Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI THÔNG QUA BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNGI- CƠ CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ- SINH HỌC 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) TẠI TRƯỜNG THPTBC TRẦN QUỐC TOẢN- NINH THUẬN
  2. A-PHẦN MỞ ĐẦU I- TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chươngI- Cơ chế di truyền, biến dị- Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản- Ninh Thuận”. II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Năm học 2010-2011 với chủ đề: “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục- Đào tạo: “ Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý”’, Sở Giáo dục- Đào tạo Ninh Thuận đã có các giải pháp quyết liệt chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn ngành giáo dục xác định: Nâng cao chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược, là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi giáo viên. Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực tự nghiên cứu, phương pháp tự học của học sinh trên cơ sở phù hợp đặc trưng môn học. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải tập trung đổi mới phương pháp dạy học . Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên bộ môn đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh biết cách học sáng tạo, chủ động trong giờ học và qua đó học sinh tự mình tìm hiểu và khám phá tri thức mới thông qua bài học. Với thực tiễn giảng dạy nhiều năm môn sinh học 12 và cơ sở lý luận dạy học đã tiếp thu được, tôi nhận thấy : Để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh nâng cao kết quả dạy học thì giáo viên bộ môn cần có sự định hướng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, học sinh phải tích cực chủ động, chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Sáng kiến kinh nghiệm : “ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chươngI- Cơ chế di truyền, biến dị- Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản- Ninh Thuận” là một biện pháp tôi đã thực hiện có hiệu quả giúp giáo viên và học sinh linh hoạt, chủ động trong các giờ học đã góp phần nâng cao kết quả dạy và học phần di truyền biến dị. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được trình bày theo hướng dẫn của đợt tập huấn phương pháp nghiên cứu sư phạm ứng dụng tại Đà Nẵng, tháng 12/2010 có một số điểm khác so với dàn ý hướng dẫn của Sở nên còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cám ơn !
  3. B- PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU: I.1- Thực trạng việc dạy và học chương I- Cơ chế di truyền, biến dị – Sinh học lớp 12 ở trường THPT BC Trần Quốc Toản: + Nội dung kiến thức: Chương I- Cơ chế di truyền và biến dị gồm 7 bài được phân phối trong 7 tiết lý thuyết và 1 tiết bài tập (từ tiết PPCT 1 đến tiết PPCT 8). Nội dung các bài học khá dài so với thời lượng 1 tiết học 45 phút; đa số kiến thức đi sâu vào bản chất, cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, nâng cao và mang tính kế thừa kiến thức cơ bản đã học ở lớp 9. Vì vậy, bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức di truyền, biến dị ở lớp 9 mới dễ dàng lĩnh hội kiến thức di truyền, biến dị lớp 12. + Đối tượng học sinh: Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm môn sinh học của học sinh khối 12 trường THPT BC Trần Quốc Toản năm học 2010-2011 rất thấp, cụ thể hai lớp 12A1 và 12A2: Trung bình chiếm 25,6%, yếu chiếm 72,1%, kém chiếm 2,3%. Hầu hết học sinh không còn nhớ và bị hỏng cơ bản kiến thức di truyền và biến dị đã học ở lớp 9, lớp 10. Đa số học sinh chưa có kỹ năng tự nghiên cứu, chưa có phương pháp tự học, tự tìm hiểu kiến thức. Ý thức tự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp còn hạn chế, có thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự truyền đạt một chiều từ giáo viên. + Đối tượng giáo viên: Khi thiết kế giờ dạy, giáo viên thường dành thời gian 45 phút tập trung chuyển tải nội dung bài học, chưa thật sự chú trọng khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới cho tiết học sau. Giáo viên thường giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới một cách chung chung theo kiểu :” Về nhà chuẩn bị bài....” nên học sinh rất khó khăn, lúng túng khi chuẩn bị bài học mới:“ Chuẩn bị nội dung gì? Yêu cầu nội dung thế nào?...” Qua thực tế giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng nhóm chuyên môn, tôi nhận thấy: Việc dạy và học chương cơ chế di truyền, biến dị lớp 12 sẽ rất vất vả cho giáo viên và khó khăn học sinh nếu chỉ tập trung 45 phút vào bài mới với kiến thức quá “mới”, quá dàiù mà không có sự chuẩn bị trước một cách cụ thể, trọng tâm . Tình trạng dạy “ cháy giáo án “ là không thể tránh khỏi, kết quả dạy và học chương này không cao. I. 2- Giải pháp thay thế: Tôi đã tìm các biện pháp để nâng cao kết quả dạy học chương I bắt đầu từ việc chọn cách thức hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới cho tiết học sau một cách cụ thể. Tôi đã quyết định xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo mục tiêu cần đạt của mỗi bài học . Nội dung bài học sau được chuyển đến cho học sinh từ tiết học trước thông qua bộ câu hỏi định hướng để mỗi học sinh có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà. Bộ câu hỏi sẽ định hướng học sinh tập trung tự ôn tập kiến thức di truyền, biến dị liên quan cần thiết đã học ở lớp 9 và tìm hiểu kiến thức di truyền, biến dị cần lĩnh hội ở lớp 12. Giờ học trên lớp, giáo viên tập trung giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thảo luận và đúc kết lại những vấn đề trọng tâm nhất của bài học. I.3- Xác định vấn đề nghiên cứu:
  4. + Giả thuyết nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I có giúp học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn không? Việc chuẩn bị bài mới theo bộ câu hỏi định hướng có làm tăng kết quả dạy học chương di truyền, biến dị không? + Vấn đề nghiên cứu: Kết quả kiểm chứng cho thấy việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng từng bài chương I đã giúp học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn và làm tăng kết quả dạy học chương di truyền biến dị – Sinh học 12 . II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . II.1- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Trường THPT BC Trần Quốc Toản – Ninh Thuận. + Giáo viên: Bản thân tôi- Lê Thị Ngọc Bích có kinh nghiệm hơn 15 năm giảng dạy liên tục bộ môn sinh học lớp 12. + Học sinh: Chọn hai lớp 12A1 và 12A2 do tôi phụ trách giảng dạy. Hai lớp tương đương về số lượng, ý thức học tập và kết quả điểm số trong đợt kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 12. II.2- Thiết kế nghiên cứu: II.2.1- Mẫu đo: - Chọn lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm. - Chọn lớp 12A2 làm lớp đối chứng. II.2.2- Công cụ đo: II.2.2.1- Công cụ đo kết quả dạy học: - Dùng bài kiểm tra chất lượng đầu năm gồm các kiến thức di truyền biến dị lớp 9, 10 làm bài kiểm tra trước tác động. (Phụ lục trang 15 trang 16) - Dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai lớp trước khi tác động. Kết quả như sau: Bảng 1: Kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương ( Phụ lục trang 22) Chỉ số Thực nghiệm 12A1 Đối chứng 12A2 TBC 4,6 4,5 p 0,48 Phép kiểm chứng trên có giá trị p= 0,48 >0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, chứng tỏ hai lớp tương đương nhau về chất lượng học tập. * Dùng bài kiểm tra 15phút cuối chương I gồm các kiến thức có trong bộ câu hỏi định hướng làm bài kiểm tra sau tác động. Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng kết quả của tác động đối với hai nhóm thực nghiệm và đối chứng: Bảng 2: Phương án kiểm chứng đo kết quả học tập Nhóm Kiểm tra trước tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm K1TN K2TN Đối chứng K1ĐC K2ĐC II.2.2.2- Công cụ đo thái độ:
  5. Dùng thang đo gồm 6 câu hỏi để đo thái độ chuẩn bị bài mới ở lớp 12A1 sau khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I. (Phụ lục trang 19) * Mỗi câu hỏi gồm 4 mức độ trả lời A, B, C, D ứng với điểm số 4, 3, 2, 1 Cách đánh giá hiệu quả tác động thông qua thang đo thái độ như sau: Điểm từ 21 đến 24: Tác động có hiệu quả rất cao Điểm từ 15 đến 20: Tác động có hiệu quả Điểm từ 11 đến 14: Tác động chưa có hiệu quả Điểm từ 06 đến 10: Tác động có hiệu quả rất kém * Kiểm chứng độ tin cậy của thang đo theo phương pháp chia đôi dữ liệu, dùng công thức tính độ tin cậy Spearman- Brown. III.3- Quy trình nghiên cứu: - Tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Thiết kế bài học, chọn lựa phương pháp dạy học ở hai lớp tương tự nhau. + Lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học dành 5 phút cuối tiết để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới có sử dụng bộ câu hỏi định hướng (Phụ lục trang 10 trang 14). + Lớp 12A2 làm lớp đối chứng: Trong thiết kế bài học, phần hướng dẫn chuẩn bị bài mới không sử dụng bộ câu hỏi định hướng. - Sau khi học xong chương I, tiến hành thực hiện bài kiểm tra 15 phút gồm 10 câu trắc nghiệm cho cả 2 lớp ( Phụ lục trang 17  trang 18 ) và điều tra lấy ý kiến học sinh lớp 12A1 sau khi được giáo viên hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định hướng để chuẩn bị bài mới (Phụ lục trang 19). III- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN: III.1- Phân tích dữ liệu: + Khảo sát kết quả trước và sau tác động ( Phụ lục trang 22) Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra 15phút cuối chương I (sau tác động) Thực nghiệm 12A1 Đối chứng 12A2 Điểm trung bình 5,7 5,02 Độ lệch chuẩn 1,41 1,62 Giá trị p của T-test 0,02 Trong phần II.2 cho thấy kết quả kiểm tra chất lượng của 2 lớp 12A1 và 12A2 trước khi giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng là tương đương nhau. Sau khi được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng, kết quả kiểm chứng T-test độc lập có p= 0,02 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, nghiêng về lớp thực nghiệm. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động giữa 2 lớp 12A1 và 12A2:
  6. 6 5 4 Lớp 12A2 3 Lớp 12A1 2 1 0 Trước tác Sau tác động động Dựa vào kết quả trên, tôi có thể nhận định: Việc giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng đã mang lại kết quả, bài kiểm tra sau tác động có kết quả cao hơn bài kiểm tra trước tác động. + Kết quả điều tra thái độ chuẩn bị bài mới của học sinh lớp 12A1 sau khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I. Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu có kết quả sau: Hệ số tương quan chẵn lẻ= 0,57. Độ tin cậy Spearman-Brown= 0,73 > 0,7. Chứng tỏ dữ liệu thu được là đáng tin cậy. Thang đo có giá trị. Kết quả điều tra thái độ chuẩn bị bài mới của học sinh lớp 12A1 sau khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I ( Phụ lục trang 20 ) Kết quả Số lượng Tỉ lệ Điểm từ 21 đến 24 00 00 Điểm từ 15 đến 20 28/43 65,1% Điểm từ 11 đến 14 13/43 30,2% Điểm từ 06 đến 10 02/43 4,7% Qua kết quả điều tra, 65,1% học sinh đánh giá cao hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng chương I. Nhờ được giáo viên hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định hướng nên các em chuẩn bị bài mới dễ dàng hơn, thái độ chuẩn bị bài tích cực hơn. Như vậy, việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thông qua bộ câu hỏi định hướng là một biện pháp có hiệu quả và cần thiết. III.2- Bàn luận: Kết quả kiểm tra cuối chương và kết quả điều tra thái độ cho thấy việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I đã hỗ trợ giúp học sinh chuẩn bị bài mới dễ dàng, hiệu quả và tích cực hơn. Trong các tiết học, giáo viên không phải tốn thời gian cho việc nhắc lại kiến thức cũ, học sinh chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức nên rất thuận lợi cho giáo viên chọn lựa phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao kết quả dạy và học chương di truyền và biến dị. * Hạn chế của sáng kiến: Khi nghiên cứu đề tài này, do đặc thù công tác của bản thân nên mẫu đo không lớn, số lượt nghiên cứu còn ít .
  7. IV- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: IV.1- Kết luận: - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là một khâu quan trọng góp phần nâng cao kết quả dạy học. Chuẩn bị bài mới tốt, học sinh sẽ nắm bắt được những vấn đề quan trọng, trọng tâm của bài học; tự xác định được những vấn đề đã biết, đã học và những vấn đề chưa biết, chưa hiểu từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện khâu chuẩn bị bài mới đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả giờ học, giáo viên cần tìm các biện pháp hướng dẫn học sinh tự lĩnh hội kiến thức trong đó việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng học sinh chuẩn bị bài mới là một biện pháp khả thi, hiệu quả. - Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng từng bài chương I đã giúp học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn, học sinh và giáo viên cùng chủ động, tích cực làm tăng kết quả dạy - học chương di truyền biến dị – Sinh học 12 V.2- Khuyến nghị: - Giáo viên dạy bộ môn sinh học có thể xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng học sinh chuẩn bị bài mới ở tất cả các chương của chương trình sinh học 12. Kinh nghiệm này có thể được áp dụng đối với các môn học có nội dung kiến thức xây dựng theo hướng đồng tâm, nâng cao. - Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng, giáo viên phải tìm hiểu kỹ hệ thống cấu trúc và sự liên thông chương trình của bộ môn ở các lớp cấp THCS và THPT ; phải hiểu rõ năng lực học tập bộ môn của đối tượng học sinh để xây dựng nội dung bộ câu hỏi phù hợp, sử dụng hiệu quả.
  8. C- PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng- môn Sinh học 9 - Bộ giáo dục- Đào tạo 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng- môn Sinh học 12 - Bộ giáo dục- Đào tạo 3. Hướng dẫn thực hiện chương trình- Sách giáo khoa Sinh học 12 - Bộ giáo dục- Đào tạo 4. Lý luận dạy học ( tập 1) - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 6. Sách giáo khoa Sinh học 9 - Nhà xuất bản giáo dục 7. Sách giáo khoa Sinh học 12( Chương trình chuẩn) - Nhà xuất bản giáo dục
  9. D- PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI I- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN BỊ BÀI MỚI CHƯƠNG I- SINH HỌC 12 ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Học sinh tự ôn tập kiến thức đã học ở chương trình lớp 9, lớp 10 và tìm hiểu các kiến thức lớp 12 để chuẩn bị cho bài học mới theo bộ câu hỏi định hướng từng bài học như sau: I.1- BÀI 1:GEN, MÃ DI TRUYỀN , QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN. Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9 ( Chương III), lớp 10 ( Chương 1. Gen: sinh học tế bào) - Khái niệm gen cấu trúc? - Dấu hiệu phân biệt từng vùng trên 1. Cấu trúc của phân tử ADN? gen? Chức năng của từng vùng? Nguyên tắc cấu trúc bổ sung của ADN. 2. Mã di truyền: 2. Bản chất hóa học và chức năng của - Mã di truyền là gì? gen? - Thế nào là mã bộ ba? Giải thích tại sao 3. Tương quan về số lượng, thành phần mã di truyền là mã bộ ba. giữa axitamin và nuclêôtic? Nêu các đặc điểm của mã di truyền? 4. Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân 3. Quá trình nhân đôi của ADN: thực diễn ra ở giai đoạn nào của chu kỳ - Tác động của các loại enzim tham gia? phân bào? ( Loại enzim? Chiều tác động?) 5. Mô tả các bước quá trình nhân đôi của - Cơ chế tháo xoắn, cơ chế tổng hợp ADN. mạch ADN mới diễn ra thế nào? - Nguyên tắc của quá trình nhân đôi ADN? - Kết quả của quá trình nhân đôi?
  10. I.2- BÀI 2: PHIÊN MÃ- DỊCH MÃ Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9 ( ChươngIII), lớp 10( Sinh học tế 1. Cơ chế phiên mã tổng hợp ARN: bào) - Loại enzim tác động? Chiều tác động 1. Cấu trúc và chức năng của các loại của enzim? ARN? - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra như 2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc thế nào? nào? - Nguyên tắc tổng hợp ARN? 3. Nêu bản chất mối quan hệ giữa Gen- - Phân biệt kết quả quá trình phiên mã ở ARN? sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân 4. Cấu trúc và chức năng của prôtêin? thực? 5. Mối liên hệ giữa ADN-ARN và 2. Cơ chế dịch mã tổng hợp Prôtêin: prôtêin Tìm hiểu: -Vị trí dịch mã? - Diễn biến các bước của quá trình dịch mã? - Kết quả quá trình dịch mã? I.3- BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 10( Chương chuyển hóa vật chất và 1. Hoạt động của gen có những mức độ năng lượng trong tế bào) điều hòa nào? Ở tế bào nhân sơ sự điều 1. Tại sao trong tế bào, các loại Prôtêin hòa xảy ra chủ yếu ở mức nào? không tổng hợp cùng lúc? 2. Operon là gì? Một operon gồm những 2. Làm thế nào để điều hòa hoạt động vùng nào? ( Cấu trúc của operon Lac) tổng hợp prôtêin của gen? 3. Gen điều hòa là gì? Vai trò của gen điều hòa 4. Hoạt động, chức năng của gen điều hòa R, vùngP, vùngO, nhóm gen Z, Y, A ở sinh vật nhân sơ khi : - Môi trường không có lactôzơ - Môi trường có lactôzơ I.4- BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9: (Chương IV: Biến dị) 1. Đột biến gen: 1. Đột biến gen là gì? Hãy liệt kê các Phân biệt khái niệm đột biến và thể đột loại đột biến điểm? biến? 2. Nguyên nhân phát sinh đột biến 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
  11. gen? Vai trò của đột biến gen? - Tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen 3. Tìm một số ví dụ về đột biến gen do: có thể có lợi, có hại hoặc trung + Kết cặp không đúng khi nhân đôi tính. ADN. + Tác động của các tác nhân gây đột biến từ môi trường. - Tìm hiểu sự phát sinh đột biến theo cơ chế: Gen  tiền đột biến đột biến gen 3. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen: - Hậu quả của các dạng đột biến điểm đến sản phẩm tổng hợp (ARNm , prôtêin)? - Vì sao đột biến gen là lặn và thường có hại? I.5- BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ- ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9: ( Chương II: Nhiễm sắc thể) 1/ Hình thái- cấu trúc NST: Lớp 10: ( Chương IV: Phân bào) - Cấu trúc siêu xoắn của NST? 1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc (Tìm hiểu cấu trúc và kích thước thể của mỗi loài sinh vật? NST ở các mức độ xoắn: ( Phân biệt: Nuclêôxôm, mức xoắn 1, mức xoắn - Bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng 2, Mức xoắn 3, NST.) bội. - Điểm khác nhau giữa NST ở nhân - Bộ NST tương đồng, bộ NST sơ và nhân thực. không tương đồng. 2/ Đột biến cấu trúc NST: - NST đơn , NST kép) - Đặc điểm, nội dung khái niệm, 2. Vai trò của bộ NST đối với sự di hậu quả và vai trò từng dạng đột truyền tính trạng? biến cấu trúc? ( Mất đoạn, lặp 3. Phân bào nguyên phân gồm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) những kỳ nào? Diễn biến cơ bản - Tìm một số ví dụ về đột biến cấu của NST ở các kỳ ? trúc NST 4. Cấu trúc hiển vi, siêu hiển vi của NST? 5. Mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST? Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST? Tính chất của đột biến NST?
  12. I.6- BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9: ( Chương II: Nhiễm sắc thể) 1. Đột biến thể lệch bội: Lớp 10: ( Chương IV: Phân bào) - Phân biệt thể không, thể một, thể 1. Các dạng biến đổi số lượng NST ba, thể bốn? ở một cặp NST? - Cơ chế phát sinh các dạng đột 2. Cơ chế hình thành thể đột biến có biến lệch bội ( 2n+1 ), ( 2n-1 ), bộ NST ( 2n+1 ) và ( 2n-1 ) ( 2n-2), (2n+2) 3. Thể đa bội là gì? Sự hìnhthành thể - Tìm ví dụ về hậu quả của đột biến đa bội do nguyên phân, giảm phân lệch bội không bình thường diễn ra thế 2. Đột biến thể đa bội: nào? - Phân biệt khái niệm dị đa bội và 4. Tìm ví dụ mô tả giống cây trồng tự đa bội ( đa bội chẵn, đa bội lẻ) đa bội ở Việt Nam - Cơ chế phát sinh dị đa bội và tự đa bội - Đặc điểm của thể đa bội , vai trò của thể đa bội trong chọn giống và tiến hóa I.7- BÀI 7: THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI. Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 Lớp 9: ( Chương II: Nhiễm sắc thể) - Đặc trưng về số lượng bộ NST - Cách sử dụng kính hiển vi quang người bình thường học ở các lớp dưới. - Tìm hiểu các dạng đột biến số - Cách quan sát tiêu bản cố định lượng NST thường xảy ra ở người: Hội chứng Đao, tơcnơ, XXX, claiphentơ - Vận dụng kiến thức đã học, giải thích cơ chế hình thành các dạng đột biến trên.
  13. II. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là A. Glucôzơ B. Saccarôzơ C. Axit amin D. Axit béo Câu 2: Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt bởi. A. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin. B. Số lượng, thành phần axit amin và cấy trúc không gian của prôtêin C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin, cấu trúc không gian của prôtêin. D. Số lượng, trật tự xắp xếp các axit aim và cấu trúc không gian của prôtêin. Câu 3: Mỗi nuclêôtit cấu tạo bởi 3 thành phần là A. 1 phân tử đường pentôzơ và 1 phân tử H3PO4 B. 1 nhóm phôtphat và bazơ nitric. C. 1 phân tử đường pentôzơ, 1 nhóm phôtphat và 1bazơ nitric. D. 1 phân tử đường pentôzơ và 1 bazơnitric Câu 4: ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân cấu tạo nên ADN là A. A, T, G, X. B. A, U, G, X. C. T, G, X. D. U, G, X. Câu 5: Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình A. Tự sao B. Phiên mã C. Dịch mã D. Phân bào Câu 6: Ở người (2n=46), số NST trong tế bào tại kỳ giữa của nguyên phân là A. 23 B. 46 C. 69 D. 92 Câu 7: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên vật chất của sự sống là A. C, H, O, N. B. C, H, O, P. C. C, O, P, N. D. H, O, N, P. Câu 8: Sự sống được tiếp diễn liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác nhờ
  14. A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi C. Khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 9: Đơn vị tổ chức cơ bản của mọi sinh vật đa bào là A. Hệ cơ quan B. Tế bào C. Mô D. Cơ quan Câu 10: Các đặc điểm của cơ thể sinh vật được quy định bởi A. Tế bào chất B. Các bào quan C. ARN D. ADN. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG 1C; 2C; 3C; 4A; 5B; 6B; 7A; 8D; 9B;10D
  15. III. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc NST ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là A. Chuyển đoạn B. Mất đoạn C. Đảo đoạn D. Lặp đoạn Câu 2: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=36. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là A. 54 B. 108 C. 37 D. 35 Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ( tái bản ADN) A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn. B. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình phân bào. C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’. Câu 4: Emzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là A. ARN polimelaza B. Ligaza C. Amilaza D. ADNpolimelaza Câu 5: Dạng đột biến làm cho hàm lượng ADN trong tế bào tăng gấp bội là A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể B. Đột biến lệch bội C. Đột biến đa bội D. Đột biến gen. Câu 6: Trường hợp nào sau nay làm phát sinh đột biến lệch bội? A. Một cặp NST phân ly không bình thường ở kỳ sau của quá trình phân bào. B. Một cặp nuclêôtic này bị thay thế bằng một cặp nuclêôtic khác trong quá trình nhân đôi ADN. C. Một cặp nuclêôtic bị mất trong quá trình nhân đôi của ADN D. Một nhiễm sắc thể bị lặp lại một đoạn do trao đổi chéo không đều xảy ra trong giảm phân.
  16. Câu 7: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, bộ ba mở đầu trên phân tử mARN là A. 3’ AUG 5’ B. 5’ UGA 3’ C. 3’ GUA 5’ D. 3’ UGA 5’ Câu 8: Mỗi gen cấu trúc điển hình gồm các vùng A. Khởi đầu, mã hóa, kết thúc B. Điều hòa, vận hành, kết thúc C. Điều hòa, mã hóa, kết thúc D. Điều hòa, vận hành, mã hóa. Câu 9: Đột biến điểm là A. Những biến đổi trong cấu trúc gen, liên quan đến một cặp nuclêôtic trong gen B. Những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, liên quan đến một hoặc một số gen. C. Những biến đổi về số lượng của nhiễm sắc thể xảy ra ở một số tế bào trong cơ thể. D. Sự tổ hợp lại các gen hay nhiễm sắc thể tạo thành tổ hợp gen mới. Câu 10: Trong sự điều hòa hoạt động của opêron Lac, khi môi trường không có lactozơ thì prôtêin ức chế liên kết với A. Vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã B. Vùng khởi động ngăn cản quá trình phiên mã C. Các gen cầu trúc, ngăn cản quá trìh phiên mã D. Gen điều hòa, ngăn cản quá trình phiên mã. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 1A, 2A, 3C, 4A, 5C, 6A, 7C, 8C, 9A, 10A. PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ CHUẨN BỊ BÀI MỚI SAU KHI SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi được giáo viên bộ môn sinh học hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định hướng để chuẩn bị bài mới chươngI: Cơ chế di truyền, biến dị ( Mỗi câu chỉ chọn 1 ý rồi khoanh tròn) Câu 1. Khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I, việc chuẩn bị bài mới của em thế nào? A. Rất dễ dàng B. Dễ dàng C. Bình thường D. Khó khăn Câu 2. Em thấy có cần được giáo viên hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I để chuẩn bị bài mới không? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường
  17. D. Không cần thiết Câu 3. Khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chuẩn bị bài mới , kết quả tiếp thu bài trên lớp phần kiến thức chương I của em thế nào? A. Rất dễ tiếp thu B. Dễ tiếp thu C. Bình thường D. Khó tiếp thu Câu 4. Khi được hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định hướng, thái độ chuẩn bị bài mới chương I của em thay đổi ra sao ? A. Rất tích cực chuẩn bị bài B. Tích cực chuẩn bị bài C. Vẫn bình thường D. Không chuẩn bị Câu 5. Khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng, thời gian dành cho chuẩn bị bài mới của em như thế nào ? A. Tiết kiệm thời gian B. Vẫn không thay đổi C. Tốn thời gian hơn D. Rất tốn thời gian Câu 6. Theo em nhận xét, bộ câu hỏi định hướng chương I có phù hợp với khả năng của các bạnï học sinh trong lớp không? A. Tốt, rất phù hợp B. Khá, Phù hợp C. Tạm được D. Kém , không phù hợp. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ SAU KHI TÁC ĐỘNG- LỚP 12A1 C Â ST U CÂU CÂU CÂU CÂU TỔN T TÊN HS CÂU 1 2 3 4 5 6 G Chẵn Lẻ 1 NGUYỄN THỊ NGỌC ÁI 2.0 3 3 3 2 2 15.0 8 7.0 2 LÊ THI LINH CHI 4.0 3 3 3 3 3 19.0 9 10.0 3 HÙYNH THỊ HỒNG DIỄM 3.0 2 2 3 2 2 14.0 7 7.0 4 NGUYỄN THÙY DIỄM 3.0 3 2 3 2 2 15.0 8 7.0 5 ĐỖ THỊ HỒNG DUNG 3.0 4 3 4 3 3 20.0 11 9.0 6 PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG 4.0 3 3 4 3 3 20.0 10 10.0 7 NGUYỄN THỊ KIM HẠNH 4.0 3 3 4 3 2 19.0 9 10.0 8 ĐỖ PHẠM THỊ MỊ HƯƠNG 2.0 2 2 3 2 3 14.0 8 6.0 9 MAI THỊ THANH HƯƠNG 2.0 2 3 2 3 2 14.0 6 8.0 10 VĂN THỊ HỒNG LOAN 3.0 4 3 3 1 3 17.0 10 7.0 11 TRẦN LÊ ANH MINH 2.0 3 3 2 2 2 14.0 7 7.0 12 NGUYỄN THỊ KIỀU MY 4.0 3 3 2 2 3 17.0 8 9.0 13 LÊ THỊ BẢO NGUYÊN 3.0 3 3 3 2 3 17.0 9 8.0 14 ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT 3.0 3 3 3 3 3 18.0 9 9.0 15 NGUYỄN THỊ YẾN NHI 3.0 4 3 3 3 3 19.0 10 9.0
  18. 16 TRẦN THỊ MỸ NHIÊN 2.0 3 2 3 1 2 13.0 8 5.0 17 LÊ THỊ KIM PHƯỢNG 1.0 2 3 3 2 2 13.0 7 6.0 18 NGUYỄN THỊ THẮM 3.0 3 3 2 3 2 16.0 7 9.0 19 BÙI THỊ THUỶ 4.0 4 3 3 3 3 20.0 10 10.0 20 BÙI THỊ TRANG 3.0 3 2 3 3 3 17.0 9 8.0 21 PHẠM NỮ TÚ TRINH 3.0 3 2 2 2 2 14.0 7 7.0 22 TRỊNH THỊ TRINH 2.0 2 3 3 1 2 13.0 7 6.0 23 NGUYỄN THỊ MAI VÀNG 4.0 3 3 3 3 3 19.0 9 10.0 24 TẠ NGUYỄN THẢO VY 3.0 4 3 3 3 3 19.0 10 9.0 25 PHẠM LÊ ANH BIÊN 3.0 4 3 2 2 3 17.0 9 8.0 26 TRƯƠNG VĂN CHÚT 1.0 2 2 2 1 2 10.0 6 4.0 27 PHAN VĂN DỢI 2.0 1 2 2 1 2 10.0 5 5.0 PHAN HUỲNH PHƯƠNG 28 DUY 3.0 3 3 2 2 3 16.0 8 8.0 29 LÊ VĂN ĐIỂM 2.0 3 2 2 2 3 14.0 8 6.0 30 HỒ SỈ HIỀN 3.0 3 3 3 3 3 18.0 9 9.0 31 LÊ QUANG HOÀ 4.0 4 3 3 4 2 20.0 9 11.0 32 TRẦN XUÂN HUY 3.0 3 3 3 2 3 17.0 9 8.0 33 LÊ NGỌC HƯNG 3.0 3 3 2 3 3 17.0 8 9.0 34 TRẦN MINH HƯNG 3.0 3 3 2 3 3 17.0 8 9.0 35 LÊ THÁI KIM HƯNG 2.0 3 2 3 1 3 14.0 9 5.0 36 PHAN ĐĂNG KHOA 4.0 3 2 3 3 2 17.0 8 9.0 37 TRƯƠNG XUÂN LUÔN 3.0 3 2 2 2 2 14.0 7 7.0 38 TRẦN MINH NGUYÊN 3.0 3 2 3 3 2 16.0 8 8.0 39 LÊ ANH SANG 3.0 3 1 2 3 3 15.0 8 7.0 40 VÕ LỘC SƠN 2.0 3 2 2 2 3 14.0 8 6.0 41 NGUYỄN TRỌNG THẮNG 4.0 3 3 3 3 3 19.0 9 10.0 42 ĐINH XUÂN THỦY 1.0 2 3 2 3 2 13.0 6 7.0 43 ĐỖ LÊ TRUNG TÍN 3.0 3 2 2 2 3 15.0 8 7.0 Hệ số tương quan chẵn lẻ 0.578 Độ tin cậy Spearman- Brown 0.733
  19. KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG Lớp thực nghiệm 12A1 Lớp đối chứng 12A2 STT Trước Tác Trước tác động Sau tác động động Sau tác động 1 4.0 5 4.9 7 2 4.3 6 4.6 6.5 3 4.6 5 4.0 5 4 3.1 6.5 5.0 5 5 5.5 6.5 3.7 6 6 4.6 5 6.2 6.5 7 6.2 4.5 4.0 4.5 8 2.8 6.5 3.4 3 9 4.3 5.5 4.9 7 10 3.1 5.5 5.0 6.5 11 4.3 8.5 4.6 6 12 6.1 8 4.3 3 13 4.6 6 5.0 4 14 4.9 7.5 6.2 3 15 3.7 7 5.5 4.5 16 5.9 4 4.9 4.5 17 6.7 4.5 4.3 5 18 4.6 3.5 4.3 6.5
  20. 19 3.7 5.2 4.0 6.5 20 4.6 8 3.7 3 21 3.7 6.5 6.5 7 22 3.7 7 4.6 5.5 23 3.7 5.2 3.7 4.5 24 4.6 6 4.6 3.5 25 5.2 6.5 4.7 5.5 26 6.1 3.5 4.3 2 27 5.2 4 5.2 8 28 3.4 5.5 3.7 3.5 29 4.3 4.5 4.6 5.5 30 3.4 5.5 4.6 8 31 6.2 8 4.3 7 32 4.3 6.5 2.8 5 33 3.7 3.5 4.3 4.5 34 4.6 8 3.1 4 35 4.3 3.5 4.0 1.5 36 6.0 5 4.9 6 37 3.1 3.5 6.7 4 38 4.9 6.5 5.1 6.5 39 4.3 7.5 3.9 4 40 4.6 4.5 5.9 2.5 41 5.2 4.5 3.7 7 42 4.8 6.5 3.7 4 43 4.9 5.5 4.0 4 Giá trị TB 4.6 5.7 4.5 5.02 T test sau tác động 0.02 Độ lệch chuẩn 0.95 1.41 0.86 1.62 Chênh lệchgiá trị TB chuẩn 2.60 Ttest trước tác động 0.48
nguon tai.lieu . vn