Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT. DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN Mã số: ……………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Người thực hiện: Đoàn Duy Thìn Lĩnh vực nghiên cứu: QLGD - Quản lý giáo dục:  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục:  - Lĩnh vực khác: Có đính kèm  Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đoàn Duy Thìn 2. Ngày tháng năm sinh: 25 / 08 / 1978 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tổ 14 khu 10 thị trấn Tân Phú – Tân Phú - Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856.483 ĐTDĐ 0902.632.686 6. Fax: 0613.856.483 7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân cao đẳng - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Nhạc - Hoạ III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động phong trào, giảng dạy môn Âm nhạc - Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình phát thanh măng non trong liên đội. + Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường. + Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. + Vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở trường THCS. + Giữ gìn và phát huy giá trị một số bài hát dân ca các dân tộc bản địa cho học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú.
  3. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đều biết rằng, đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó: Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có một làn điệu dân ca khác nhau, thể hiện nét văn hóa riêng biệt. Các dân tộc Châu Ro, Mạ, S’tiêng, Kơho được coi là những dân tộc bản địa trên đất Đông Nai. Có đời sống văn hoá tinh thần phong phú, thể hiện qua tín ngưỡng, lễ hội mà trong đó nhiều thể loại văn hoá dân gian, văn hoá nghệ thuật khá độc đáo, các loại hình nghệ thuật hát, múa, nhạc của người Châu Ro, Châu Mạ, K’ho, X’Tiêng thường được kết hợp thể hiện trong những lễ hội cộng đồng và được lưu truyền qua truyền miệng (hát), hầu hết những bài hát của dân tộc Châu Ro, Châu Mạ, K’ho, S’Tiêng chỉ còn một số ít người lớn tuổi còn nhớ. Người Châu Ro, Châu Mạ, K’ho, X’Tiêng hát khi ru con, khi đi làm rẫy và thể hiện nhiều nhất là trong các dịp lễ hội. Lời hát của các cộng đồng Châu Ro, Châu Mạ rất mộc mạc, nó phản ánh nhịp sống của cộng đồng trong các sinh hoạt thường nhật. Nhưng hiện nay lễ hội ngày càng được ít tổ chức, những nhạc cụ thì không còn lưu giữ và vì thế, chính cộng đồng Châu Ro, Châu Mạ, K’ho, S’Tiêng cũng không có nhiều cơ hội để hưởng thụ, nhận biết. Những người lớn tuổi thì ngày càng ít đi trong khi lớp trẻ không có ý thức giữ gìn những vốn quý văn hoá này hoặc có muốn thì cũng khó khăn về việc truyền dạy đang dần bị mai một nghiêm trọng. Ngày nay, trong điều kiện giao lưu, tiếp xúc giữa các vùng, các dân tộc ngày càng được tăng cường và mở rộng. Mỗi dân tộc có nhiều khả năng hơn trong việc tiếp thu các giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy nhiên, nhiều khi do tự ti và nhận thức sai lệch về văn hoá dân tộc của mình, người ta thường mặc cảm với giá trị cổ truyền, cho đó là những cái lạc hậu, lỗi thời và có xu hướng chối bỏ nó để tiếp nhận một cách dễ dãi những giá trị văn hoá từ những dân tộc có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn mà họ coi là hiện đại. Vì thế việc tiếp nhận các giá trị này không phải thông qua quá trình chọn lựa và làm thích ứng với giá trị văn hoá sẵn có của mình dẫn đến tình trạng dễ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc mình vào dân tộc khác. Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ của trường Dân tộc nội trú trong công tác giáo dục văn hóa dân tộc được quy định trong Quyết Định số 49/2008/QĐ-BGDĐT. Là một cán bộ quản lí, đồng thời cũng là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Vì thế tôi
  4. chọn Sáng kiến kinh nghiệm “Giữ gìn và phát huy giá trị một số bài hát dân ca các dân tộc bản địa cho học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú”. II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong đó có nội dung đưa dân ca vào trường học. Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể như: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua các hoạt động trò chơi dân gian, thi hát dân ca… Thực hiện Quyết định số: 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú trong đó quy định nhiệm vụ giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó biện pháp thông qua các làn điệu dân ca để truyền bá làm cho giới trẻ trẻ nói chung và các em học sinh dân tộc nói riêng sống có lý tưởng, làm cho các em biết trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp nên. 2. Nội dung và các giải pháp thực hiện đề tài. 2.1 Tổ chức dạy hát dân ca các dân tộc bản địa cho học sinh Để thực hiện được tốt việc dạy hát dân ca cho học sinh cần thực hiện qua các bước sau. 2.1.1. Công tác chuẩn bị. Tổ chức sưu tầm một số bài hát dân ca các dân tộc bản địa (Châu Ro, Mạ, K’Ho, S’Tiêng) thông qua các hoạt động xuống bản làng tìm hiểu và ghi âm lại các làn điệu do người lớn tuổi thể hiện, hoặc tìm hiểu qua tài liệu sách báo, băng đĩa….
  5. Phân loại và lựa chọn những bài hát dân ca từng dân tộc phù hợp với lứa tuổi học sinh để dạy hát. 2.1.2 Tổ chức dạy hát a. Xác định mục tiêu: Học sinh học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, làn điệu dân ca giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn. Mục tiêu về kĩ năng: Dạy hát dân ca nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát dân ca còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, hát xướng, hát xô, hòa giọng …. Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc đặc biệt là vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc mình, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học. b) Quy trình dạy học hát: Sau khi đã sưu tầm và phân loại, lựa chọn các bài hát dân ca theo từng dân tộc phù hợp với lứa tuổi học sinh thì tổ chức dạy hát theo quy trình như sau: Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về bài hát và xuất xứ của bài hát mà các em đang học để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động và sinh hoạt văn hóa của dân tộc mình. Cũng có thể giới thiệu bài hát bằng các phương tiện trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình diễn tả hoạt động của dân tộc đó và nội dung của bài hát. Bước 2: Nghe hát mẫu: Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau: + Giáo viên trình bày bài hát dân ca bằng tiếng việt hoặc nếu hát được bằng tiếng dân tộc. Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học. + Dùng băng đĩa nhạc hoặc phần ghi âm các nghệ nhân hát đã sưu tầm được để cho học sinh nghe bài hát. Bước 3: Khởi động giọng: Trước khi học hát nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca
  6. Bước 4. Dạy hát: Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài … Khi tập hát từng câu, người dạy nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài dân ca dân tộc của các em. Để thực hiện dạy hát chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau: - Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài. - Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân … thì dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết. - Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em. - Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca thì chưa đủ. Trong quá trình tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca. Bước 5. Luyện tập, củng cố, kiểm tra: Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài hát vừa được học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu được cái hay của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát. 2.2. Thành lập câu lạc bộ “em yêu làn điệu dân ca”: Trên cơ sở số lượng học sinh của từng dân tộc bản địa, giáo viên thành lập các câu lạc bộ hát dân ca của từng dân tộc như câu lạc bộ hát dân ca Châu Mạ, câu lạc bộ hát dân ca Châu Ro … 2.2.1. Mục đích: - Giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ các bài hát dân ca của dân tộc mình. - Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và có thể tham gia hoạt động văn nghệ giới thiệu về làn điệu dân ca dân tộc mình với các dân tộc khác trong nhà trường. - Từ đó giúp các em góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng vốn dân ca của dân tộc mình, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ và phát huy. 2.2.2. Công tác tổ chức:
  7. + Tham mưu với Hiệu trưởng phân công giáo viên âm nhạc và phụ trách văn nghệ của nhà trường phụ trách câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt. + Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ. + Xây dựng nội quy của câu lạc bộ. + Xây dựng lực lượng nòng cốt, tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các nhóm dân tộc giới thiệu, đề xuất các bạn có năng khiếu ca hát, yêu thích dân ca tham gia với số lượng từ 10 đến 20 học sinh/nhóm dân tộc. + Chuẩn bị phòng học nhạc, nhạc cụ, tài liệu giới thiệu… dùng cho các buổi sinh hoạt. 2.2.3. Hình thức sinh hoạt: - Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát. - Nghe kể chuyện về dân ca. - Tổ chức trò chơi Âm nhạc. - Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc. - Các thành viên của Câu lạc bộ thuộc từng nhóm dân tộc sau khi đã biết các làn điệu, bài hát quen thuộc có thể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác thuộc dân tộc mình hoặc cho các bạn trong lớp, trường qua các buổi sinh hoạt, tập văn nghệ của lớp… - Luyện tập biểu diễn. 2.2.4. Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt 2 tuần một lần vào buổi chiều thứ sáu tuần đầu và tuần giữa của tháng. 2.3. Giao lưu các nghệ nhân, già làng. 2.31. Mục đích: - Đây là dịp để các em học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về dân ca của dân tộc mình - Là một hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi cho các em học sinh. 2.32. Hình thức: - Nghe nghệ nhân biểu diễn hát dân ca hay già làng nói chuyện về dân ca của dân tộc. - Nghệ nhân trả lời câu hỏi và giao lưu cùng với học sinh. - Tổ chức các câu đố vui, trò chơi Âm nhạc … 2.3.3. Để tổ chức thành công buổi giao lưu nói chuyện, cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng: - Thời gian, Địa điểm, Thành phần, Khách mời…
  8. - Chuẩn bị về cơ sở vật chất, loa máy, các tiết mục biểu diễn, trang trí … đặc biệt quan trọng nhất là chuẩn bị về khách mời: Nghệ nhân hay các nhóm văn nghệ các dân tộc của bản làng cũng như các già làng… - Người sẽ nói chuyện và giao lưu cùng học sinh. 2.3.4. Tiến trình thực hiện: Có thể thực hiện chương trình giao lưu như sau: Bước 1: Ổn định tổ chức Bước 2: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời. Bước 3: Văn nghệ 1 đến 2 tiết mục dân ca của các dân tộc do học sinh các nhóm dân tộc nhà trường thể hiện. Bước 4: Giao lưu nói chuyện giữa nghệ nhân, già làng và học sinh. Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về dân ca các dân tộc bản địa. Bước 6: Biểu diễn nghệ nhân, đội văn nghệ của bản làng và học sinh. 2.4 Tổ chức hội thi hát dân ca các dân tộc. 2.4.1. Mục đích, ý nghĩa: - Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong trường Dân tộc nội trú theo Quyết định 49//2008/QĐBGD, đồng thời hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ giáo dục đào tạo phát động. - Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường. - Giúp học sinh biết được nhiều bài hát dân ca các dân tộc trong nhà trường thông qua biểu diễn và xem biểu diễn trong hội thi. - Thông qua hội thi có thể phát hiện thêm các em học sinh có năng khiếu về âm nhạc dân tộc để có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện. 2.4.2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, mỗi lớp tham gia thi biểu diễn 3 tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (bắt buộc phải có 1 -2 tiết mục hát hoặc múa các bài dân ca dân tộc bản địa) 2.4.3. Chuẩn bị: - Làm thể lệ hội thi. - Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo. - Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh, nhạc cụ… 2.4..4. Tổ chức hội thi. Sau khi đã xây dựng và triển khai kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC cho hội thi thì Phụ trách hoạt động văn nghệ nhà trường điều hành, phối hợp cùng các thành viên BTC, BGK tổ chức hội thi.
  9. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua vận dụng các giải pháp hoạt động của đề tài đã cho kết quả như sau: - Tỉ lệ học sinh các dân tộc bản địa biết hát nhiều hơn các bài hát dân ca của dân tộc mình. - Học sinh có hứng thú hơn khi tham gia học hát và tìm hiểu các bài hát dân ca của các dân tộc trong nhà trường. - Các em học sinh đã biết tự hào hơn khi được tham gia biểu diễn các bài hát dân ca dân tộc mình trước công chúng, từ đó giúp các em thêm tin yêu và có trách nhiệm giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Số liệu thống kê và so sánh */Kết quả khảo sát trước khi áp dụng SKKN Khảo sát 1: Mức độ hứng thú của học sinh các dân tộc bản địa đối với việc tìm hiểu và học hát dân ca dân tộc. Các mức độ hứng thú của học sinh Dân Tổng số Rất thích Thích Thích vừa Không thích tộc HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Châu 54 5 9.25 9 16.66 13 24.07 27 50 Ro Châu 73 12 16.43 7 9.6 21 28.77 33 45.2 Mạ K’Ho 23 3 13.05 7 30.43 5 21.74 8 34.78 S’Tiêng 15 2 13.33 1 6.67 4 26.67 8 53.33 Khảo sát 2. Mức độ học sinh biết hát các bài hát dân ca dân tộc. Kết quả Tổng Biết hát 1-2 bài Dân số HS Không biết hát Hát và thuộc lời Biết hát từ 3 bài nhưng không tộc bài hát nào từ 1-2 bài trở lên thuộc hết lời SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Châu 54 32 59.26 13 24.07 6 11.11 3 5.56 Ro Châu 73 44 60.3 15 20.54 8 10.96 6 8.2 Mạ K’Ho 23 18 78.26 3 13.04 2 8.7 / S’Tiêng 15 7 46.67 3 20 3 20 2 13.33
  10. */Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN Khảo sát 1: Mức độ hứng thú của học sinh các dân tộc bản địa đối với việc tìm hiểu và học hát dân ca dân tộc. Các mức độ hứng thú của học sinh Dân Tổng số Rất thích Thích Thích vừa Không thích tộc HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Châu 54 15 27.78 20 37.04 17 31.48 2 3.7 Ro Châu 73 27 36.99 31 42.47 12 16.44 3 4.1 Mạ K’Ho 23 13 56.52 7 30.44 3 13.04 / / S’Tiêng 15 8 53.33 4 26.67 2 13.33 1 6.67 Khảo sát 2. Mức độ học sinh biết hát các bài hát dân ca dân tộc. Kết quả Tổng Biết hát 1-2 bài Dân số HS Không biết hát Hát và thuộc lời Biết hát từ 3 bài nhưng không tộc bài hát nào từ 1-2 bài trở lên thuộc hết lời SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Châu 54 3 5.56 5 9.26 34 62.96 12 22.22 Ro Châu 73 4 5.48 9 12.33 39 53.43 21 28.76 Mạ K’Ho 23 2 8.7 5 21.73 11 47.83 5 21.74 S’Tiêng 15 2 13.33 2 13.33 6 40 5 33.34 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đề xuất. Một nhà văn hoá đã ví dân ca “… Như dòng sông mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình…”.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc. Trong xu thế phát triển hiện nay của xã hội, nhiều giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một, nhất là văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc bản địa của Đồng Nai nói riêng, thì việc giáo dục cho học sinh biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết. Gìn giữ và phát triển các bài hát dân ca các dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung và các dân tộc thiểu số bản địa ở Đồng Nai nói riêng là việc làm có ý nghĩa
  11. sâu sắc nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều đó, đòi hỏi sự quan tâm từ các ngành, các cấp liên quan và toàn xã hội. Đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Rằng đã yêu Tổ quốc mình, càng yêu thắm thiết những khúc hát dân ca! Để cho công tác giáo dục về truyền thống văn hóa các dân tộc trong trường Dân tộc nội trú, giúp các em học sinh trong nhà trường biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của cha ông được hiệu quả, đặc biệt đối với các dân tộc bản địa cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường dân tộc nội trú cần đầu tư tìm hiểu và có hiểu biết hơn nữa về văn hóa của các dân tộc có trong nhà trường, để giáo dục các em lòng tự hào, biết giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của mỗi dân tộc. Đặc biệt đối với giáo viên âm nhạc cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động giới thiệu, dạy hát dân ca các dân tộc cho học sinh phù hợp với từng nhóm dân tộc. Đối với nhà trường, cần thành lập từng câu lạc bộ theo nhóm dân tộc và phân công cán bộ, giáo viên phụ trách cụ thể, tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề về giao lưu văn hóa văn nghệ giữa các dân tộc có trong nhà trường để các em có điều kiện giới thiệu những nét đẹp về truyền thống của dân tộc mình với các dân tộc khác, từ đó giúp các em tự hào và yêu quý hơn những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại. Đối với ngành GD-ĐT, cần xây dựng nội dung chương trình và chỉ đạo cụ thể về công tác giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong trường Dân tộc nội trú để các trường thực hiện đồng bộ. 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng Qua một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong sáng kiến nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh của các dân tộc nói chung và dân tộc bản địa ở Đồng Nai nói riêng. Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh các dân tộc bản địa trong nhà trường đã biết tự hào và quy trọng truyền thống văn hóa của cha ông mình trong sinh hoạt và học tập hàng ngày, các em đã biết hát nhiều những bài hát dân ca của dân tộc mình. Tôi hi vọng rằng cùng với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, các hoạt động giáo dục và giới thiệu về truyền thống văn hóa dân tộc sẽ thu hút được ngày càng nhiều các em học sinh tự giác tham gia đồng thời các giải pháp trong sáng kiến có thể áp dụng trong phạm vi toàn ngành. Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc “Giữ gìn và phát huy giá trị một số bài hát dân ca các dân tộc bản địa cho học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú”. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giáo dục văn hóa dân tộc
  12. trong trường PT. Dân tộc tội trú mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - VCD - karaoke các bài hát dân ca dân tộc Stiêng, Mạ, Châu ro.. của tác giả Trần Viết Bính. - Tuyển tập 20 bài hát dân ca các dân tộc ở Đồng Nai của nhạc sĩ Trần Viết Bính sưu tầm và ghi âm. - Tìm hiểu qua các bài viết về văn hóa các dân tộc ở Đồng Nai, các tài liệu khác trong trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc TW, Ban Dân tộc Đồng Nai… NGƯỜI THỰC HIỆN Đoàn Duy Thìn
  13. MỤC LỤC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC Trang 2 I. LÝ DO CHỌN DỀ TÀI Trang 3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 4 1. Cơ sở lý luận Trang 4 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4 - 8 III. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trang 9 - 10 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP THỰC Trang 10 - 11 HIỆN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12
  14. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT. DTNT LIÊN HUYỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN Tân Phú, ngày 12 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Giữ gìn và phát huy giá trị một số bài hát dân ca các dân tộc bản địa cho học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú”. Họ và tên tác giả: Đoàn Duy Thìn Đơn vị (tổ): Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn:……… Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác…………………… 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao. - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao. 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng. Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
nguon tai.lieu . vn