Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ THỂ NGHIỆM QUA MỘT ĐỀ BÀI CƠ THỂ
  2. A.Phần mở đầu. I .LÝ do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, phân môn làm văn trong chương trình THPT ít nhiều cũng bị xem nhẹ trong việc dạy và học.Chính vì vậy có rất nhiều em yêu thích văn chương nhưng khi bắt tay vào làm bài văn lại rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và làm cho các em ngày càng xa lánh văn chương. Trên bước đường tìm tòi của các đồng nghiệp đi trước tôi xin mạnh dạn đưa ra một ý kiến nhỏ về việc:Vận dụng kinh nghiệm cách viết của Bác Hồ trong việc làm một bài văn nghị luận. Rất mong được các bạn đồng nghiệp góp ý, nhận xét và xây dựng để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. II . .Mục đích nghiên cứu: - GV và HS bám sát văn bản để tìm hiểu và khám phá. - HS là chủ thể trong giờ học. -T hu thập những phát hiện mới ,độc đáo từ HS. III.Phương pháp nghiên cứu: -Tìm đọc tài liệu. - Kinh nghiệm trong quá trình dạy. IV.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung vào cách viết của Bác Hồ để làm một bài văn nghị luận và thể nghiệm qua một đề bài cơ thể. - Nghiên cứu hệ thống những thao tác cần thiết phải làm đối với GV và HS trong quá trình làm văn.
  3. B.Nội dung. I . ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.ý nghĩa khoa học: - Kĩ năng làm bài văn nghị luận là một trong những yếu tố tạo thành năng lực văn chương của con người nói chung,đặc biệt quan trọng đối với học sinh trong việc khám phá cái hay cái đẹp trong tác phẩm và thể hiện tâm hồn mình trong bài viết. -Làm văn là môn học giúp học sinh hoàn thành và phát triển năng lực văn chương. 2.ý nghĩa thực tiễn: Trong những năm gần đây , xác định được tầm quan trọng của môn làm văn nên giáo viên dạy văn đã quan tâm đến cách giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thao tác làm văn . Riêng tôi , tôi cảm thấy rất tâm đắc khi dạy và đọc bài “ Khái quát tác giả Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh “ vì lời dạy của người về kinh nghiệm viết báo , làm văn chương . Người nhắc rằng : “ Trước khi cầm bút người viết cần đặt ra và trả lời thật sáng tỏ bốn câu hỏi : “ Viết cho ai ? “ “ Viết để làm gì ? “ “ Viết cái gì ? “ “ Viết nh- thế nào ? “ . ở vị trí một giáo viên , khi giảng lÝ thuyết cũng nh- thực hành môn làm văn tôi đã nhiều lần sử dụng bốn câu hỏi trên để khảo sát trình độ nhận thức và kĩ năng làm văn của học sinh . Mỗi em trả lời một cách - đúng , sai , mập mờ … thật là thú vị . Vậy từ cơ sở lÝ luận và thực tiễn trên bản thân tôi xin trao đổi về vấn đề này xung quanh việc làm một bài văn nghị luận của học sinh phổ thông . II . Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Về nhận thức , tôi hướng dẫn cho học sinh lần lượt giải đáp các câu hỏi : 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi làm bài văn là “ Viết cho ai “ “ Viết để ai đọc ? “ Đa số các em trả lời : “ Viết cho thầy cô , để thầy cô giáo đọc “
  4. Vì xác định đối tượng đọc văn của mình như thế , nên nội dung của bài vciÕt thường nhắc lại một cách máy móc bài giảng của thầy cô hoặc thông minh hơn một chút là “ uốn giọng văn “ theo từng “ gu “ từng “ khẩu vị “ của thầy cô .Thật là một lầm lẫn tai hại ! ở trường phổ thông , mỗi bài kiểm tra đều có đề bài với những yêu cầu và kiến thức kĩ năng cụ thể . Vậy trước khi làm bài tôi hướng dẫn các em trả lời câu hỏi “ viết cho ai ?” một cách chính xác là “ ta viết cho người ra đề , để thuyết phục tác giả của đề văn “ . Đối tượng ®äcbµi văn của học sinh là bạn đọc giả tưởng đứng trong nội dung , yêu cầu của đề văn , chứ không phải thầy cô giáo . Cái đích mà văn chương hướng tới là đề văn. Chúng ta – Những thầy cô giáo chỉ nên là “ huấn luyện viên “ đứng ngoài sân cỏ để nhận xét rút kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh “đá bóng vào lưới”. 2 . Câu hỏi 2 : “ Viết để làm gì ?” Nhiều học sinh trả lời “ Viết để dành điểm cao , để thi đỗ “ . Từ nhận thức này , trước và trong khi làm bài các em đã lao đi tìm và chép lại các “ Bài văn mẫu “ “ Bài chọn lọc “ ,thậm chí cả những bài nghiên cứu , bình luận văn chương đầy chất hàn lâm vì lầm tưởng đấy là “ những áng văn tuyệt hảo “ sẽ làm các thầy cô lãa mắt .Kết quả là các bài làm kiểu “ tư liệu” ấy như những phát sóng bắn chỉ thiên , tiếng nổ thì vang trời nhưng chẳng dọa được ai .vì khi chấm bài các giáo viên dễ dàng nhận ra những dấu hiệu vay mượn , quay cóp . Vì vậy , với câu hỏi này giáo viên hướng dẫn các em trả lời dứt khoát : “ để thể hiện kiÐn thức , tâm hồn , tình cảm cùng những kĩ năng cơ bản về văn chương , về cuộc sống mà mình được học … theo yêu cầu kiểm tra của người ra đề” . Sau đó hãy nghĩ đến câu trả lời : “để đạt điểm cao” Có nhận thức chính xác thông thoáng như vậy ,các em mới có thể giải thoát được những hào quang của những bài mẫu ,tài liệu , để tự mình đi tìm chân lÝ ,tự mình chọn ý , động não để viết bài văn . 3 . Câu hỏi 3 : “ Viết cái gì ?” Câu hỏi 4 : “ Viết nh- thế nào ?”
  5. NỊu đã trả lời đúng hai câu hỏi trước , các em dễ dàng trả lời được hai câu hỏi này . Khi làm bài , các em cần viết những gì mà đề văn yêu cầu , bằng cách vận dụng sáng tạo những kiến thức đã được học , những kĩ năng đã được rèn luyện , viết bằng tất cả trí thông minh bằng sự chân thành của một thanh niên báo cáo kết quả học tập và phấn đấu trong những năm qua , để ngày mai bước vào đời hoặc học lên một cách có hiệu quả nhất. III. Hướng dãn thực nghiệm Từ những nhận thức mang tính lÝ thuyết trên tôi hướng dẫn học sinh thực hiện vào thực tiễn , trả lời bốn câu hỏi về “ cách viết” trước một đề văn cơ thể . Anh ( chị ) hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lÝ P¸ Tra tới khi trốn khái Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của nhà văn Tô Hoài ( Câu 2 - Đề thi chính thức tốt nghiệp PTTH năm 1999-2000) 1. Viết cho ai ? Viết cho người ra đề, cho những ai đã từng đọc truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” , từng thú vị trước hình tượng nhân vật cô Mị – một sáng tạo thẩm mĩ , giàu ý nghĩa nhân văn của nhà văn Tô Hoài ; cho cả những người chưa đọc truyện mà mới chỉ nghe tên tác phẩm , từng biết nhà văn Tô Hoài . Viết để bạn đọc giả tưởng kia hiểu giá trị của tác phẩm , hiểu vẻ đẹp của hình tượng nhân vật , từ đó mà hiểu thêm cuộc sống , yêu thêm văn chương . 2. Viết để làm gì ? Viết để trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm văn chương về những kĩ năng cơ bản làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề ra . “Đại thể trên cơ sở những hiểu biết tương đối chắc chắn về truyện ngắn “ Vợ chồng Aphñ” , chọn lựa , phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật sức sống tiềm tàng ( Tức là sức sống ẩn chứa bên trong ) của nhân vật Mị . Thấy được hai nét tưởng như đối lập , nhưng lại rất thống nhất ở con người Mị : Có thời điểm cam chịu nhẫn nhục ,nhưng thực chất ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống : Sức sống ấy được
  6. bộc lộ qua những thời điểm chính “Khi tết đến” Và “Những đêm tình mùa xuân” , khi cắt dây giải thoát cho Aphñ và cùng nhau trốn khái Hồng Ngài… Về kĩ năng , phải tỏ ra biết cách phân tích một nhân vật trong truyện ngắn .Biết làm một bài văn nghị luận văn học ,kết cấu chặt chẽ , bố cục rõ ràng.Diễn đạt tốt , không mắc lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp…( Trích “ Hướng dẫn chÂm của bộ giáo dục và đào tạo”) Ngoài việc trình bày nội dung trên các em cần cho người đọc nhận rõ những rung cảm của mình về một hình tượng thẩm mĩ , về những vẻ đẹp ngôn ngữ văn chương Tô Hoài nói riêng,vẻ đẹp trong sức sống con người nói chung . 3. Viết cái gì ? Học sinh có thể trả lời : Dựa vào những chi tiết truyện , những lời kĨ , những cử chỉ , hành động tâm trạng của nhân vật Mị và một vài nhân vật có liên quan …rồi phân tích , gi¶Ø mã , phán đoán , bình luận …bằng các lÝ lẽ cụ thể , chính xác, chặt chẽ qua từ ngữ , câu văn .GV h-¬ngs dẫn tạp trung vào các luận ®Óm: a . Mị và bi kịch đớn đau: Từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời hiếu thảo…Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ( do bố mẹ vay nhà thống lÝ P¸ Tra)với cuộc sống im lìm,tăm tối,cơ cùcnh­ kẻ nô lệ.Mị đau khổ phản ứng quyỊt liệt và định ăn lá ngón tự tử,cố “sống mà như chết”, “cúi mặt buồn rười rượi” , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xã cửa”’có chồng mà cũng như không. b .Mị và diễn biÔn tình cảm ý thức: Từ khổ đau đến chịu đựng vì bị dày vò đày đọa về thể xác và áp chế về tinh thần,Mị bị ràng buộc trong ý nghĩ mình bị bố con nhà thống lý P¸ Tra cóng trình ma là người nhà nó rồi thì chỉ còn biết ở cho đến lúc chỊt mất xác ở đây thôi,dẫn đến sự tê liệt tinh thần phản kháng.Lúc nào Mị cũng nhìn ra « cửa vuông bằng bàn tay ,chỉ thấy một màu mê mê trăng trắng không rõ là sương hay là nắng.Cô mất ý thức về sự sống,thậm chí không còn nghĩ đến cáÝ chỊt nữa.Mị phó mặc cuộc sống cho định mệnh,cô không có ý thức về thời gian,không nhớ làm dâu nhà P¸ Tra bao nhiêu năm .Với Mị ,sự chuyển biến của thời khắc:sớm
  7. tối,ngày tháng không có ý nghĩa gì,cuộc sống chỉ còn là một màn sương mờ đục,không dĩ vãng,hiện tại và không tương lai. c .Mị với sức sống tiềm tàng và sự hồi sinh kì diệu: Bước chuyển đầu tiên thể hiện sự trỗi dậy của Mị là lòng ham sống,là sự ý thức trở lại về sự sống,thời gian ,về khát vọng tinh thần(mùa xuân về,những đêm tình mùa xuân,tiếng sáo gọi bạn tình khiÕnMÞ yêu đời,ham sống,Mị nhớ về ngày trước,Mị uống rượu…)Mị hành đọng như một con người tự do.Càng bị đè nén áp bức,sức sống trong con người Mị càng mãnh liệt dâng trào:Mị phơi phới trở lại,trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước “Mị trẻ lắm,Mị vẫn còn trẻ,Mị muốn đi chơi”, từ những sục sôi trong tâm tư đã biến thành hành động “Mị đến góc nhà lấy ống mỡ ,xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng”.Có thể xem đây là hành động thức tỉnh,tự mình thắp sáng ngọn lửa soi mình để thoát khỏi những đêm dài tăm tối triÒn miên…Cô quÊn lại tóc ,rút cái váy hoa,sửa soạn đi chơi tết…rồi bị A Sử trãi vào cột. Bị trãi Mị quên những đớn đau thể xác,quên mình đang bị trãi,cô sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bángvµ sự thật tàn bạo lạnh lùng. Hành động cuối cùng khi Mị cắt dây trói cứu A Phí là hành động có ý nghĩa quan trọng trong bước ngoặt của đời cô để cứu người và cứu mình,tự giải phóng khái vòng nô lệ.Nó chứng minh cho sức sống tiềm tàng d¸nh thức từng bước ý thức và hành động nên sức sống tâm hồn trong Mị là bất diệt. 4. Viết nh- thế nào ? Với câu hỏi này , giáo viên hướng dẫn học sinh : Viết nh- một bài văn nghị luận văn học mà mình đã được học , được rèn luyện . Bố cục 3 phần triển khai các luận đề , luận điểm , luận cứ …rành mạch , chặt chẽ , logÝc…ngoài ra chữ viết trình bày cần rõ ràng , cẩn thận ,tỏ rõ thái độ tôn trọng người đọc và biết trân trọng một sản phẩm tinh thần của chính mình IV. Kết quả đạt được . Qua các năm học 2002 đến 2008, tôi nhận thấy những bài văn đạt điểm cao và tỉ lệ học sinh đạt học lực khá ,trung bình trở lên chiếm tỉ lệ cao đều là
  8. những sản phẩm tinh thần đích thực của những học sinh tự giác tích cực , chăm chỉ rèn luyện kĩ năng nêu cao tinh thần sáng tạo ,nghiêm túc tự tin khi làm bài . C . Kết luận Chúng ta biết rằng : Văn là người , sáng tác văn chương nói chungvà khi làm một bài văn nghị luận nói riêng , muốn đạt kết quả cao , người viết phải huy động cả trí tuệ và tâm hồn trên từng câu chữ . Đã có bao nhiêu sách vở tài liệu ,bàn bạc , hướng dẫn chúng ta về cách viết cách làm văn . Bốn câu hỏi trong cách viếtcủa mình Bác Hồ chỉ xem là kinh nghiệm,là sự gợi ý , định hướng cho người cầm bút trước khi viết .Kinh gnhiÖm ấy tuy giản dị nhưng sâu sắc như là chân lÝ vậy. Đối với tôi , một giáo viên với công tác giảng dạy chưa nhiều nhưng bốn câu hỏi ấy của Bác luôn là điều tâm niệm , là chìa khóa để tôi hướng dẫn các em trong việc thực hành văn chương Tôi rất mong nhận được sự trao đổi từ các bạn đồng nghiệp . Ngày tháng năm 2008 Người thực hiện Thiều Thị Hảo
nguon tai.lieu . vn