Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5
  2. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gần đây được đề cập rất nhiều, kể từ việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa đến việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hay cả đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tuy nhiên, việc vận dụng những nội dung đổi mới đó vào thực tế giảng dạy lại chưa thực sự hiệu quả. Để việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới sao cho phù hợp, đạt hiệu quả điều quan trọng là cần phải nâng cao hiểu biết của người GV về xu hướng đổi mới hiện nay sao cho có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Với giáo dục Tiểu học, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ là trang bị những kiến thức cơ sở ban đầu của người lao động trong tương lai, đó là những con người được phát triển toàn diện, có tri thức, có tay nghề năng lực thực hành tự chủ, sáng tạo. Muốn vậy, với từng môn học, phần học, GV cần nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp dạy học cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Ở lớp 5, cùng với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, thì Khoa học là một môn học mang tính tích hợp cao, môn học cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và mối quan hệ của chúng với con người. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học lớp 5 là một nội dung rất cần thiết trong các trường tiểu học hiện nay. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ I. Mục tiêu của môn Khoa học lớp 5: 1. Có một số kiến thức cơ bản ban đầu: - Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sinh sản, cơ thể người, phòng tránh một số bệnh thông thường. - Sự sinh sản ở động vật và thực vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lượng thường gặp trong đời sống. 2. Bước đầu hình thành một số kĩ năng : - Ứng xử thích hợp trong một tình huống có liên quan đến sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng… - Quan sát một số thí nghiệm,thực hành đơn giản, gắn liền với đời sống, sản xuất. - Đặt câu hỏi trong quá trình học tập, diễn đạt bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ… - Phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
  3. 3. Có thái độ và hành vi: - Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. - Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh. II. Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Trong dạy học môn Khoa học, ta có thể sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Trong đó giáo viên đặc biệt lưu ý: - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động khám phá nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh. - Tổ chức cho học sinh tập giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với những tình huống có ý nghĩa, học sinh sẽ có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. - Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ sẽ giúp các em có nhiều cơ hội để nói lên ý kiến của mình, giúp các em rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc. - Tăng cường học sinh sử dụng tranh, ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ vật thí nghiệm… Sau đây là những gợi ý cụ thể về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy môn Khoa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. 1. Phương pháp quan sát: - Phương pháp quan sát dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích về các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống hằng ngày mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó. - Phương pháp quan sát có 2 bước: + Quan sát để thu nhập thông tin + Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận. - Đối tượng quan sát có thể là các tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, vật chất các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong quá trình sống của các sinh vật. - Một số điểm cần lưu ý học sinh khi quan sát: giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát để tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới, đưa ra những thắc mắc, câu hỏi… 2. Phương pháp thí nghiệm: - Phương pháp thí nghiệm dùng để dạy các bài về sinh vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên. - Các bước hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: + Bước 1: Xác định mục đích của thí nghiệm + Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
  4. + Bước 3: Tiến hành thí nghiệm + Bước 4: Phân tích kết quả và kết luận - Một số điểm cần lưu ý: Tuỳ từng thí nghiệm, tuỳ từng trình độ học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ở các mức độ khác nhau: + Quan sát hình vẽ trong SGK rồi dự đoán kết quả thí nghiệm. + Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh làm theo. + Giáo viên giao nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh tiến hành thí nghiệm. + Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự làm. 3. Phương pháp dạy học theo nhóm: - Việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là quan trọng. Nó giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá lí tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết, học sinh có cơ hội để học hỏi bạn bè, phát huy vai trò trách nhiệm. - Dạy học hợp tác theo nhóm gồm những bước sau: + Bước 1: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn các nhóm làm việc. + Bước 2: Từng học sinh làm việc độc lập theo sự phân công của nhóm, tập hợp kết quả làm việc của từng học sinhđể thành sành sản phẩm chung của nhóm. + Bước 3: Làm việc chung cả lớp (đại diện các nhóm báo cáo kết quả; các nhóm bổ sung, góp ý; giáo viên kết luận). 4. Phương pháp trò chơi: - Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. - Trò chơi học tập làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở và tiếp thu tự giác, tích cực hơn. - Cách tổ chức trò chơi học tập: + Nêu tên trò chơi + Cho học sinh chơi thử + Chơi thật + Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người chơi + Kết thúc: học sinh nêu lên những gì các em đã học được qua trò chơi - Một số điểm cần lưu ý: + Nếu giáo viên tổ chức không tốt sẽ khó kiểm soát lớp học + Một số trò chơi có thể làm học sinh quá hưng phấn, có thể ảnh hưởng đến các môn khác. 5. Phương pháp động não - Động não là phương pháp nhằm giúp học sinh nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. - Các bước tiến hành: + Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp. + Khích lệ học sinh phát biểu + Liệt kê ý kiến lên bảng
  5. + Phân loại ý kiến + Tổng hợp ý kiến của học sinh - Một số điểm cần chú ý: + Ý kiến phát biểu nên ngắn gọn. + Mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận, không nên phê phán, nhận định đúng, sai. + Động não không phải là phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu. Khi danh sách các câu trả lời đã hoàn chỉnh, giáo viên cần phải cho cả lớp dùng danh sách này để đánh giá, lựa chọn xem những ý kiến nào phù hợp hoặc không phù hợp với vấn đề đưa ra. + Kết thúc phần này giáo viên nên nhấn mạnh Kết luận có được là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh. III. Bài soạn minh họa SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Phân biệt ba thể của chất. Nêu điều kiện để mỗi chất có thể chuyển tà thể này sang thể khác. - Kể tên 1 số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Giáo dục HS yêu thích học tập môn khoa học II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trang 73 sgk, phiếu học tập, bảng phụ - Các băng chữ, một số hình ảnh về sự chuyển thể của chất - M¸y chiÕu ®a n¨ng projector ..., thanh thẻ, … III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ:  Nước tồn tại ở những thể nào? Khi nào nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác? Nêu ví dụ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Phân biệt 3 thể của chất - Chia lớp làm 2 đội - Chia đội, phân đội trưởng Mỗi đội cử 5- 6 học sinh tham gia. - Thảo luận, đánh dấu vào phiếu - Các đội sẽ thảo luận theo đội nhóm của đội mình - Chơi trò chơi “tiếp sức” “Phân biệt 3 thể của chất” Thể rắn Thể lỏng Thể khí Cát trắng Cồn Hơi nước Đường Dầu ăn Ôxi Nhôm Nước Nitơ Nước đá Xăng Nước - GV nhận xét, cho điểm, xếp loại - Đọc lại kết luận trên bảng nhóm.  Hoạt động 2: Đặc điểm của chất rắn,
  6. chất lỏng, chất khí - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn - Thảo luận chọn đáp án rồi giơ thẻ - Giáo viên đọc câu hỏi, HS thảo luận và 1- B 2- C 3- A trả lời bằng cách giơ thanh thẻ. - yêu cầu Hs giải thích - Giải thích - Nhận xét, KL - theo dõi và đọc lại kết luận  Hoạt động 3: Sự chuyển thể của chất lỏng trong đời sống hằng ngày - Yêu cầu học sinh quan sát tranh trang 73 - HS quan sát, trả lời câu hỏi sgk và nói về sự chuyển thể của nước. H1: Nước ở thể lỏng H2: Nước đá chuyển từ thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. H3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng Giảng: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có sang thể khí ở nhiệt độ cao. thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự - Theo dõi chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự chuyển thể của chất trong cuộc sống hằng ngày. - HS lấy ví dụ - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét  Hoạt động 4: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Chia lớp làm 3 nhóm , phát phiếu cho các nhóm. - GV đưa ra cho HS các ví dụ về sự - Chia làm 3 nhóm chuyển thể của chất, nhiệm vụ của các - Thảo luận và làm vào phiếu nhóm là đánh giá xem các nhận định ấy - Trình bày đúng hay sai. - Mỗi câu đúng được 1 điểm, thang điểm 10. Kết thúc đội nào được cao điểm hơn sẽ tháng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương - Theo dõi 3. Củng cố, dặn dò - Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học IV. Kết quả thực hiện và những kiến nghị đề xuất: 1. Kết quả: - Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu học Tề Lỗ năm học 2012 – 2013, chúng tôi thấy kết quả đã được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá giỏi khối 5 ngày càng cao:
  7. Loại Tỉ Tổng số Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Năm học yếu lệ HS giỏi % khá % TB % % 2011 - 2012 109 32 29,3 54 49,5 23 21,1 0 0 2012 - 2013 116 49 42,2 61 52,5 6 5,2 0 0 2. Những kiến nghị - GV phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, say mê với môn học. - Sử dụng một cách tích cực và có hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học. - Sáng tạo trong cách ra đề, kiểm tra, đánh giá học sinh. - Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, tư vấn kịp thời việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. + T¨ng c­êng c¸c chuyªn ®Ò thùc tËp m«n khoa häc. + Bæ sung c¸c thiÕt bÞ, ®å dïng d¹y häc hiÖn ®¹i (m¸y chiÕu ®a n¨ng, PHẦN 3: KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học nhằm nâng cao chất lương dạy học môn Khoa học, phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh để có thể phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến học sinh, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đạt được điều này, vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng. Người giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập của HS, huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài. Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, ý kiến cá nhân, nêu thắc mắc về vấn đề đang học. Với vốn kiến thức sâu rộng cộng với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của người giáo viên nhất định sẽ giúp HS phát huy tốt nhất tính tự giác, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Tõ kinh nghiÖm thùc tiÔn d¹y häc vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu, tổ chuyên môn 4,5 trường tiểu học Tề Lỗ đã rót ra mét sè kÕt luËn sau: + N¾m b¾t kÞp thêi, vËn dông linh ho¹t, s¸ng t¹o c¸c v¨n b¶n h­íng dÉn, chØ ®¹o. + T¹o ra c¸c t×nh huèng cã vÊn ®Ò trong qu¸ tr×nh d¹y häc ®Ó ph¸t huy tÝch cùc cho häc sinh. + T¹o kh«ng khÝ häc tËp, tho¶i m¸i, tù nhiªn. + §Ó th­êng xuyªn thùc hiÖn tiÕt häc cã hiÖu qu¶, nªn ®¬n gi¶n ho¸ viÖc tæ chøc häc tËp, triÖt ®Ó sö dông t­ liÖu, ®å dïng s½n cã. Với đề tài có giá trị thực tiễn, đã được áp dụng trong giảng dạy thực tế ở trường tiểu học Tề Lỗ và đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn phải có điều
  8. chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của việc học tập bộ môn. Chúng tôi rất mong được sự tham gia, đóng góp của các bạn đồng nghiệp, rất mong được sự trao đổi, rút kinh nghiệm để đề tài hoàn chỉnh hơn. Tề Lỗ, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Tổ thực hiện: Tổ 4,5
nguon tai.lieu . vn