Xem mẫu

  1. Sếp nhỏ: Ứng xử sao với sếp lớn? Một điều quan trọng đối với các lãnh đạo trẻ là thái độ và cách ứng xử đối với các lãnh đạo cấp cao hơn. Thành công của họ trong tương lai phụ thuộc vào cả cấp dưới và cấp trên của họ. Nếu bạn vừa được thăng chức, bạn cảm thấy vô cùng biết ơn với ông sếp của bạn. Bạn cũng cảm thấy hài lòng khi các lãnh đạo cao cấp là người am hiểu khi nhận ra tài năng của bạn. Xét cho cùng, giờ đây bạn là một phần của "bộ sậu". Bạn không thể là một thành viên quan trọng trong nhóm nếu như không đồng cảm với cả nhóm. Có vô số sách báo hướng dẫn bạn cách làm việc với các ông sếp cấp cao hơn. Nhưng lập luận của các bài viết đó đều giống nhau ở điểm: nếu như bạn biết phong cách cá nhân của sếp, bạn sẽ có thể làm việc với họ bằng cách hiểu rõ những gì mà họ cần, họ muốn và sếp của bạn thích làm việc và nói chuyện theo cách nào. Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ gặp ít trục trặc với họ hơn. Về cơ bản, có bốn kiểu cá tính quản lý. Một số người có phong cách cá nhân khác biệt trong khi những người khác lại có sự kết hợp giữa hai, hoặc ba phong cách. Hãy đọc các mô tả dưới đây và xem sếp của bạn thuộc phong cách quản lý nào. Có thể nó sẽ giúp bạn thành công hơn khi làm việc với sếp của mình. Người độc quyền Họ dường như nắm mọi thứ trong tay. Những nhà quản lý này luôn đưa ra các quyết định nhanh chóng và các quyết định của họ rất có trật tự, hướng tới các điểm mấu chốt. Họ thuộc kiểu "biện pháp của tôi hay là đường lối hành động". Khi đặt ra mục tiêu hành động, họ sẽ nói là "sẵn sàng, bắn, mục tiêu" (đối lập với cách biểu đạt thông thường là: "sẵn sàng, mục tiêu, bắn"). Nếu bạn làm việc cho một vị sếp độc quyền, hãy luôn đảm bảo rằng, bạn có sự rõ ràng và thẳng thắn trong cách giao tiếp, có tất cả các cơ sở lập luận, và được chuẩn bị để làm những gì mà họ yêu cầu. Người làm việc có phương pháp Đó là những người có phong cách phân tích. Những nhà quản lý đó thích dành thời gian vào việc thu thập thông tin và dữ liệu trước khi đưa ra quyết định. Họ rất chín chắn và lo lắng quá mức tới sự chính xác. Khi đặt ra mục tiêu hành động, họ sẽ nói là "mục tiêu, mục tiêu, mục tiêu". Họ ghét phải đưa ra quyết định và thường tìm kiếm các thông tin nhiều hơn hoặc khác biệt hơn. Nếu bạn làm việc cho những người sếp này, hãy cẩn thận! Hãy nhận ra một điều là, họ đang cố gắng đưa ra các quyết định tốt nhất dựa trên toàn bộ dữ liệu. Khi bạn đưa ra quan điểm hoặc đề xuất, luôn chắc chắn là, bạn đã nhận ra điều đó và có thể giải thích lập luận và logic cho họ nghe. Người có động lực Đây là những ông sếp vui tính. Họ có sức lôi cuốn và dường như có các mối quan hệ tốt với mọi người trong cả tổ chức. Họ có đầy năng lượng, sáng tạo, và có một tinh thần đua tranh. Tuy nhiên, họ thường nói nhiều hơn là làm. Họ thích bắt đầu mọi việc, nhưng hoàn thành công việc lại là một chuyện khác. Khi đặt ra mục tiêu hành động, họ sẽ nói là: "nói, nói, nói". Họ chỉ yêu
  2. việc nói và đùa vui. Khi giao tiếp với người có động lực, bạn nên đảm bảo việc nói luôn miệng. Hỏi họ về ngày cuối tuần của họ, về lũ trẻ, và vân vân... Trước khi họ có thể bắt đầu vào công việc, họ cần phải hòa nhập với mọi người. Người hòa đồng Bạn gần như có một bầu không khí làm việc thoải mái và tự nhiên nếu như cấp trên của bạn là người hòa đồng. Người hòa đồng có một chiều hướng mạnh mẽ về sự cống hiến. Họ có các thành viên trung thành trong nhóm. Họ điềm tĩnh, đáng mến, am hiểu và đáng tin, cực kỳ giỏi trong việc giữ hòa khí. "Gót chân Achilles" của họ chính là sự "yếu đuối" khi đối mặt với các bất đồng. Họ không thích việc thay đổi. Họ ủng hộ tình trạng hiện tại. Họ có thể lo lắng tới cách thức mọi người làm việc hơn là khiến cho công việc được tiến hành. Khi đặt ra mục tiêu hành động, họ sẽ nói là "sẵn sàng, sẵn sàng, sẵn sàng". Họ luôn ở đó chờ bạn. Họ cần người khác bước đi trước khi họ tự đứng dậy. Khi làm việc với người hòa đồng, hãy đặt cảm giác của bạn lên trên công việc chung. Bạn sẽ cần tới nó! Thu Lượng Theo The first time manager
nguon tai.lieu . vn