Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ HỌC TỐT MÔN TOÁN TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ HỌC TỐT MÔN TOÁN TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống hằng ngày với bao nhiêu hiện tượng, sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra đòi hỏi chúng ta phải tìm cách để giải quyết những vấn đề đó, giúp cho chúng ta thích nghi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì con người cần trang bị cho mình khối kiến thức cần thiết để giải các bài toán khó trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì thế trong học tập cũng như trong giảng dạy việc sử dụng câu hỏi _ bài tập _ trò chơi là một yêu cầu tất yếu nhằm giúp cho trẻ tích cực nhận thức cũng như người giáo viên sẽ là người dẫn chương trình hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hoạt động. Đồng thời qua đó giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết làm vốn kinh nghiệm sống khi hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Dạy học môn Toán cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) nhằm giúp trẻ: Bước đầu hình thành cho trẻ các biểu tượng về tập hợp, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, thời gian để giúp các em định hướng tốt trong cuộc sống cũng như trong hoạt động lao động sau khi ra trường. Đặc biệt là chuẩn bị cho các em cuộc sống lao động có ích cho xã hội. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10. Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, đường thẳng…và nhận biết số lượng nhiều hơn, ít hơn. Giải một số bài tập đơn giản. Phát triển tính ham hiểu biết, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác ở trẻ. Làm phong phú kinh nghiệm, mở rộng năng lực hoạt động của trẻ trong các hoạt động khác. Sử dụng quá trình dạy toán để góp phần phát triển toàn diện và sửa chữa một số khuyết tật trong quá trình hoạt động nhận thức của trẻ. Đối với trẻ bình thường việc lĩnh hội các kiến thức nói chung và kiến thức về toán nói riêng đôi khi cũng không dễ, nhưng lại rất khó đối với trẻ CPTTT. Vì thế, để trẻ tiếp thu tốt hoạt động làm quen với toán, người giáo viên cần phải tìm ra phương pháp, biện pháp phù hợp đối với trẻ CPTTT. Điều này làm tôi băn khoăn suy nghĩ và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ học tốt môn Toán tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai” nhằm giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về các mối liên hệ về số lượng, kích thước, hình dáng, vị trí không gian một cách hiệu quả. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tiêu chí chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ Định nghĩa theo DSM – IV (Tài liệu Chẩn đoán và thống kê các bệnh về tâm 1
  3. thần, một hệ thống phân loại) và AAMR (hiệp hội về thiểu năng trí tuệ của Hoa kỳ - Luckasonetal - 1992) đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật trí tuệ: - Chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh IQ bằng 70 hay thấp hơn). - Thiếu hay khiếm khuyết trong các hoạt động thích ứng, hạn chế ít nhất hai trong các lĩnh vực sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt tại gia đình, kĩ năng xã hội và liên cá nhân, sử dụng các tiện ích của cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường hiệu quả, công việc, giải trí, sức khỏe và sự an toàn. - Tật xuất hiện trước 18 tuổi. * Phaân loaïi chậm phát triển trí tuệ Theo söï phaân loaïi hieän ñaïi treân cô sôû nghieân cöùu, chaån ñoaùn taâm lyù thì söï phaùt trieån trí tueä chia laøm 4 loaïi: - Loaïi nheï: IQ = 40 – 69 - Loaïi thöôøng: IQ = 35 – 49 - Loaïi naëng: IQ = 20 – 34 - Loaïi traàm troïng: IQ < 20 [94]. 1.2. Hoạt động nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ  Tư duy mang tính trực quan – cụ thể: Trẻ CPTTT nhận biết sự vật chủ yếu bằng cách quan sát hình ảnh.  Quá trình hình thành kiến thức chậm và không vững chắc: do chức năng vỏ não bị suy giảm nên trẻ CPTTT gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới và dễ mất kiến thức đã được tiếp thu.  Ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi: trẻ CPTTT có vốn từ ít nên gặp khó khăn khi hiểu lời nói, hoặc không có từ để diễn tả, phát âm sai.  Trí nhớ ngắn hạn và máy móc: trí nhớ trẻ CPTTT có đặc điểm chậm nhớ, chóng quên và ghi nhớ bằng hình ảnh, khó ghi nhớ bằng lời nói.  Tính thụ động cao: trẻ CPTTT hay có những biểu hiện thờ ơ với sự vật xung quanh và không có hứng thú học tập. 1.3. Những khó khăn của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong học toán - Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự việc kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác. - Tư duy logic kém: Trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với các hành động trí tuệ. - Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ máy móc. - Ghi nhớ dấu hiệu bên ngoài của sự vật tốt hơn bên trong, khó nhớ những gì có tính khái quát, trừu tượng, quan hệ logic. - Chú ý của trẻ kém hơn so với trẻ bình thường, khó tập trung trong một thời gian dài, dễ bị phân tán. - Khó tuân theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đến lượt, khó kiềm chế phản ứng. - Trẻ nói được nhưng không hiểu nói cái gì. 2.Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Nói đến phương pháp giảng dạy là nói đến cách truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả nhất. Vì thế người giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch về các phương pháp giảng dạy cụ thể. Một trong những thử thách lớn nhất mà giáo viên gặp phải là trẻ CPTTT thường gặp khó khăn trong việc khái quát hóa các kỹ năng. 2
  4. Liệu trẻ có thể áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được trong lớp vào các môi trường khác nhau như trường học, gia đình hay trong cộng đồng không? Môn toán là môn học mà đòi hỏi ở học sinh tính tư duy cao, khả năng ghi nhớ tốt mà đối với trẻ CPTTT khả năng tư duy kém, hiểu chậm, nhanh quên và ghi nhớ một cách máy móc nên việc học toán là rất khó. Tôi nhận thấy “Toán học” đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về các mối liên hệ về số lượng, kích thước, hình dáng, vị trí không gian giữa các đồ vật so với nhau một cách hiệu quả, việc tìm tòi, nghiên cứu nhiều phương pháp, hình thức tổ chức học tập là một vấn đề thiết thực. Biện pháp 1: Nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sự hình thành mối quan hệ có điều kiện ở trẻ CPTTT rất khó khăn và chậm trễ so với trẻ bình thường. Mặt khác mối liên hệ mới được hình thành lại không bền vững và dễ bị mất đi. Nguyên nhân của tình trạng này là do yếu chức năng khép kín của vỏ bán cầu đại não. Vì vậy trẻ CPTTT rất khó tiếp thu kiến thức mới và chóng quên những kiến thức đã được hình thành. Nhiệm vụ của quá trình dạy toán là phải hình thành được mối liên hệ đó và giữ lại được trong vỏ não, tức là tạo ra được đường mòn trong não bộ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi trẻ mới làm quen với kiến thức kĩ năng mới thì thời gian lặp lại là thường xuyên, dần dần giáo viên sẽ giãn cách thời gian để tránh nhàm chán mà vẫn củng cố lại được các kiến thức kĩ năng đó. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả mà không mất thời gian. Ví dụ: Để nhận biết số 6 tôi thường cho trẻ nhắc lại nhiều lần bằng các hoạt động như đếm số lượng hình tương ứng với số 6, nối số 6 với số lượng hình tương ứng, điền số 6 vào ô trống, viết số 6…qua đó giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu hơn về số 6. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi có hiệu quả Trẻ CPTTT rất kém khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa. Thường trẻ tư duy những hình ảnh rất cụ thể, vì thế trong giờ dạy toán nhất thiết phải có giáo cụ trực quan như tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, sơ đồ hoặc vật thật. Bằng phương pháp này sẽ lôi cuốn sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nắm kiến thức một cách tích cực, không thụ động. Điều quan trọng là giáo viên phải biết sử dụng giáo cụ trực quan một cách hợp lý, sinh động thì mới nâng cao hiệu quả của bài dạy. Thực tế chỉ ra rằng, giờ học toán có giáo cụ trực quan sẽ giúp cho học sinh hiểu bài và khắc sâu những kiến thức đã học được giữ lại trong trí nhớ trẻ bền lâu hơn. Ví dụ1: Em Đan Vy rất thích chơi trò chơi buôn bán, tôi đã tổ chức trò chơi “Bán hàng” trong giờ học toán với bài: Nhận biết số 5. Chuẩn bị: Mô hình các con vật, mô hình quả… Tổ chức chơi: Đầu tiên cô đóng vai trò là người cửa hàng trưởng, phân công một số học sinh nhanh nhẹn hoạt bát đứng bán ở các quầy hàng. Khi mua hàng người mua phải nói được mình muốn mua cái gì, mua mấy cái. Ví dụ: Bán cho tôi 5 củ cà rốt hay 5 con tôm…và người bán phải thực hiện theo yêu cầu của người mua hàng, người mua trả tiền 5 ngàn (5000 đồng), nhận hàng và cám ơn người bán. 3
  5. Hình minh họa trò chơi bàn hàng Ví dụ 2: Tôi dùng mô hình đồng hồ được khoét thủng các chữ số, yêu cầu học sinh tham gia trò chơi ghép các chữ số vào các lỗ thủng trên đồng hồ. Hình đồng hồ được khoét các lỗ thủng Biện pháp 3: Quan sát. Quan sát giúp trẻ gần gũi với sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ sẽ ghi nhận được hình ảnh qua tri giác nhìn. Bằng tri giác nhìn sẽ làm cho trẻ chú ý, kết hợp với những câu hỏi gợi ý của giáo viên, trẻ sẽ so sánh và rút ra được kết luận về những điều cần biết, như việc hình thành biểu tượng phải – trái; trước – sau trong không gian. Ví dụ 1: Trong bài “Nhận biết bên phải – bên trái, phía trên – phía dưới”. Tôi cho các em quan sát tranh vẽ con mèo nằm trên bàn, con chó đứng dưới bàn, quả banh để ở bên trái, cái ghế để ở bên phải. Sau khi quan sát các em đã nhận biết được phía trên – phía dưới, bên phải – bên trái. 4
  6. Hình minh họa nhận biết trên – dưới; phải – trái Biện pháp 4: Hợp tác nhóm. Để có thể học được các kỹ năng, trẻ không cần phải luôn luôn được dạy một thầy một trò mà có thể tham gia vào học trong các nhóm nhỏ. Việc học trong nhóm nhỏ sẽ kích thích khả năng học hỏi thông qua quan sát của trẻ. Khi dạy theo nhóm nhỏ, giáo viên cần phải phân chia thời gian và sự chú ý của mình cho các nhóm. Phương pháp học sinh hướng dẫn lẫn nhau có nhiều ưu điểm ở cả môi trường chuyên biệt và môi trường giáo dục hòa nhập. Phương pháp này tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho cả người dạy và người học. Những trẻ được bạn bè kèm đạt kết quả học tập cao hơn, những trẻ kèm cho bạn mình học cũng nắm chắc nội dung bài học. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trẻ CPTTT có sự tương tác qua lại tích cực với nhau và với trẻ bình thường trong môi trường giáo dục hòa nhập. Ví dụ 1: Trong bài “Số 8”, tôi tổ chức các hoạt động, trò chơi để các nhóm cùng thảo luận, thi đua với nhau. Chuẩn bị: Các dãy số từ 1 đến 8 và thẻ số. Tổ chức chơi: Tôi gỡ 1, 2 hoặc 3 ô số trong các dãy số, yêu cầu các nhóm tìm các số đã mất và gắn dãy số theo thứ tự từ 1 đến 8. 1 3 6 8 Hình minh họa cho hoạt động nhóm 5
  7. Ví dụ 2: Trò chơi “Hái quả” Chuẩn bị: Một cây, hình quả có các số tứ 1 đến 9. Luật chơi: Trẻ phải hái những quả có mang số 9. Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu các nhóm xếp thành một hàng dọc, lần lượt từng bạn trong nhóm lên hái quả có mang số 9. Sau thời gian nhóm nào hái được nhiều quả có mang số 9 thì nhóm đó sẽ thắng. Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi Trò chơi sẽ lôi cuốn các em vào các hoạt động, thông qua đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và dễ dàng, đúng với câu nói “học mà chơi, chơi mà học”. Ngoài ra trò chơi trong quá trình học toán có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách, rèn luyện khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển, xử lý tình huống nhanh chóng và chống mệt mỏi. Ví dụ 1: Trò chơi “Úm ba la…! Cái gì biến mất? Cái gì xuất hiện?” Mục đích: Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ. Chuẩn bị: 3 – 5 thứ đồ chơi, đồ chơi quen thuộc, một chiếc khăn. Cách chơi: Cô bày các thứ đồ dùng, đồ chơi lên bàn, khuyến khích trẻ gọi tên, đếm số lượng đồ dùng đồ chơi, nêu đặc điểm (màu sắc, hình dạng, kích thước) của chúng. Cô xếp các đồ chơi vào một chiếc rổ có phủ khăn kín, yêu cầu trẻ nhắm mắt lại để cô thêm (hoặc bớt) một thứ đồ chơi. Sau đó cô đọc: “Úm ba la…mở mắt ra nào…! rồi cho trẻ đoán xem đồ chơi nào biến mất (hoặc xuất hiện thêm). Cho trẻ gọi tên đồ chơi đó và đếm lại số lượng đồ chơi trong rổ. Ví dụ 2: Trò chơi “Về đúng nhà” Chuẩn bị: Xếp 7 ghế theo hình vòng cung. Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ ngồi vào một ghế. Cách chơi: Cho trẻ đứng trước các cái ghế. Cả lớp cùng hát một bài, đến khi gần hết bài hát và nghe hiệu lệnh “về nhà thôi”, trẻ phải tìm nhanh cho mình một cái ghế và ngồi xuống. Trẻ nào không tìm được ghế ngồi là thua. Biện pháp 6: Phát huy tính tích cực của trẻ: Nhằm tạo điều kiện phát huy tính tích cực của trẻ giúp trẻ nhớ và khắc sâu các kiến thức đã học. Giáo viên phải tìm những trò chơi giúp trẻ tự tìm tòi khám phá. Để đạt được điều này tôi đã đề ra một số giải pháp giúp trẻ từ thế hoạt động thụ động sang thế chủ động nhằm phát huy mạnh mẽ năng lực của từng cá nhân cũng như tính tích cực, năng động theo từng mức độ của trẻ, làm cho mỗi giờ hoạt động trở nên lý thú, nhiều bất ngờ trẻ tích luỹ nhiều kiến thức, kỹ năng được học. *Giải pháp 1: Phát triển các giác quan trong hoạt động làm quen với toán. Bồi dưỡng cho trẻ các năng lực hoạt động trí óc, khả năng tư duy năng lực điều khiển các cơ bàn tay, cơ ngón tay giúp trẻ phát triển xúc giác thông qua trò chơi “Đoán xem hình gì?” Ví dụ: Cho trẻ nhắm mắt sờ vào hình tròn trẻ đoán là hình gì? Gọi tên hình. Hoặc cho trẻ kết lại thành từng đôi theo ý thích. Một trẻ nhắm mắt, một trẻ dùng ngón tay trỏ phải vẽ một hay nhiều hình tròn bất kỳ lên lưng, tay, chân…bạn. Trẻ nhắm mắt phải đoán là hình gì? Có bao nhiêu hình bạn vừa vẽ? Phát triển thị giác cho trẻ. 6
  8. Ví dụ: Tôi dùng phấn viết dưới sân các hình (hình vuông, tròn, tam giác) và dãy số từ 1-10…” cho trẻ thời gian quan sát. Sau đó, yêu cầu trẻ đọc lại, hoặc dùng que viết trên cát hình tròn, vuông hay các số theo yêu cầu. * Giải pháp 2: Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng của trẻ Xây dựng chương trình theo từng chủ điểm và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ CPTTT. * Chủ đề Bản thân: - Để trẻ nhận biết, phân biệt trên – dưới; phải – trái; trước – sau của cơ thể. Tôi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động. + Thực hành nhận biết, phân biệt tay phải, tay trái của bé. + Thực hành nhận biết, phân biệt phía trên, phía dưới, trước sau của bé. - Dùng các giác quan để nhận biết các đồ vật có dạng hình tròn, vuông, tam giác, các màu xanh, đỏ vàng; ít - nhiều. Ví dụ: Trò chơi “Chiếc thùng bí mật”. Chuẩn bị: Các khối gỗ có hình (hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…) Cách chơi: Yêu cầu trẻ cho tay vào thùng lấy một đồ vật, sờ và đoán xem đó là cái gì, nó to hay nhỏ, dạng hình gì? - Làm biểu đồ chiều cao: cân nặng so sánh cao thấp, to nhỏ, nặng nhẹ. + Thực hành đo (ai cao hơn, thấp hơn) * Chủ đề Gia đình: - Những thứ có một và những thứ có nhiều trong gia đình + Có một cái tủ lạnh, bốn cái quạt máy. - Những thứ giống và khác nhau về kích thước to - nhỏ, dài – ngắn, cao thấp, rộng hẹp (so sánh hai đối tượng) - Xác định vị trí đồ vật trong gia đình, so sánh với bản thân: Phía trước, phía sau, trái - phải, trên - dưới. - Nhận biết các thành viên trong gia đình. + Cho trẻ xem anbum hình để trẻ nhận biết những thành viên trong gia đình như ông bà, ba mẹ, anh, chị, em. + Ai là người lớn nhất, ai nhỏ nhất. + Có mấy người? * Chủ đề Trường lớp - Tập đếm số cửa sổ của lớp. - Làm quen với đồ dùng đồ chơi có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau (hình tròn, tam giác, vuông , chữ nhật to - nhỏ, đỏ - xanh - vàng ) - Phân biệt ít nhiều. * Chủ đề Nghề nghiệp - Nhận biết gọi tên và tạo nhóm đồ vật theo màu sắc, công dụng, phù hợp với nghề. - Cho học sinh chơi trò chơi sắm vai. + Nghề bác sĩ thì phải có áo nón, áo màu trắng, có ống nghe, kim tiêm… + Nghề cắt tóc có kéo, keo xịt, gương, lược… + Nghề thợ xây có bay, dao, gạch, xi măng… * Chủ đề Giao thông - Phân biệt và so sánh: màu sắc, kích thước (to, nhỏ; dài, ngắn) - Tập đếm và phân loại (đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, đường bộ) 7
  9. - Nhận biết biển số xe: có mấy chữ số ở mỗi dòng, là số mấy. - Đếm bánh xe, cửa xe ôtô (tranh lô tô) - Nhận biết hình vuông, tròn, tam giác. Biện pháp 7: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Trẻ lớn lên trong gia đình, bố mẹ là những người trực tiếp sinh ra và nuôi dạy trẻ, hiểu trẻ hơn ai hết. Vì vậy, giáo dục trẻ CPTTT cần có sự cộng tác, gần gũi và liên kết với phụ huynh cùng những người thân của trẻ. Các thành viên trong gia đình có thể thúc đẩy chuyển giao kiến thức trẻ đã học trên lớp vào cuộc sống thực tế của trẻ ở gia đình và các môi trường trong cộng đồng. Qua trao đổi, tôi có chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với phụ huynh, giúp phụ huynh rèn luyện cho trẻ cách học toán tốt hơn như: - Cung cấp các phương tiện học tập cho trẻ: sách vở, đồ chơi, tài liệu tham khảo. - Hướng dẫn phụ huynh biết cách sử dụng đồ chơi có hiệu quả. - Dành thời gian để quan tâm, trò chuyện, vui đùa với trẻ, giúp trẻ có cảm giác an toàn, tự tin hơn. - Học mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống như trong giờ ăn có thể trò chuyện, đố trẻ. Có mấy người đang ăn cơm? Mấy người dùng đũa? Mấy người dùng muỗng? Hay trong giờ xem phim có thể hỏi trẻ: trong phim có những nhân vật nào? Có mấy nhân vật? - Thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt. - Sử dụng lời nói với trẻ ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua những phương pháp, biện pháp đã nêu trên tôi áp dụng vào cho học sinh lớp mình và trẻ có những tiến bộ như sau: - Trẻ đã tự tin và mạnh dạn hơn khi thực hiện các bài tập, các câu hỏi, không còn rụt rè như trước nữa và khi thực hiện trẻ đã biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai. - Trong các giờ học, trẻ đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ đã biết thực hiện các bài tập theo yêu cầu: Khoanh tròn, điền số, nối hình với số lượng hình tương ứng… - Trẻ đã biết lắng nghe, biết chờ đợi đến lượt của mình thực hiện các trò chơi. - Trẻ nhận biết số và hình ở mọi lúc mọi nơi, phát âm cũng tương đối. Sau đây là Bảng xếp loại giáo dục của lớp 1C ở hai thời điểm Giữa học kì I và Cuối học kì II trong năm học 2011 – 2012: Tổng số: 8 học sinh. 8
  10. STT TÊN GIỮA HỌC KÌ I CUỐI HỌC KÌ II Giỏi Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 An x x 2 Hà x x 3 Lợi x x 4 Nhã x x 5 Oanh x x 6 Thiên x x 7 Tuyền x x 8 Vy x x TỔNG SỐ 2 3 1 2 5 2 1 0 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để thực hiện tốt hoạt động dạy toán thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin có một số đề xuất sau: * Đối với giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ: - Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp, hình thức tổ chức cho các hoạt động thật phong phú, lôi cuốn, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh. - Tạo mọi điều kiện trẻ được tự do vận động, giao tiếp và tiếp xúc với thế giới xung quanh. - Khuyến khích, động viên trẻ kịp thời. - Sẵn sang hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh, trẻ và đồng nghiệp trong phạm vi chuyên môn của mình. * Đối với Trung tâm và các cấp quản lí: - Tăng cường phương tiện hỗ trợ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ. - Cải cách các phòng học thành phòng cách âm để học sinh không bị chi phối âm thanh khi học tập. - Phân công giáo viên dạy tiết cá nhân. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn, tham gia các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục trẻ CPTTT nói riêng. * Đối với gia đình và cộng đồng: - Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường. - Quan tâm hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng tránh phân biệt đối xử, kì thị người khuyết tật. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh CPTTT học tốt môn toán mà cá nhân tôi rút ra trong quá trình hướng dẫn. Sáng kiến còn nhiều thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn. 9
  11. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. “Đề cương bài giảng giáo dục học trẻ chậm phát triển trí tuệ” giảng viên Trần Thị Phương Dung khoa giáo dục đặc biệt. 2. Tài liệu bài giảng: “Phương pháp dạy trẻ Chậm phát triển trí tuệ mầm non làm quen với toán” giảng viên Nguyễn Thị Tường Vân khoa giáo dục đặc biệt. 3. “Trò chơi thơ ca câu đố” – Nguyễn Hồng Thu- Vũ Minh Hồng, Nhà xuất bản giáo dục. 4. “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” Lê Thu Hương, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5. “Giáo dục học đặc biệt mầm non” Thạc sĩ Lê Xuân Huệ khoa giáo dục đặc biệt. Biên Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Thân Thị Kim Liên 10
nguon tai.lieu . vn