Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THUỶ Họ và tên: hoàng thị sáng Hiệu trởng Tiểu học Cam Thủy
  2. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy LTVC lớp 3 ở trường TH cam Thủy Đặt vấn đề: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu (LTVC) nói chung và lớp 3 nói riêng là góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông (GDPT) và GDTH, nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đức, Trí, Thể, Mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để HS tiếp tục học lên bậc THCS, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu môn học Tiếng Việt (TV) ở trường tiểu học (TH). Đó là hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng TV cho học sinh (HS), cung cấp những kiến thức hiểu biết sơ giản về TV và văn học...góp phần bồi dưỡng, phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bồi dưỡng cho HS lòng yêu TV, yêu tiếng mẹ đẻ, khai thác những cái hay, cái đẹp của TV góp phần giữ gìn sự trong sáng TV. Nội dung đề tài: I- Phần cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn: Môn TV ở TH chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với chương trình giáo dục tiểu học (CT GDTH). Nó là môn học công cụ để giúp HS học tốt các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng TV (Nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Môn TV lớp 3 (nói chung) và phân môn LTVC lớp 3 (nói riêng) lại có một vị trí khá quan trọng trong CT dạy học TV ở TH. Nó vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố, kết thúc giai đoạn đầu của CT GDTH (lớp 1-2-3) đồng thời có nhiệm vụ mở ra một giai đoạn mới-giai đoạn 2 (lớp 4-5). NQ 40/QH khoá 10 đã định rõ việc đổi mới CT-SGK ở GDTH nói chung và bậc TH nói tiêng phải thực hiện một cách đồng bộ từ đổi mới CT-SGK đến
  3. đổi mới phương pháp dạy học, quan điểm biên soạn đến CSVC, trang thiết bị, công tác quản lý, đánh giá... trong đó quan điểm biên soạn sách nhất là sách TV ở TH tập trung vào 3 vấn đề: Quan điểm tích hợp Quan điểm giao tiếp Quan điểm tích cực hoá các hoạt động học tập của HS. Vị trí và những quan điểm biên soạn sách nêu trên hết sức quan trọng đối với GV trong việc dạy học TV lớp 3 và phân môn LTVC nhất là việc lựa chọn phương pháp cũng như cách thức tiến hành các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Sách giáo khoa TV 3 nói chung và phân môn LTVC nói riêng đã tạo điều kiện, cơ hội để GV thực hiện đổi mới cách dạy, cách học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Trong quá trình thực hiện nhiều GV đã bám sát quan điểm biên soạn và vị trí môn học để tiến hành thực hiện dạy học có hiệu quả khá tốt. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều GV chưa xác định hết vị trí và tầm quan trọng cũng như chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc quan điểm biên soạn, chưa nghiên cứu kỹ SGK, nhất là không đặt bài dạy trong hệ thống KT,KN môn học nên bài dạy rời rạc, dạy tiết nào biết tiết đó nên chưa phát huy hết khả năng HS, hiệu quả thấp. * Thực trạng dạy học phân môn LTVC lớp 3 ở trường TH Cam Thủy. - Những ưu điểm: GV đã được tập huấn, nắm được nội dung, phương pháp dạy học, biết bám sát mục tiêu để lập KH bài dạy. Một số GV đã tổ chức được các hoạt động dạy-học khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV còn nhiều hạn chế trong quá trình dạy học nói chung và LTVC (nói riêng) với những hạn chế nổi bật sau: - Thiếu nghiên cứu kỹ SGK, dạy bài nào biết bài đó (chưa đặt bài dạy vào hệ thống KT,KN của môn học, tiết học) nên thiếu củng cố, khắc sâu, mở rộng cho HS.
  4. - Tiết dạy rời rạc, chưa thể hiện được mối quan hệ của các bài tập trong một bài học. - Việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa phù hợp với yêu cầu, nội dung từng bài... - Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Qua dự giờ, khảo sát riêng phân môn LTVC cho thấy: Số tiết dự/ Kết quả khối lớp Đạt khá, Đạt yêu cầu và có hạn chế tốt Số Cơ bản Thiếu Rời rạc chưa Lựa chọn PP Chưa Tổng Khối/lớp tiết đạt được hệ thể hiện mối hình thức phát Số dự các yêu thống quan hệ trong chưa phù huy cầu các BT hợp Khối 2 4 1 1 1 1 3 Khối 3 10 2 2 3 1 7 8 Khối 4 4 1 1 1 1 1 3 Khối 5 4 1 2 2 3 3 3 Cộng 22 5 5 7 6 12 17 Qua bảng phân loại tiết dạy trên cho thấy: -Tỷ lệ GV dạy TTVC (nói chung) và lớp 3: đạt khá, tốt 5/22 tiết (tỷ lệ 22,7%) trong đó lớp 3: 2/10 tiết. - Tỷ lệ GV dạy đạt yêu cầu (mắc vào những hạn chế cơ bản): 17/22 (tỷ lệ 81,9% ) trong đó lớp 3: 8/10 tiết (tỷ lệ 80%) Kết quả chất lượng phân môn đọc hiểu trong đó LTVC ở đợt 1 cũng còn nhiều hạn chế.
  5. (số liệu chất lượng Đọc hiểu khối 3 đợt 1): Khối 3: TB: 74%; KG: 20% Trước thực trạng trên, là người quản lý chỉ đạo tôi luôn băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học LTVC của các lớp nói chung và lớp 3 (nói riêng)? Đó chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài này. II- Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học LTVC lớp 3 ở trường TH Cam Thủy, Lệ Thủy. 1- Biện pháp 1: Chỉ đạo GV hệ thống hoá một số dạng bài tiêu biểu trong LTVC lớp 3 có liên quan đến lớp 2 và lớp 4: Bảng hệ thống các dạng bài: Hệ thống hoá một số dạng bài Dạng bài ở lớp 3 Đã học ở lớp 2 Sẽ học ở lớp 4
  6. 1-Ôn tập về chỉ sự vật ở lớp 2 đã học: 2 tiết Học tiếp và ở dạng khái quát (danh từ) 2- Ôn tập về chỉ hoạt động ở lớp 2 đã học: 2 tiết Học tiếp và ở dạng khái trạng thái quát (động từ) 3- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm ở lớp 2 đã học: 1 tiết Học tiếp và ở dạng khái 4- Ôn kiểu câu: Ai là gì? (2 quát (tính từ) tiết, tuần 2, tuần 4) Lớp 2 đã học 3 tiết Học: Câu kể? Ai là gì? 5- Ôn kiểu câu: Ai là gì? (2 chủ ngữ, vị ngữ... tiết, tuần 8, tuần 11) Lớp 2 đã học 3 tiết Câu kể: Ai là gì? vị ngữ, 6- Ôn tập kiểu câu: Ai thế chủ ngữ... nào? (2 tiết, tuàn 14, tuần Lớp 2 đã học 3 tiết Câu kể: Ai thế nào? chủ 17) ngữ, vị ngữ... 7- So sánh: 6 tiết (T1, T3,T5,T7,T10,T12) ở lớp 2: Chưa học Vận dụng bài vào thực hành ở viết TLV (chứ 8- Nhân hoá: 6 tiết (T19, không có bài riêng) T21, T23, T25, T28, T33) ở lớp 2: Chưa học Vận dụng bài vào thực hành ở viết TLV (chứ không có bài riêng) Qua bảng hệ thống nhằm giúp GV: - Có một cách nhìn tổng quát toàn bộ nội dung bài học. - Vừa lại có cách nhìn chuyên sâu vào từng dạng bài, từng mạch KT,KN. - Trên cơ sở đó để thiết kế bài dạy một cách có hệ thống (biết được HS đã có gì? cần gì? và sẽ tiếp tục học thêm gì ở các lớp trên...) 2- Biện pháp 2: Chỉ đạo dạy các dạng bài tiêu biểu LTVC ở lớp 3: ở lớp 3 phân môn LTVC có những dạng bài tiêu biểu sau: - Mở rộng vốn từ. - Ôn luyện kiến thức đã học. - Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hoá. 2.1- Dạy dạng bài: Mở rộng vốn từ: Đối với kiểu bài này được gắn với chủ điểm được học: Măng non, mái ấm, thành thị, nông thôn, bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất. Các bài mở rộng vốn từ đều được cấu trúc thông qua hệ thống bài tập.
  7. Để dạy tốt dạng bài này, ngoài việc GV cần thực hiện các quy trình giải quyết bài tập mà SGV đã hướng dẫn, GV cần thực hiện tốt các việc sau: Việc 1: Tìm hiểu từ ngữ theo chủ điểm, GV gợi mở đề HS nhớ lại chủ điểm, các từ ngữ làm nổi bật chủ điểm để HS sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm, sử dụng tiếng mẹ đẻ để chủ động, tích cực huy động vốn từ. Việc 2: Tìm hiểu nghĩa của từ: Thực hiện một cách nhẹ nhàng, linh hoạt thông qua nhiều hình thức như vấn đáp, trực quan, đặt câu... Việc 3: Hệ thống hoá phân loại vốn từ: Sau khi HS đã huy động từ, GV định hướng cho HS sắp xếp các từ tìm được theo hệ thống và phân loại từ. Ví dụ: Dạy bài: Mở rộng vốn từ về thiếu nhi (tuần 2) Sau khi HS thảo luận BT 1, GV định hướng cho HS huy động kết quả theo nhóm như sau: - Từ ngữ chỉ trẻ em: Thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, trẻ nhỏ, trẻ con... - Từ ngữ chỉ tính nết trẻ em: Ngoan ngoản, lễ phép, ngây thơ, hồn nhiên... - Từ ngữ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: Thương yêu, yêu quí, quan tâm, săn sóc, nâng nui... Việc 4: Luyện cách sử dụng từ: Thông qua việc trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đặt câu... (thông qua hệ thống BT tiếp). Ví dụ: Trở lại với bài: Mở rộng vốn từ về thiếu nhi ( tuần 2). BT2: (SGK) có dạng: Tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì? con gì?): VD: Ai là măng non đất nước. Thiếu nhi là măng non đất nước. BT3: (SGK): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: VD: Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc * Tóm lại: Khi dạy dạng bài mở rộng vốn từ: GV cần thực hiện tốt 4 việc trên, để thực hiện 4 việc trên, GV cần nghiên cứu kỹ SGK, hệ thống bài tập, nắm mối quan hệ giữa các bài tập nhằm giúp HS nắm KT,KN một cách có hệ thống. Vừa mở rộng vốn từ, vừa giúp HS hiểu nghĩa, phân loại từ lại vừa luyện cách sử dụng từ (luyện từ) được mở rộng trong mối quan hệ giáo tiếp...) - đây là dạng bài tập mở nên khi dạy GV cần linh hoạt tạo điều kiện giúp HS tích cực mở rộng vốn hiểu biết đồng thời cũng hết sức nhanh nhạy, tinh ý phát hiện lỗi ở HS để chủ động trong các tình huống. 2.2- Dạy dạng bài ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2: * Bao gồm các kiểu bài:
  8. + Ôn các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thông qua bài tập có yêu cầu nhận diện). + Ôn các kiểu câu đã học ở lớp 2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) là gì? Ai thế nào. Thông qua các dạng bài tập: Trả lời câu hỏi, tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho từng bộ phận, đặt câu theo mẫu, ghép các bộ phận thành câu. + Ôn về một số dấu câu cơ bản: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than (thông qua các dạng bài tập). * Cách dạy từng kiểu bài: 2-2-1: Dạng bài: Ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm: Khi dạy các dạng bài trên GV cần làm tốt các vịêc sau: Việc 1: Gắn bài dạy với hệ thống KT,KN đã được học ở lớp 2 đẻ biết : HS đã có gì (củng cố gì), HS học mới thêm gì ở lớp 3 và sẽ được tiếp tục học thêm nội dung gì ở lớp 4. Việc 2: Tổ chức hoạt động học tập (thông qua lệnh bài tập) để củng cố KT,KN học sinh đã học ở lớp 2. Việc 3: Gợi ý để HS tưh khám phá, chiếm lĩnh KT,KN cần học của bài học. Việc 4: Chốt lại KT,KN cần ôn tập, rèn luyện và gợi mở cho HS tiếp tục có suy nghĩa khám phá vấn đề vào các lớp trên. Ví dụ: Dạng bài: Ôn tập về từ chỉ sự vật (tuần 1). - GV gợi ý HS nhớ lại KT về từ chỉ sự vật đã học ở lớp 2 để thực hiện BT1: Tìm từ chỉ sự vật trong khổ thơ. Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Sau khi HS đã tìm được các từ chỉ sự vật (tay, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai). GV cho HS nhắc lại từ chỉ sự vật đó là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối... Trên cơ sở đó, HS tìm sự vật được so sánh (BT2): phép so sánh các sự vật với nhau: Hai bàn tay so sánh Hoa đầu cành Cánh diều so với dấu "á" Đến bài tập 3: Yêu cầu: Trong những hình ảnh so sánh ở BT2, em thích hình ảnh nào? (bước đầu nhận biết tác dụng của sự so sánh) Như vậy, so với lớp 2, lớp 3 đã nâng cao một bước về từ chỉ sự vật đó là: phép so sánh sự vật với nhau, cách dùng từ, luyện từ chỉ sự vật... Đến lớp 4: Sẽ tiếp tục học và được khái quát thành: Danh từ.
  9. Tương tự như vậy đối với bài: Ôn tập từ chỉ hoạt động, trạng thái (tuần 7): Dựa vào KT,KN đã có ở lớp 2 để củng cố lại từ chỉ hoạt động, trạng thái và vận dụng để tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái qua văn bản, phân biệt được từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái (lớp 3) gợi mở đến lớp 4 sẽ khái quát thành động từ.... Đối với bài: Ôn tập từ chỉ đặc điểm (tiến hành tương tự các bài trên); đến lớp 3, HS biết dựa vào từ chỉ đặc điểm sự vật để sử dụng trong biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá. Đến lớp 4 được khái quát thành tính từ. 2-2-2: Dạy bài: Ôn các kiểu câu đã học ở lớp 2: Bao gồm các bài: Ôn tập kiểu câu : Ai là gì? Ôn tập kiểu câu: Ai làm gì? Ôn tập kiểu câu: Ai thế nào? Thông qua các dạng bài tập. Đối với kiểu bài trên khi dạy GV cần chú ý: - Sự kế thừa, phát triển về KT, KN ở từng lớp. Ví dụ: ở lớp 2: HS được làm quen và nắm cấu trúc câu: Ai là gì? (thông qua mẫu (tuần 3) và đặt câu hỏi để tìm vế trả lời cho ý: Ai là gì? (tuần 6) ở dạng câu ngắn , đơn giản như: "Nam là một học sinh giỏi". Lớp 3: Vẫn tiếp tục ôn lại mẫu câu Ai là gì? nhưng đi sâu vào đặt câu hỏi tìm bộ phận "là gì" trong câu, câu dài, phức tạp hơn như: "Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam" và đặt câu theo chủ đề (kỹ năng vận dụng mẫu câu ở lớp 3 cao hơn . Cũng mẫu câu Ai là gì? nhưng đến lớp 4: vận dụng vào kiểu: câu kể Ai là gì? chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? Tương tự như vậy đối với các bài ôn tập kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? - Xác định nội dung, KT,KN của tiết học (nhất là KT,KN trọng tâm). - Lựa chọn phương pháp và cách tổ chức hoạt động phù hợp với yêu cầu mức độ của từng bài để phát huy tốt khả năng HS trong việc củng cố, mở rộng mẫu câu, mức độ vận dụng. 2.2.3- Dạy dạng bài làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá: 2.2.3.1- Dạy biện pháp so sánh: Có các dạng bài tập: nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh, tập nhận biết tác dụng của biện pháp so sánh, tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh. Khi dạy kiểu bài này, GV cần giúp HS liên hệ lại các bài về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và đặc điểm để giúp HS có kỹ năng trong việc thực
  10. hiện các bài tập một cách chủ động, thuần thục. Dựa vào đặc điểm sự vật để so sánh...Phân biệt được hình ảnh so sánh và từ so sánh, cái so sánh và cái được so sánh. - Nắm vững mối quan hệ, mức độ yêu cầu từng bài. 2.2.3.2- Dạy biện pháp nhân hoá ở lớp 3: SGK TV 3: Có 6 tiết Bao gồm các dạng bài tập: Nhận diện phép nhân hoá trong câu, cái gì được nhân hoá, nhân hoá bằng cách nào, tập nhận biết cái hay của nhân hoá, vận dụng viết câu hay đoạn văn có dùng biện pháp nhân hoá. Khi dạy giáo viên cần: - Nắm vững mức độ, yêu cầu từng tiết, mối quan hệ chặt chẽ từng bài, từng tiết để tổ chức tiết học đảm bảo tính kế thừa, tính lôgích và tính hệ thống. Ví dụ: Dạy bài LTVC tuần 28: Nhân hoá, ôn tập cách đặt câu. - GV phải nắm được vị trí tiết dạy trong hệ thống dạng bài: là tiết thứ năm và trước đó đã học 3 cách nhân hoá (tuần 21), Vì vậy, GV cần tổ chức cho HS củng cố lại 3 cách nhân hoá đã học đó là: + Các sự vật được gọi bằng từ dùng để gọi người. + Tả sự vật bằng từ dùng để tả người, ví dụ: bật lửa, trốn... + Nói với sự vật thân mật như nói với người: Ví dụ: gọi mưa. Trên cơ sở đó, HS làm bài tập 1 và tự nêu thêm 1 cách nhân hoá mới qua 2 VD: "Bèo lục bình" và "Chiếc xe lu". Sự vật tự xưng (Bèo lục bình tự xưng : Tôi Chiếc xe lu tự xưng; Tớ...) Cách nhân hoá mới là: Sự vật tự xưng... Như vậy, chỉ thông qua BT1: Gv giúp HS tự củng cố, hệ thống hoá được 3 cách nhân hoá đã học, tự chiếm lĩnh thêm một cách nhân hoá mới. Tổ chức bài học như trên tạo được sự tích cực, chủ động của người học, tiết dạy mang lại hiệu quả cao, đảm bảo chặt chẽ có hệ thống trong KT,KN. 3-Biện pháp 3: Chỉ đạo thao giảng rút kinh nghiệm * Mỗi dạng bài chỉ đạo thao giảng 1 tiết để rút kinh nghiệm: - Dạng mở rộng vốn từ: Thao giảng bài: Mở rộng vốn từ về thiếu nhi (tuần 2). - Dạng ôn tập các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động...Thao giảng bài: ôn tập từ chỉ sự vật (tuần 1) - Dạng ôn tập các kiểu câu: Thao giảng bài: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi, ôn tập kiểu câu Ai là gì? (tuần 2) - dạng bài làm quen với các biện pháp tư từ, so sánh, nhân hoá: Thao giảng bài: Nhân hoá... (tuần 28)
  11. * Qua thao giảng, rút kinh nghiệm nhằm: + Vừa minh hoạ, vừa khẳng định các biện pháp chỉ đạo. III- Kết quả : Các biện pháp trên được áp dụng ở các đối tượng sau: GV dạy ở trường TH Cam Thủy, ở sinh hoạt chuyên môn liên trường cụm 3, cụm 4, ở đội tuyển dự thi GVDG Tỉnh. * Kết quả cụ thể: - ở trường TH Cam Thủy: + Qua thăm dò nhận thức của 13 GV: Có 13 GV đều nhận thức được vấn đề, đều khẳng định cách làm trên là tốt. + Qua dự giờ khảo sát: Dự 6 GV của 3 khối 2,3,4 với tổng số: 12 tiết. Trong đó: xếp tốt: 3 tiết, khá: 7 tiết, ĐYC: 2 tiết, yếu: 0. Hầu hết các tiết dạy đã áp dụng các biện pháp trên nên đảm bảo tính chủ động, tích cực, có hệ thống. + Về chất lượng phân môn LTVC : Đã được nâng lên rõ rệt nhất là khối 3: Đợt 1: TB: 74%; KG: 20% Đợt 2: TB: 76,9%; KG: 41,5% Đợt 3: TB: 93,9%; KG: 66,7% Đợt 4: TB: 95,4%; KG: 73,8% - ở liên trường: Đã áp dụng để chỉ đạo các tiết dạy LTVC (cụm 4, cụm 3). - áp dụng để tập huấn, tư vấn bài dạy cho GV dự thi GVG Tỉnh 2 tiết LTVC (lớp 2: đ/c Thịnh, lớp 3 đ/c Thu Hà) và đã góp phần vào thành công tốt: Tiết đ/c Thịnh đạt tốt mức 19 điểm, tiết LTVC lớp 3 đ/c Hà: 20/20 điểm (là tiết dạy đạt xuất sắc nhất của hội thi GVG Tỉnh). Kết luận và bài học kinh nghiệm * Kết luận: Nhờ thực hiện các biện pháp chỉ đạo GV dạy học LTVC như trên đã tạo được sự chủ động cho GV trong cách dạy: Từ khâu thiết kế dạy học đến việc tổ chức, hướng dẫn, điều hành các hoạt động học tập của HS. HS phát huy được khả năng vốn có của mình (đã học ở lớp dưới, tiết trước, tiếng mẹ đẻ...) chủ động, tích cực, hứng thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng; tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, hệ thống và lôgích. * Bài học kinh nghiệm: Muốn nâng cao chất lượng dạy học TV nói chung và LTVC nói riêng. Người quản lý cũng như GV trước hết phải có tâm huyết với môn học, chủ động trong việc nắm bắt hệ thống kiến thức, kỹ năng môn học, bài học.
  12. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và đối tượng, nghiên cứu kỹ CT-SGK, SGV để đặt được bài dạy, tiết dạy, bài tập trong mạch kiến thức kỹ năng vốn có nhằm hiểu được HS đã có gì, cần gì, và sẽ học tiếp gì. Nắm vững đặc điểm các dạng bài, kiểu bài để lựa chọn phương pháp, cách tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức một cách phù hợp... Có biện pháp củng cố, khắc sâu, mở rộng bài học cho HS một cách hợp lý. Xếp loại của HĐKH trường Người viết sáng kiến Hoàng Thị Sáng
nguon tai.lieu . vn