Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG - HÌNH HỌC 6
  2. A - ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội trong đó đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Thực sự nền giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu bức thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII chỉ rõ : “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh”. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII cũng nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp sống tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,...”. Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” . Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm thế nào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một thế hệ trẻ năng động, yêu nước, có tài có đức? Nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo hết sức nặng nề và vô cùng vinh quang.
  3. Hiện nay máy vi tính không những dùng để dạy môn tin học mà là phương tiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho các phương tiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu ... Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học, giáo viên có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăng cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. ‘‘Giáo án điện tử’’ với những thông tin được trình bày theo đúng nguyên tắc sư phạm, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả dạy học. Đứng trước yêu cầu này, Sở GD-ĐT cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về giảng dạy với máy vi tính và nhiều trường đã được trang bị hệ thống máy tương đối hiện đại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’. Nhưng một số thầy cô giáo vẫn còn xa lạ với mô hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cô giáo tự soạn giáo án điện tử để giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian. Vì thế, tôi chọn đề tài: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG - HÌNH HỌC 6. nhằm giới thiệu với quý thầy cô giáo những kinh nghiệm của mình. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài: 1. Sự cần thiết phải đổi mới dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Trong những năm trước đây, đa số giáo viên sử dụng hệ thống các phương pháp dạy học cổ truyền, chủ yếu là thông báo, giải thích, dạy học theo kiểu thầy giảng - trò chép, thầy chủ động truyền thụ - trò thụ động tiếp nhận kiến thức, hình thức dạy học theo kiểu độc thoại, giảng giải của người dạy, và sự thụ động, chấp nhận, ghi nhớ của người học. Với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo lối “thầy đọc - trò chép”, thầy chủ động truyền thụ kiến thức - trò thụ động tiếp nhận kiến thức đã không còn phù hợp nữa. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra, trong quá trình dạy học cần đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, cần dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng tự lực giải quyết vấn đề của học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
  4. Việc đổi mới phương pháp dạy học có mục đích chính là đào tạo ra con người mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hay nói một cách cụ thể là đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đổi mới cách thức học của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Có thể xem đây là một định hướng cơ bản nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay không những đòi hỏi người lao động có tay nghề cao mà còn phải biết độc lập, sáng tạo trong công việc. Do đó, ngay khi còn ở phổ thông, cần phải rèn luyện cho học sinh có những đức tính ấy. Trong quá trình dạy học cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như tổ chức hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra kiến thức mới hoặc khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy qua các bài tập vận dụng. Theo phương pháp dạy học mới này, giáo viên chỉ là người tổ chức hoạt động dạy học, tạo ra các tình huống cho hoạt động nhận thức của học sinh, còn học sinh là chủ thể của hoạt động, giáo viên quan sát, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh. 2. Sự hỗ trợ của máy tính trong quá trình dạy học: Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học truyền thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới, do đó chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của phương tiện dạy học hiện đại. Khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, ngoài bảng đen, phấn trắng, tùy vào đặc trưng của mỗi môn học, bài học, có thể cần có thêm :  Giáo án điện tử với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.  Phiếu học tập.  Các tình huống, trao đổi giữa thầy và trò.  Phòng học phù hợp và các phương tiện hiện đại như máy tính và màn hình lớn (53 inches), máy chiếu Projector,... Máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học thông qua các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá,... Chẳng hạn, trong phần kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, giáo viên có thể sử dụng máy tính để đưa ra các tình huống có vấn đề; các câu hỏi phát huy trí lực. Khi củng cố, giáo viên cũng có thể dùng máy tính để đưa ra bài tập củng cố, bản đồ tư duy, trắc nghiệm... II- Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
  5. Khi xây dựng GAĐT, tiến hành theo quy trình sau : 1. Xác định mục tiêu bài học: GAĐT trước hết là một bài giảng nên khi thiết kế cần phải xác định được mục tiêu của bài học (bao gồm mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ), từ đó giúp cho chúng ta vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết của bài học. 2. Dự kiến nội dung chi tiết: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết dạy. Bao gồm:  Phân tích nội dung: Phân tích nội dung bài dạy giúp cho giáo viên dự kiến được những đồ dùng dạy học cần thiết trong tiết dạy đồng thời dự kiến được phương pháp dạy học thích hợp.  Sắp xếp trình tự các nội dung một cách hợp lý: Sau khi phân tích được nội dung dạy học, giáo viên dự kiến trình tự giảng dạy các nội dung kiến thức trong tiết dạy.  Dự kiến cấu trúc nội dung: Dựa vào nội dung đã phân tích và trình tự nội dung kiến thức, giáo viên dự kiến cấu trúc của nội dung để việc nhập nội dung bài giảng vào các Slide (trang) được dễ dàng.  Không nên quá lạm dụng đưa tất cả nội dung sách giáo khoa lên màn hình mà phải kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy khác như nêu vấn đề, sử dụng phiếu học tập, sử dụng sách giáo khoa… 3. Để GAĐT được sử dụng rộng rãi: - Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng. - GAĐT cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, do đó cần chọn chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học nhưng không quá phức tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một giáo viên biết các thao tác dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : *Đối tượng: Bài Trung điểm của đoạn thẳng – Hình học 6 *Phạm vi: Sử dụng phần mềm Violet trong việc giảng dạy. *Tiện lợi: Phần mềm hoàn toàn bằng tiếng Việt.
  6. IV. Nội dung: 1. Chương trình gồm 1 bài: Tiết 11. Trung điểm của đoạn thẳng 2. Trình bày:  Font chữ : Unicode. (Times New Roman)  Bài dạy gồm có 16 trang để giáo viên trình chiếu trong quá trình dạy - học để trợ giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu kỹ bài học và biết vận dụng thành thạo qua bài tập với các hoạt động cá nhân, hoặc hoạt động tập thể như sinh hoạt nhóm, trò chơi… giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả. 3. Cấu trúc bài dạy:  Phần I: Kiểm tra bài cũ  Phần II: Bài mới  Phần III: Củng cố luyện tập: ngoài các bài tập Sgk còn có bài tập vận dụng và các bài tập trắc nghiệm kết hợp với bản đồ tư duy.  Phần IV: Hướng dẫn về nhà  Phần V: Bài kiểm tra trắc nghiệm. 4. Hướng dẫn sử dụng GAĐT: a) Bản thuyết minh giáo án: - Tổng số 16 trang. - Sử dụng những loại tư liệu minh họa: Tranh (Trung điểm M, Mô phỏng vẽ trung điểm bằng thước thẳng, gấp giấy, ảnh minh họa trung điểm trong đời sống, video clip về trung điểm của đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng bằng thước và gấp giấy, ứng dụng…) Nội dung cụ thể: Trang Nội dung, kịch bản thiết kế Thuyết minh, lời dẫn giáo Thời số viên khi dạy lượng 01 Trang bìa, ảnh của trường. Không 0 Tiêu đề ( Huyện, trường, họ tên giáo viên, môn, tiết, bài). 02 Kiểm tra bài cũ Nhận xét gì về vị trí của điểm 5 phút M đối với hai điểm A, B. Khoảng cách từ điểm M đến
  7. hai điểm A, B. 03 Trung điểm của đoạn thẳng. Các em quan sát hình chiếc 5 phút Hình ảnh chiếc cân có M là cân cho ta M là trung điểm trung điểm của AB xuất của đoạn thẳng AB. Hình 61 hiện và ẩn đi. Hình 61 xuất cho ta biết M cũng là trung hiện. Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng AB. Hãy điểm của đoạn thẳng xuất nhận xét về vị trí và khoảng hiện cách của M với A, B. Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? 04 Video về trung điểm M của Các em hãy quan sát đoạn 30 giây đoạn thẳng AB video sau để nói rõ hơn về trung điểm M 05 Bài tập củng cố trung điểm Trong các hình sau, điểm nào 4 phút M. Ba hình vẽ xuất hiện với là trung điểm của đoạn thẳng? ba trường hợp. (nằm giữa, Vì sao? Hình thứ nhất C thỏa cách đều, nằm chính giữa). mãn điều kiện nào? Hình thứ Sau đó các đáp án xuất hiện hai F thỏa mãn điều kiện nào? trả lời cho từng hình. Hình thứ ba I thỏa mãn những Xuất hiện câu hỏi: Để M là điều kiện nào? trung điểm của đoạn thẳng Để M là trung điểm của đoạn AB cần mấy điều kiện? Đó thẳng AB cần mấy điều kiện? là những điều kiện nào? Đó là những điều kiện nào? 06 Cách vẽ trung điểm. Ví dụ M là trung điểm của AB thì 4 phút xuất hiện. Lời giải xuất phải thỏa mãn những điều gì? hiện. Đoạn video xuất hiện. M nằm giữa A, B thì ta có bấm cho video chạy. điều gì? M cách đều A, B thì ta có điều gì? 07 Vẽ trung điểm của đoạn Các em lấy giấy can (giấy 4 phút thẳng bằng gấp giấy. trong) và làm như hướng dẫn. Hướng dẫn xuất hiện. Hình 63 xuất hiện. Hướng dẫn ẩn, hình 63 ẩn. Video xuất hiện và bấm chạy. 08 Xem video. Đoạn video Các em hãy quan sát đoạn 1 phút 30 xuất hiện. video tổng hợp hai cách vẽ
  8. trung điểm sau. 09 ứng dụng: Yêu cầu xuất Em nào hãy dùng sợi dây này 3 phút hiện. Đoạn video xuất hiện để chia thanh gỗ thành hai và bấm cho video chạy. phần bằng nhau? 10 Luyện tập 1 xuất hiện. HS Chúng ta cùng làm phần 2 phút lên máy chọn và nháy vào luyện tập 1 đáp án. Nháy kết quả. 11 Luyện tập 2 xuất hiện. HS Một em lên máy làm phần 3 phút lên máy và đánh đáp án. luyện tập 2. Nháy kết quả. 12 Luyện tập 3 xuất hiện. HS Một em lên máy làm phần 3 phút lên máy và thực hiện việc luyện tập 3. kéo thả đáp án. Nháy kết quả. 13 Củng cố. Bản đồ tư duy GV yêu cầu HS đọc nội dung 3 phút xuất hiện. của bản đồ tư duy. 14 Ba hình ảnh minh họa xuất Các em quan sát một số hình 1 phút hiện. ảnh về trung điểm của đoạn thẳng trong đời sống. 15 Hướng dẫn về nhà xuất GV yêu cầu HS đọc 2 phút hiện 16 Bài kiểm tra trắc nghiệm Các em hãy kiểm tra kiến 5 phút xuất hiện với 6 câu. HS làm thức của mình trong bài học xong thì máy sẽ báo điểm hôm nay bằng việc làm bài đạt được. kiểm tra trắc nghiệm nhanh. b) Cách sử dụng: + Bài soạn đã được đóng gói vào thành một thư mục riêng. Nội dung gói bài giảng và cách chạy - Nội dung gói bài giảng: Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:
  9. Trong đó:  “Common”: là thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra.  “Data”: là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng.  “Scenario”: là file kịch bản của bài giảng.  File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng. - Sử dụng: Nếu trên máy của bạn cài phần mềm violet thì bạn có thêt chạy bằng biểu tượng “Scenario”: là file kịch bản của bài giảng. Còn nếu trên máy của bạn không cài phần mềm Violet thì bạn có thể chạy File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng. Sau khi chạy bài giảng, trang bìa hoặc đầu tiên của bài giảng sẽ được mở. Lúc đó người dùng chỉ cần click chuột hoặc nhấn các phím tắt để lần lượt trình chiếu các trang.
  10. Trên giao diện này, người dùng sẽ click chuột vào nút Next (hình mũi trên trỏ phải ở góc dưới bên phải màn hình) để trình chiếu lần lượt các trang nội dung bài giảng, hoặc nút Back (mũi tên trỏ trái) để quay về trang trước. Nếu người dùng không muốn trình chiếu theo tuần tự thì có thể click chuột vào tên các chủ đề ở thanh ngang bên trên, rồi click vào tên mục ở thanh dọc bên trái giao diện. Khác với khi phóng to bài giảng trong Violet (nhấn F9), khi chạy bài giảng đã đóng gói thì người dùng có thể sử dụng được các phím tắt để thao tác nhanh hơn:  Phím Space. Sang trang mới hoặc bắt đầu chạy hiệu ứng nếu có (tương đương với nút Next).  Phím Backspace: Quay lại trang trước, hoặc quay về đầu trang nếu đang chạy hiệu ứng (tương đương với nút Back).  Phím Enter: giống phím Space  Phím Page up: giống phím Backspace  Phím Page down: giống phím Space
  11. Trong quá trình giảng bài, để thu hút học sinh vào một hoạt động nào đó ngoài phần mềm như: thảo luận nhóm, đóng kịch tình huống… giáo viên có khi sẽ phải tắt máy chiếu đi. Tuy nhiên, việc tắt bật máy chiếu nhiều sẽ không tốt cho máy, vì thế giao diện bài giảng cung cấp nút “Tắt màn hình” ở góc dưới bên trái để tắt màn hình trình chiếu nếu cần. Khi muốn trình chiếu trở lại, người dùng chỉ cần click chuột thì bài giảng sẽ xuất hiện trở lại đúng ở trang trước khi tắt màn hình. Để thoát ra khỏi bài giảng, có thể click chuột vào nút ở góc trên bên phải màn hình giao diện, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4. c) Nội dung trên màn hình.
  12. C. Kết luận Qua quá trình sử dụng GAĐT tôi bước đầu đã rút ra được những kết luận sau:  Ưu điểm của GAĐT:  Trình bày chính xác kiến thức, kênh chữ, kênh hình rõ ràng và đẹp mắt .  Hình vẽ chuẩn xác.Với bộ môn Hình học, hình vẽ rất quan trọng. Dùng bảng đen, phấn trắng, thước kẻ, không thuận lợi cho toàn thể học sinh, sẽ có học sinh bị thầy che khuất một phần hình vẽ, các em này không thấy hết thao tác của thầy. Với máy tính, hình vẽ chủ động xuất hiện trên màn hình vừa rõ ràng vừa theo một trình tự nhất định theo ý muốn của người thầy cả lớp đều quan sát được.  Đưa lên màn hình nội dung phù hợp, đúng lúc, khả năng chuyển đổi hình ảnh nhanh chóng, sinh động.  Vẽ và trình bày được những nội dung mà thực tế các em rất khó làm, khó mô tả.  Học sinh có thể ghi chép bài học rõ ràng, hệ thống .  Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, sau đó tiến hành thảo luận trong nhóm, trước lớp. Các nhóm nhỏ cùng nhau làm một vấn đề chung, mỗi học sinh trong nhóm đều được phân công nhiệm vụ cụ thể rồi cả nhóm cùng thảo luận, học sinh giỏi giúp học sinh yếu, trao đổi cách giải và lời giải để cùng nhau chiếm lĩnh kiến thức.  Giao công việc cho học sinh về làm ở nhà để các em tự khám phá, tự giải quyết, góp phần nâng cao năng lực ‘‘tự học’’, nhờ thế làm tăng cường tính tự học và học tập một cách độc lập của học sinh.  Tiết kiệm được nhiều thời gian khi truyền đạt lý thuyết cho học sinh , nhờ thế mà thời gian luyện tập, vận dụng kiến thức được nâng lên, kiến thức khắc sâu hơn.  Với các bài tập sử dụng bảng để ôn luyện kiến thức thì GAĐT bản đồ tư duy trình chiếu rất tiện lợi trong khi với cách dạy truyền thống phải mất công kẻ trên nhiều bảng phụ hoặc viết trên nhiều phim trong.  Tổ chức được nhiều hoạt động cá nhân cũng như hoạt động tập thể, trò chơi, hấp dẫn học sinh. Hoạt động học tập như ‘‘bài kiểm tra trắc nghiệm’’ làm cho việc học Toán trở nên nhẹ nhàng, lý thú mà lại khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy một cách hiệu quả .
  13.  Một ưu điểm nữa của GAĐT là tính phổ dụng, thật vậy chỉ cần copy một bản rồi chỉnh sửa GAĐT dễ dàng, bổ sung, thay thế tuỳ theo ý muốn của mình.  Kết quả: Tận dụng những ưu điểm của GAĐT trên, bản thân tôi bước đầu đã đạt được một số thành công trong giảng dạy. Các em hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu nhanh hơn, năng động hơn, luyện tập được nhiều hơn, khắc sâu được kiến thức, nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức được nâng lên rõ rệt so với cách dạy truyền thống. Thực sự với 1 bài GAĐT này có thể chưa xứng đáng để được gọi là sáng kiến kinh nghiệm, chỉ mong được chia sẻ với quý thầy cô giáo trên tinh thần trao đổi, học hỏi lẫn nhau ‘‘Vì lợi ích trăm năm trồng người’’. Mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn! Người viết Lương Văn Tô
nguon tai.lieu . vn