Xem mẫu

Sở GD&ĐT Lào Cai Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI CÔNGTÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Người viết: Lê Thế Vinh Hiệu trưởng trường THPT số 2 thành phố Tháng 5 năm 2011 - 1 - LỜI NÓI ĐẦU Trước tình hình thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người thì giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ nhằm thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Trong những năm qua, GD&ĐT cả nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh, ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có một bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao. Song nhìn chung, do những khó khăn, bất cập cả về chủ quan và khách quan dẫn đến chất lượng và hiệu quả GD vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiện tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai đang đứng trước các mâu thuẫn cần giải quyết: 1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, của công cuộc CNH-HĐH đất nước với khả năng đổi mới công tác chuyên môn nghiệp vụ, quản lý của cán bộ quản lý, của đội ngũ cán bộ, giáo viên và với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. 2. Mâu thuẫn giữa thói quen học tập theo kiểu bị động, đối phó với yêu cầu đổi mới phương pháp học tập tích cực, kết hợp với tự nghiên cứu của học sinh. 3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường xã hội hoá giáo dục với sức ỳ tâm lý của xã hội còn tồn tại sau một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp. Xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi nhận thấy: để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đũi hỏi người Hiệu trưởng cần thiết phải học tập nghiên cứu về cơ sở lý luận, tìm hiểu tình hình thực tế về chất lượng giáo dục hiện tại, đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Đó là lí do tụi chọn đề tài : “ Đỏi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” Rất mong sự góp ý của Hội đồng khoa học và đồng nghiệp - 2 - I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài : 1.1Cơ sở lý luận: - Quan điểm của Đảng về GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới. + Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) - Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục. “ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” ; “ Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từng người”. (Dự thảo Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD – Hà Nội 2000) Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XXI và Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XIV, Chi bộ trường THPT số 2 thành phố Lào Cai lần thứ XI nhiệm kỳ 2010-2015 - Quan điểm của nhà trường về chỉ đạo thực hiện “Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2015. Tầm nhìn 2020 của trường THPT số 2 thành phố Lào Cai” * Phấn đấu về Chỉ tiêu Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 50%. - 100% CBQL, GV, NV sử dụng thành thạo máy tính. - Số tiết dạy sử dụng cụng nghệ thụng tin trên 5% . - 3 - - Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 01 người trong Ban Giám hiệu có trình độ trên Đại học. - Phấn đấu 50% tổ trưởng chuyên môn có trình độ trên Đại học - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và dạy học đạt hiệu quả cao. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai được thành lập theo Quyết định số ........./QĐ-UB ngày....tháng 9 năm 1966, của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Trường được tọa lạc trên một triền đồi thuộc địa bàn Phường Bình Minh thành phố Lào Cai, cách trục đường quốc lộ Cao tốc khoảng 50m, với diện tích trên 16.000m2, tuy mới xây dựng được 3 năm xong nhà trường đã trồng được nhiều cây xanh xung quanh và cây cảnh trong sân trường, tạo cảnh quan trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, là môi trường lý tưởng cho công tác giáo dục. - Những điểm mạnh: + Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh. + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Trẻ, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 62 đồng chí; trong đó: BGH 4, giáo viên 52, nhân viên 6. Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn , trong đó 1 đ/c đang theo học Cao học quản lý. Trường có 01 chi bộ Đảng với 20 Đảng viên, Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; có 01 tổ chức Công đoàn với 62 Công đoàn viên, Công đoàn trường luôn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc; Có tổ chức Đoàn TNCSHCM với trên 800 đoàn viên và 01 chi đoàn giáo viên 15 đoàn viên... luôn công nhận chi Đoàn cơ sở vững mạnh; Đoàn viên toàn trường gồm 807 đoàn viên, hàng năm đạt cơ sở khá và vững mạnh. + Công tác tổ chức quản lý của BGH: Tận tâm, cú tầm nhìn khoa học, năng động, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. - 4 - + Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác dạy và học thông thường trong giai đoạn hiện tại. + Về tài chính: Đã được giao tự chủ ngân sách 2005, 2006 đến nay, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho đội ngũ. + Thành tích chính: Từ những năm đầu tiên thành lập cho đến nay nhà trường đó khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục tỉnh nhà, đã được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy: Năm 2001: Được thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Liên tục nhiều năm nhà trường được Giám đốc Sở GD&ĐT công nhận trường tiên tiến, tiên tiến Xuất sắc - Những điểm hạn chế cần giải quyết: + Giáo viên Chưa cân đối về cơ cấu bộ môn ( Ngữ Văn đông, GDCD thiếu...), Chưa có giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn; Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng các giờ lên lớp không đồng đều, việc phát huy trí tuệ tập thể còn hạn chế ; phương pháp dạy học nhìn chung chậm được cải tiến theo xu hướng hiện đại. + Về tài chính: Nguồn NS cấp cho các hoạt động nhà trường còn eo hẹp. + Ban Giám hiệu: Chưa được quyền chủ động tuyển chọn được giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. Kinh nghiệm quản lý còn có phần hạn chế. - Nguyên nhân hạn chế tồn tại. *Nguyên nhân khách quan: - Tổng kinh phí hoạt động giao dự toàn năm 2010 của trường là: 3.857.667.000đ. Với nguồn kinh phí như vậy cho trường đủ chi thanh toán cá nhân và chi chuyên môn nghiệp vụ; phần dành co chi mua sắm mới, sửa chữa rất eo hẹp ( 39.900.000đ); việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, cho GV đi học nâng cao trình độ là không có. - BGH làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, bằng kiến thức tự học là chủ yếu do đó tốn kém về công sức mới có được kết quả nêu trên. * Nguyên nhân chủ quan: - Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, chưa thường xuyên học hỏi, tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng - 5 - ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn