỗ hổng kiến thức. Muốn vậy,p hiệu trưởng có kế hoạc tổ chức giúp đỡ học sinh yếu kém , bằng nhiều hình thức phụ đạo miễn phí. Có thể tổ chức cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu để từ đó các em xác định thái độ động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm tìm biện pháp khuyến khích và phụ đạo cho các em học yếu có thói quen tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức; học theo tổ, học nhóm ở nhà; thực hiện đôi bạn cùng học... để từ đó nâng cao dần chất lượng học tập. 2.2.8 Công tác thi , kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Quá trình đánh giá chất lượng học sinh phải qua công tác kiểm tra.Phó hiệu trưởng phải nắm chắc những nguyên tắc, những thông tư hướng dẫn kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh để vận dụng vào thực tiễn quản lý. Trong năm học có nhiều lần kiểm tra, kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ.
  18. Phó Hiệu trưởng cần chỉ đạo chặt chẽ việc ra đề thi, đề thi phải đảm bảo nội dung kiến thức phù hợp với trình độ học sinh ở từng thời điểm kiểm tra. - Mỗi lần kiểm tra, nhà trường cần thành lập hội đồng coi thi, chấm thi. Việc tổ chức mỗi kỳ thi phải đảm bảo nghiêm túc, thực hiện khách quan vô tư trung thực. -Cần tổ chức chấm bài thi tập trung, yêu cầu giáo viên chấm bài của học sinh phải thật chính xác đúng với đáp án. 2.3 Thiết lập sử dụng quản lý các loại sổ sách, tài liệu dạy học: Phó Hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức tốt việc bảo quản hồ sơ sổ sách CM theo quy định của một trường tiểu học. Tất cả các công văn chỉ thị hướng dẫn chuyên môn, các quy chế quy định về sổ điểm, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, hồ sơ tổ khối trưởng, các loại sổ đã được quy định đều phải được quản lý tốt. Hồ sơ học bạ của học sinh phải ghi đầy đủ chính xác những thông tin cần thiết và có chữ ký giáo viên chủ nhiệm. 2.4 Quản lý xây dựng, bảo quản, sử dụngcác phương tiện thiết bị dạy học: Việc quản lý thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường hết sức cần thiết đối với phó hiệu trưởng. Khi tổ chức triển khai chuyên đề này cần có đủ sách nghiên cứu tham khảo cho giáo viên, tổ chức dạy minh họa cho giáo viên; thi sử dụng đồ dùng dạy học cấp trường theo khối. Ngoài ra tham mưu với các cấp để xây dựng phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị để có đầy đủ đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học theo hướng đồng bộ, thiết thực hiệu quả. 2.5 Biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh: Biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh trong nhà trường ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo cho học sinh học tập ở trường cũng như ở nhà có hiệu quả là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học sau: 2.5.1 Biện pháp tổ chức quản lý của nhà trường: Đầu năm Phó hiệu trưởng phối hợp với tổng phụ trách Đội chỉ đạo điều tra thành lập ban cờ đỏ của trường. Đó là những em đội viên ở khối 4,5 có nhiều khả năng, đảm bảo về học tập làm nhiệm vụ trực tuần, tháng để theo dõi thi đua giữa các lớp về vấn đề sinh hoạt học tập. Các phong trào này cần có tổng kết đánh giá hằng tuần, tháng đối với học sinh ở những ngày chào cờ đầu tuần. Trên cơ sở đó dần dần làm cho học sinh đi vào nề nếp học tập; qua đó làm cho học tập của học sinh ngày càng đạt chất lượng cao. 2.5.2 Biện pháp tác động đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh ở lớp cũng như ở nhà;
  19. - Quan tâm sắp xếp học sinh khá giỏi trong lớp kèm những học sinh yếu; - Tổ chức duy trì truy bài 10 phút đầu giờ; - Thành lập đôi bạn học tập; - Đi học chuyên cần, bảo quản tốt đồ dùng học tập; - Khen thưởng kịp thời, động viên những em có thành tích tích cực trong học tập. Dùng phiếu liên lạc để trao đổi việc học tập với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Tổ chức thi đố vui để học nhân các ngày lễ lớn trong năm. 2.6 Các biện pháp phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường: 2.6.1 Biện pháp phối hợp với ban đại diện Hội cha mẹ học sinh: Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong nhà trường rất cần thiết cho hoạt động giáo dục góp phần không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.Giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tác động tới giáo dục nhà trường. - Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo hội phụ huynh học sinh tác động đến cha mẹ học sinh cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em trong mọi lĩnh vực nhằm rèn luyện cho các em tính tự giác siêng năng trong học tập. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần / năm, đặc biệt phải có sự tham gia của các đoàn thể và chính quyền địa phương. Nhà trường báo cáo cụ thể về tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh và đề ra phương hướng mới nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động dạy học. - Tổ chức cho giáo viên tuyên truyền vận động nhân dân trong địa bàn thấy rõ tầm quan trọng của việc học, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành ở địa phương, tận dụng sự hỗ trợ của ngành và các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. 2.6.2 Biện pháp phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường: Lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lý cần quan tâm đến các tổ chức đoàn thể sau: Kết hợp với tổng phụ trách đội, anh chị phụ trách (giáo viên chủ nhiệm) xây dựng nội dung chương trình hoạt động sinh hoạt đội, sinh hoạt sao trái với buổi học không gây ảnh hưởng chuyên môn; bảo đảm nội dung sinh hoạt phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh. - Cùng với tổng phụ trách chỉ đạo cho đội thiếu niên tiền phong tổ chức nhiều phong trào hoạt động, xây dựng quỹ giúp bạn, quỹ khuyến học để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện để các em có đủ sách vở, quần áo đi học. Định hướng cho Công đoàn nhà trường phối kết hợp với nhà trường thường xuyên nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình tham gia các phong trào thi đua trong hoạt động dạy học của nhà trường.
  20. 2.6.3 Biện pháp xã hội hóa giáo dục và huy động cộng đồng: - Lãnh đạo nhà trường phối hợp chặt chẽ với cộng đồng tổ chức Đại hội giáo dục cấp cơ sở theo định kỳ với nội dung thiết thực, chú trọng đến chất lượng giáo dục - giảng dạy trong nhà trường. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về mục tiêu giáo dục tiểu học, về nội dung, phương pháp, đánh giá học sinh tiểu học. Từ đó tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học. - Phối hợp với các bậc cha mẹ theo cơ chế phân công hợp tác cùng giáo dục con em và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường giáo viên và gia đình thông qua việc sử dụng hợp lý các hình thức trao đổi thông tin như họp giáo viên, gia đình, ghi sổ liên lạc. PHẦN III KẾT LUẬN 1. Kết luận chung: Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện. Giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách con người. Việc đầu tư cho giáo dục đi trước một bước nhằm đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, để có được đội ngũ tri thức vững vàng, đủ trí, đủ tài đáp ứng theo đà phát triển của xã hội loài người trong giai đoạn mới. Ở thời đại mà ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học ngày càng phát triển vững mạnh cả chất và lượng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở trường tiểu học là mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục. Việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học là vấn đề quyết định sự phát triển và tồn tại của nhà trường. Mọi nhà trường, mọi bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng cần phải hướng tới mục tiêu giáo dục cơ bản là: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" để phục vụ và đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước qua đó thực hiện mục tiêu "Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Để đạt mục tiêu trên người làm công tác giáo dục cần nhận thức rõ hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đào tạo của từng nhà trường. Hoạt động dạy học đạt kết quả chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì vai trò quản lý dạy học càng trở nên quan trọng và bức thiết. Muốn nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đòi hỏi phó Hiệu trưởng cần phải chú ý xây
nguon tai.lieu . vn