Xem mẫu

  1. Sinh ra đã yếu... Vừa chào đơi đã mang trong mình một căn bệnh khiến cho những đứa trẻ này thiệt thòi rất nhiều so với bạn bè. Với những đứa trẻ này, bố mẹ cần áp dụng một chế độ chăm sóc đặc biệt. Bệnh tim Yếu tố di truyền là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc căn bệnh này. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường gặp khó khăn trong việc thở, bú hay ăn, ngủ không ngon giấc, da tím tái, nhất là khi khóc. Nếu bệnh nặng, trẻ sẽ bị phù mặt, gan to, mắt mở không lên. Khi cho trẻ ăn, bố mẹ cần kiên nhẫn. Nên chia nhỏ bữa ăn, đồng thời theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho bé. Sự hạn chế của hệ tim khiến trẻ dễ bị mệt, ngất khi hoạt động quá sức hay gặp sự cố đột ngột nên bố mẹ thường hạn chế hoặc cấm đoán trẻ vui chơi, tham gia hoạt động thể lực. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vận động đúng mức cùng bạn bè không chỉ giúp trẻ năng động, tự tin và thoải mái tinh thần mà còn tăng khả năng hoạt động của tim.
  2. Việc nên làm là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng trước các căn bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều bệnh không nguy hiểm với trẻ bình thường nhưng có thể rất nguy hiểm đối với trẻ bị tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với sự thay đổi không khí đột ngột, nhất là đi máy bay hoặc đến vùng có khí hậu lạnh. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng của trẻ, tránh để vi-rút xâm nhập gây ra biến chứng nguy hiểm là viêm màng trong tim. Mất thị lực Trẻ bị mù bẩm sinh có thể do đục thủy tinh thể, teo hoặc không có nhãn cầu, mẹ bị giang mai hoặc lậu lúc mang thai... Với những trẻ này, bố mẹ không nên để trẻ ở một mình. Nên thường xuyên dùng lời nói, âm nhạc, mùi hương, sự tiếp xúc...để kích thích, tác động vào các giác quan khác của trẻ. Như thế, trẻ có thể tiếp nhận tối đa các thông tin từ môi trường. Khi không nhìn được, trẻ rất ngại vận động, đi lại. Do đó, bố mẹ cần sắp xếp mọi thứ trong nhà thật ngăn nắp và cố định, đồng thời khuyến khích trẻ đi lại và tiếp xúc với các đồ vật trong nhà. Bố mẹ không nên hạn chế trẻ trong một không gian giới hạn, hãy để cho trẻ tiếp xúc với bạn bè và thiên nhiên. Chỉ cần bạn thường xuyên để mắt đến con, khi bé chơi những trò chơi dễ ngã như xích đu, bập bênh... Vẹ o c ổ
  3. Khi mới sinh, đầu bé nghiêng về một bên hoặc có một bướu căng cứng nằm ở một bên cổ. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa trị bằng vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bố mẹ của trẻ những bài tập kéo dãn những cơ bị co cứng. Trong quá trình điều trị, bố mẹ cần kiên nhẫn để không tạo áp lực cho trẻ. Việc tiến hành phẫu thuật chỉ được chỉ định sau thời gian dài áp dụng vật lý trị liệu không có kết quả. Sau phẫu thuật, gia đình vẫn tiếp tục làm vật lý trị liệu để trẻ hồi phục hoàn toàn.
nguon tai.lieu . vn