Xem mẫu

  1. SEO LÀ GÌ? Rất nhiều người thắc mắc SEO là gì, rất nhiều người truy cập vào Google tìm kiếm với cụm từ seo la gi,  vậy rốt cuộc SEO là gì? CTIT cung cấp cho các bạn 4 định nghĩa từ 4 nguồn khác nhau và bạn hãy trải  nghiệm theo cách mình cho là đúng nhất. SEO là gì theo định nghĩa của chính Google Chúng tôi trích đăng nguyên văn "SEO is an acronym for "search engine optimization" or "search engine optimizer." Deciding to hire an   SEO is a big decision that can potentially improve your site and save time, but you can also risk damage   to your site and reputation. Make sure to research the potential advantages as well as the damage that   an irresponsible SEO can do to your site." Bạn có thể tham khảo chi tiết tại http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py? hl=en&answer=35291  SEO là gì theo định nghĩa từ Bách khoa Toàn thư mở WIKIPEDIA Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization) là quá trình tối ưu nội  dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất  phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Đơn giản hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp  nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Tham khảo chi tiết tại http://vi.wikipedia.org/wiki/SEO SEO là gì định nghĩa theo cách "bình dân" Google tại Việt Nam quá phổ biến, khi muốn tìm thông tin gì đó việc đầu tiên là anh ta truy cập vào  Google và nhập vào cụm từ muốn tìm kiếm. Từ đó, làm sao khi người duyệt web nhập vào một cụm từ có  liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ và Google trả về kết quả có website của họ trên trang nhất  gọi là SEO. SEO là gì theo cách định nghĩa của riêng CTIT 1. Xu hướng sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao Bạn có biết đến thời điểm bạn đọc bài viết này thì tại Việt Nam đã có gần 40 triệu người sử dụng đường  truyền Internet tốc độ cao (ADSL) và có số này đang tăng lên từng ngày, từng giờ. 2. Xu hướng Google
  2. Google đã trở thành động từ. Bạn có bao giờ hỏi một người bên cạnh mình về vấn đề gì đó, anh ta quay  lại bảo bạn "Google đi!". 3. Xu hướng mua sắm trực tuyến Đã có một sự chuyển dịch rất lớn đặc biệt trong giới trẻ Việt Nam, khi họ muốn tìm một công ty nào, khi  họ muốn mua một sản phẩm gì hay họ muốn sử dụng một dịch vụ nào đó đã không còn cái việc chạy  khắp nơi đến các công ty, đi khảo sát từng cửa hàng hay phải lang thang trên nhiều quầy hàng trong các  siêu thị để lựa chọn. Họ lên mạng, tìm thông tin liên quan đến nhu cầu của họ, chọn lựa và đặt hàng. Sản  phẩm sẽ được mang đến tận nơi hoặc sẽ có người tư vấn tận nhà trong khi họ vẫn ung dung làm một việc  khác. Từ 3 xu hướng nói trên, bạn thấy một điều rất rõ là bạn có một lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn và  lượng khách hàng tiềm năng này còn là khách hàng mục tiêu của bạn vì chỉ khi họ cần biết thông tin, họ  cần mua sắm hay sử dụng dịch vụ thì họ mới tìm chính xác những từ ngữ có liên quan ở các công cụ tìm  kiếm, đặc biệt là Google. Dĩ nhiên CTIT sẽ làm SEO theo đúng như các chỉ dẫn của công cụ tìm kiếm để khi người duyệt web gõ  vào những từ khóa phù hợp sẽ trả về kết quả có website của bạn trên trang nhất. Nhưng đó mới chỉ là  phần đầu của câu chuyện SEO là gì của CTIT. Phần 2 của câu chuyện này là giải quyết việc khi bạn nằm trên trang nhất thì liệu những khách hàng mục  tiêu nói trên có click chuột vào website của bạn hay họ click chuột vào một trong 9 website cùng nằm trên  trang nhất giống như bạn. Chúng tôi không quên phần kết của một câu chuyện có hậu. Vâng, câu chuyện SEO là gì thực sự có hậu  khi người ta biết đến bạn, click chuột vào "thăm bạn" và từ đó họ sẽ liên hệ hoặc mua hàng từ website của  bạn. ==========***========== CÔNG CỤ SEO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Trao đổi traffic, mua bán quảng cáo trên các trang khác hay tham gia các chương trình giúp tăng lượng  truy cập ảo, thậm trí cố gắng để cheat Google hay Yahoo nhưng lại quên các công cụ SEO cơ bản và  hiệu quả và miễn phí. Trước đây mình cũng có ý nghĩ như các bạn và cố gắng dùng mọi thủ thuật nhằm qua mặt các trang lớn  và tăng lượng truy cập khủng khiếp nhưng hậu quả là domain mà mình SEO “bẩn” đã bị Google trừng  phạt không cho đặt adsense trên trang đó nữa. Một bài học nhớ đời!!!! Ngày nay, các blogger còn giỏi hơn nữa khi dùng các mã code độc hại để tăng lượng truy cập ảo và fake  cả PageRank của Google nữa. Tôi đã rất ngạc nhiên khi tham gia forum của Smorty – Một trang trả tiền  cho các bài viết mà mình đã giới thiệu qua trong bài “Các chương trình trả tiền theo bài viết mà tôi yêu 
  3. thích“, đã có người rao bán blog có PR=6 với giá gần $30. Mọi người hết sức ngạc nhiên vì khi check  PR=6 thật nhưng thực ra là fake PR vì họ có công cụ kiêm tra thật hay giả mà. Nhiều blogger Việt Nam  hiện nay lại chọn cách dùng các hình ảnh nóng, sexy hay các hình phản cảm để câu khách mà quên  rằng nhưng chiến lược kiểu như thế không sống được lâu và khó có thể bán quảng cáo, chưa kể đến việc  bị công an mời đi uống cafe…v…v. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, trên internet hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm nhưng đứng đầu  vẫn là Google, Yahoo và Live của Microsoft nên việc SEO trên 3 công cụ này là quan trọng nhất. Các  công cụ tìm kiếm khác thường truy vấn kết quả trên 3 công cụ này mà thôi. Xin chia sẻ 3 công cụ này giúp các bạn mới viết blog có thể tập SEO cho trang của mình hiệu quả:   Google Webmaster Tool – Công cụ số 1 giúp bạn SEO  • Google Webmaster là công cụ giúp cho trang blog của bạn được nhanh chóng hiển thị trên kết quả tìm  kiếm SERP của Google. Điều này giúp tăng lượng truy cập và thứ hạng trang blog của bạn một cách  nhanh chóng. Nếu bạn muốn SEO trang mình tốt, bạn nên tạo một tài khoản và chèn một mã meta tag  mà Google cho vào file header.php nếu bạn dùng WordPress và tạo một file sitemap.xml bằng cách dùng  plugin miễn phí có sẵn như Google Sitemap XML hay download tại SourceForge nếu bạn không dùng  WordPress. Sau khi tạo xong sitemap.xml của blog bạn nên điền địa chỉ vào trong tài khoản Google Webmaster vì  đây là cách giúp giúp các bài viết của bạn hiển thị nhanh chong trong Google SERP.   Yahoo Site Explorer – Giúp bạn SEO trên Yahoo  • Site Explorer cho phép tìm kiếm tất cả các trang web đã hiển thị và index trên trang công cụ tìm kiếm  của Yahoo. Bạn nên submit blog của mình lên trang Yahoo Search để giúp các bài viết của mình tới  nhanh tới cộng đồng người đọc. Khi các bài viết của bạn được index thì các trang liên quan cũng sẽ liên kết đến trang bạn giúp tạo  backlink giúp tăng PR hiệu quả.   Live Center – Live Search – Công cụ SEO của Microsoft   • Cũng giống như Yahoo Site Explorer, Google Webmaster Tools, Live Center l à công cụ SEO dành cho  các webmaster và blogger mà Microsoft cung cấp. Bạn chỉ cần có tài khoản hotmail, live.com, msn.com  là có thể đăng nhập và lấy thẻ meta tag cho các trang tương ứng của mình và điền địa chỉ sitemap.xml  của blog của mình giúp trang blog được index trên trang Live Search một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trên đây là 3 công cụ cơ bản mà bạn không thể không có khi SEO cho blog của mình. Bên cạnh đó, bạn  cũng có thể thuê các chuyên gia và công ty SEO dùm bạn vì họ có các phầm mềm giúp submit blog của  bạn tới hàng nghìn các công cụ tìm kiếm trong một phút nhưng chi phí thì chắc không thấp.
  4. Là một newbie khi tham gia viết blog, bạn nên sử dụng các kiến thức có sẵn và tìm hiểu vì không thể nhờ  vả mọi người và bỏ tiền ra mãi được. Ngoài các cách trên, các bạn có thể đăng blog của mình lên các dạnh bạ blog/website khác nhằm tạo  các backlink tăng PR hiệu quả như: Có rất nhiều các trang khác nữa mà bạn có thể dễ dàng tìm ra khi search trên Google hoặc ra mua deep  links tại các trang có PR cao thì sẽ có lợi. Nếu tràng của bạn là English thì PR quyết định đến giá bán  quảng cáo và eCPM/CTR của Adsense sẽ cao hơn các site bình thường và đặt biết viết review sẽ có giá  cao hơn. ==========***========== 10 BƯỚC SEO Có lẽ thị trường SEO đang bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Định nghĩa về SEO là gì các bạn có thể  Search Google, rất nhiều bài viết về nó rồi! Trong bài viết này mình sẽ tập trung viết về 10 bước SEO cơ bản dành cho các bạn mới bắt đầu 1. Hãy xây dựng 1 website dành cho người dùng, chứ không phải cho bot.
  5. Bạn hãy tự đặt mình vào địa vị 1 người khách ghé thăm 1 website. Bạn muốn xem một trang web có các  thông tin bạn cần hay một website chỉ toàn quảng cáo, link liên kết quá nhiều, hay popup xuất hiện quá  nhiều mà bạn muốn nản. Hãy tạo cảm giác thân thiện cho người dùng. 2. Nội dung Tiếp cho điều 1 thì điều 2 chính là nội dung. Nếu bạn xây dựng được 1 website có nội dung tốt thì kể cả  bạn không biết gì về SEO thì thứ hạng website của bạn trên các SERPs (Search engine results page)  cũng rất tốt rồi. Riêng nhận định: Content is King theo mình vẫn đúng, bây giờ và mãi mãi. Các bạn có thể tham gia thảo  luận thêm về đề tài này tại Thế Giới SEO Vài lời nhận định của anh Nguyễn Duy Nhân, anh Du Nguyễn. Riêng mình thì tặng các bạn các SEO Tips  – Mẹo trong SEO để các bạn có thể tham khảo thêm ^^! 3. Hãy SEO trên Google đầu tiên Google là công cụ tìm kiếm của thế giới phổ biến nhất (với thị phần chiếm hơn 80%), nhưng nó không  phải là duy nhất. Một chuyên gia SEO tốt biết làm thế nào để tối ưu hóa cho một nửa tá công cụ tìm kiếm  khác nhau như Bing, Yahoo, … Thông thường khi nghĩ đến SEO, chúng ta thường nghĩ ngay đến Google hơn là các công cụ tìm kiếm  khác như Bing, Yahoo, … Tuy nhiên nếu bạn là 1 doanh nghiệp sản suất ra nước ngoài, hoặc có chi  nhánh tại Mỹ, Canada, Châu Âu, … thì đừng quên tối ưu hóa trang web của mình trên cả Bing và Yahoo  nữa nhé! 4. Hạn chế Flash
  6. Từ khi Flash được sinh ra đến giờ, không ai phủ nhận hiệu quả của nó. Nhưng từ khi HTML5 ra đời thì  mình nghĩ Flash sẽ sớm bị thay thế. Đơn giản vì Flash làm tăng thời gian tải trang (Page Load Times), và  cũng có thể bị hacker khai thác Tuy nhiên đừng quá lo lắng, vì Adobe luôn cập nhật nhanh chóng các bản vá sửa lỗi nhanh nhất có thể! 5. Sử dụng Sitemap Các đơn giản nhất để giúp Google quan tâm đến website của bạn là chúng ta sử dụng Sitemap. Các bạn có thể Search 1 số từ như: Sitemap Tool, Sitemap Generator, … để tìm hiểu cách tạo Sitemap Bạn nào sử dụng WordPress có thể sử dụng thử Google XML Sitemaps 6. Đừng nghĩ bạn top 1 từ khóa ABC, XYZ,… của bạn Bạn đang nghĩ mình đang top từ khóa ABC nào đó. Nhưng đó chỉ là thị trường trong nước (vd trên  Google.Com.VN), còn sang Google.Com thì website của bạn chả thấy đâu. Đơn giản vì Google có cơ chế  phân tích, chia theo từng quốc gia mà Google có trụ sở làm việc tại quốc gia đó. Tất nhiên điều đó không hoàn toàn xấu, nhưng nếu từ khóa của bạn không quá phổ biến, việc bạn top 1  là chuyện bình thường. Nhưng hãy thử suy nghĩ với các từ khóa có độ cạnh tranh cao như: máy tính, máy  tính xách tay, … Bạn nghĩ có thể dễ dàng khi làm SEO không? Tốt nhất bạn hãy tìm cách để duy trì thứ hạng từ khóa đó chứ đừng nghĩ mình mãi đứng top với từ khóa  đó. Nếu bạn còn suy nghĩ như vậy, mình khuyên bạn nên quên nó đi. 7. Cập nhật nội dung thường xuyên
  7. Việc bạn cập nhật nội dung thường xuyên thì điều đầu tiên bạn nhận được chính là có thêm nhiều độc giả  thân thiết quay lại đọc tài website của bạn, như thế bạn đã có 1 lượng traffic back khá tốt rồi. Và cũng  chính nhờ điều này mà đánh giá của các công cụ tìm kiếm về website bạn tốt hơn là các website không  thường xuyên cập nhật nội dung. Đối với các website công ty không thường xuyên thay đổi nội dung thì hãy đơn giản vài 3 tháng nên thay  đổi chút thông tin trên trang web để các công cụ tìm kiếm biết website của bạn còn đang hoạt động chứ  không phải đang chết với một nội dung nào đó!. 8. Hãy nhớ sử dụng các thẻ mô tả Meta Description Nếu bạn viết được nội dung giới thiệu (Description) thu hút được người tìm kiếm thì bạn đã thành công rồi  đó. Đừng bao giờ để trống phần Description hoặc Title và Description giống hết nhau. Độ dài của  Description tốt nhất là 250 kí tự. 9. Hãy tận dụng tất cả có thể Hãy tận dụng tất các những kiến thức mà bạn biết về SEO để thực hiện cho chiến dịch SEO website của  bạn. Và đừng quên, bạn có thể BlackHat SEO để đạt top nhanh nhưng hãy nhớ câu “Dục tốc bất đạt”,  sớm muộn bạn sẽ bị vô Sandbox. Lúc đó thì mọi công sức coi như đổ sông đổ bể hết cả 10. Ping Ping là các đơn giản nhất để các bạn thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng website có sự thay đổi và  yêu cầu chúng tiến hành index nội dung mới
  8. ==========***========== 7 VỊ TRÍ TĂNG E­MAIL SUBSCRIBERS TRONG THESIS Thông thường với webmaster thì cách đơn giản nhất để có lượng truy cập ổn định một phần có thể do việc  liên tục update thông tin mới cho các khách truy cập vào website. E­mail Subscribers là cách thông dụng  được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy trong bài viết này mình sẽ nói về “7 vị trí giúp tăng E­mail Subscribers trong Thesis” Yêu cầu trước khi làm: 1. Thesis Framework 2. FeedBurner (Hoặc MailChip, Aweber, …) Chúng ta sẽ bắt đầu làm ngay bây giờ. Trong bài viết chủ yếu mình khai thác các Hook có sẵn trong  Thesis thông qua Thesis OpenHook 1. Vị trí 1:Futured Box 2. Vị trí 2: Sidebar
  9. 3. Vị trí 3: Sau bài viết 4. Vị trí 4: Footer 5. Vị trí 5: About Page 6. Vị trí 6: Trên cùng trang web 7. Vị trí 7: LightBox Popup Vị trí thứ nhất: Futured Box  Đây cũng là vị trí mình yêu thích nhất. Lí do: Đơn giản là việc thông báo cho người dùng truy cập biết có  thể tự động nhận tin tức mới qua E­mail. Vậy vị trí ngay trên đầu trang là 1 ví trí rất đắc địa. Vị trí thứ 2: Sidebar Vị trí Sidebar (Thanh menu ngang) cũng là 1 vị trí khá thuận lợi cho việc đặt E­mail Subscribers. Bạn hãy  nhập URL FeedBurners của bạn trong Thesis – Site Option – Syndication/Feed URL, việc này sẽ giúp  bạn có thêm được nhiều E­mail Subscribers hơn nữa!  Vị trí thứ 3: Sau bài viết Hãy nghĩ về điều này: Khi ai đọc bài viết trên website của bạn, và nhận ra được tâm huyết của bạn trong  bài viết đó. Vì vậy, tại sao không yêu cầu họ đăng ký ngay sau khi bài viết kết thúc? Vị trí thứ 4: Footer – Chân website Cũng tương tự vị trí thứ 3, tại vị trí Footer bạn cũng nên thử đặt 1 mẫu E­mail Subscribers Form xem sao.  Đây cũng là một vị trí được khá nhiều các Blogger ưa thích. Vị trí thứ 5: About page Có thể bạn thấy nực cười khi đặt một E­mail Subscribers Form tại đây. Nhưng bạn thử nghĩ xem, với 1  khách mới truy cập vào website của bạn, nếu họ quan tâm, họ xem tìm thêm thông tin về chủ website đó.  Vì vậy bạn cũng có thể tận dụng About Page (trang thông tin cá nhân về chủ website) để kiếm thêm  nhiều Subscribers cho mình.
  10. Vị trí thứ 6: Thanh bar trên cùng trang web  Hiện đây cũng là cách mình áp dụng cho blog cá nhân của mình. Vị trí này theo mình thấy nó tương tự  như vị trí Sidebar Vị trí này có điểm lợi là khi khách truy cập vào, họ đọc ngay từ trên xuống, họ sẽ thấy yêu cầu đăng ký  nhận tin ngay trên đầu. Tuy nhiên theo mình không hiệu quả bằng sau bài viết. Tham khảo: HelloBar,  ViperBar Vị trí cuối cùng: LightBox Popup  Một bản POPUP nhỏ hiển thị ra ngay trước khi trang website được tải xong yêu cầu đăng ký nhận tin là  một cách khá hay để tăng số lượng E­mail Subscribers. Tuy nhiên điểm hạn chế trong việc này là gây  cảm giác khó chịu cho người dùng. Kết luận Trên đây chỉ là một số vị trí được nhiều blogger áp dụng, và chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy tự lựa  chọn cho mình một vị trí, và hãy theo dõi hiệu quả của nó nhé! ==========***========== 4 CÁCH LÀM NỘI DUNG TỐT HƠN Khi các blog đầu tiên ra đời, họ đã được sử dụng như là các tạp chí trực tuyến hay nói cách khác, chỉ có  các blog của các cá nhân mà thôi. Nhưng mọi chuyện đang thay đổi. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng blog. Người ta viết blog để kiếm tiền hay để quảng bá sản  phẩm của họ. Xu hướng thông thường là bạn bắt đầu viết blog, đạt được một số lưu lượng truy cập và đặt  một số quảng cáo để kiếm tiền. Xu hướng này đã được khoảng một thời gian mà hầu hết các blogger đã  bắt đầu nhìn nhau làm và đua nhau làm blog. Sự cạnh tranh trong blog là rất khó khăn. Bạn cần tìm ra  hướng đi đúng đắn để có thể trở thành 1 blogger chuyên nghiệp và thu hút người đọc. Trong bài viết này mình sẽ đưa ra 4 cách để cách bạn tham khảo:
  11. Viết theo cá tính của bạn Hiện nay, khi bạn vào 1 blog về tin tức, hay 1 blog hướng dẫn, chúng ta đều thấy quá nhiều thứ: logo,  banner, quảng cáo, popup, … Có thể họ làm như thế để quảng cáo, kiếm tiền để duy trì dịch vụ. OK, đó  là mục đích kinh doanh của họ. Nhưng nếu mới đầu viết blog, thay vì treo quảng cáo, popup để kiếm tiền, mình khuyên bạn nên tập trung  vào các nội dung bài viết bạn muốn đăng tải trên blog của mình. Hãy tạo ra dấu ấn riêng của bạn. Hãy  viết theo những gì bạn nghĩ, bạn yêu thích, ngay cả những cảm xúc của bạn cũng có thể thu hút người  khác. Chính điều này tạo nên sự khác biệt cho blog của bạn với các blog khác. Đừng viết quá dài Mọi người không muốn đọc tất cả mọi thứ trên mạng Internet (vì nó quá nhiều, nhiều khi trở thành nhàm  chán hay bị coi là spam). Bạn hãy đặt mình vào tâm lí của người đọc: Họ có thể ngại đọc những bài viết  quá dài. Nếu bạn muốn truyền tải một thông điệp dài, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều bài viết. Điều này  có thể sẽ không chỉ làm tăng số lần xem trang của bạn, mà nó còn thu hút người đọc đọc hết chúng. Một tiêu đề bài viết thu hút được người đọc click vào xem hơn 1 bài viết có tiêu đề nhàm chán. Phần mô  tả nội dung bài viết chính là đoạn chú thích nhỏ để bạn có thể kéo được người đọc. Viết blog là 1 nghệ  thuật, người viết blog cũng có thể là 1 văn sĩ. Kiểm tra chính tả Bạn nên kiểm tra chính tả và ngữ pháp cơ bản trước khi xuất bản bài viết của bạn. Việc làm này của bạn  sẽ rất quan trọng khi người đọc đọc bài viết của bạn và cảm nhận được tâm huyết của bạn. Một bài viết  sai lỗi chính tả liên tục thì người đọc có thể cảm nhận rằng bạn không có tâm huyết cho blog và việc họ  bỏ đi là điều dễ hiểu.
  12. Đăng tải bài viết một cách thường xuyên Người dùng luôn luôn tìm kiếm nội dung mới hơn. Nếu bạn chỉ cập nhật mỗi tháng một lần, điều này một  lần nữa cho thấy bạn chả còn chút tâm huyết nào cả. Các độc giả của bạn có một khoảng chú ý thực sự  ngắn và bạn cần phải gây ấn tượng với họ thường xuyên để họ luôn nhớ đến bạn. Đó là một ý tưởng tốt  để sắp xếp các bài viết để các bài viết được đăng tải thường xuyên. Và tuần suất trung bình là 3 – 4 bài  viết / tuần sẽ là phù hợp nhất cho các bạn. ==========***========== BẠN ĐàSẴN SÀNG LÀM BLOGGER? Nhiều năm về trước, viết blog trở nên nở rộ trong thế giới mạng. Cá nhân, cũng như tất cả các công ty  muốn có mặt trên blog, và họ nhìn thấy đó là cách tốt nhất để tiếp cận người mọi người. Blog mọc lên ở  khắp mọi nơi, đủ mọi chủ đề, đủ mọi nội dung, có blog nói với mọi người cách làm thế nào để tạo blog và  phát triển blog tốt hơn, có blog lại chỉ cách kiếm tiền từ blog, nhiều blog khác hướng dẫn cách để thu hút  lượng truy cập nhiều…. Thế giới blog tăng nhanh đến mức chưa từng có, nếu không phải nói là tốc độ  chóng mặt! Là người viết blog, sẽ mấy ai thành công trong khi người người viết blog, nhà nhà viết blog? Xã hội ngày càng tiến bộ, ai ai cũng đã tiếp cận được đến với công nghệ, ngay cả 1 đứa trẻ 5 tuổi cũng có  thể đã có 1 blog cho riêng mình, hay thậm chí là các cụ già mà chúng ta hay cho rằng họ luôn bảo thủ, lỗi  thời thì cũng đã mày mò đến với thế giới blog. Vậy liệu bạn có thực sự sẵn sàng làm 1 blogger thành công  trong khi hàng triệu triệu người cũng có mong muốn giống bạn? Bạn biết gì về Blog? Đa phần những người mới chưa biết chính xác chữ Blog có nghĩa là gì, và đã nhiều người lầm tưởng blog  và website cá nhân giống nhau. Để biết rõ thêm bạn có thể tham khảo 2 bài này: Bạn biết gì về blog?và  Điểm khác biệt giữa Blog và Website. Hãy xem qua các số liệu thống kê, các định nghĩa và sự so sánh để  hiểu rõ hơn về khái niệm Blog. Phần dưới đây bạn sẽ hiểu thêm 3 loại cơ bản của blog
  13. 3 loại Blog cơ bản Có ba loại cơ bản của các blog trên mạng, mặc dù một số khác thường chồng chéo lên nhau giữa các loại  trên nên có thể nói blog là 1 dạng thiên biến vạn hóa. Loại 1: blog cá nhân Đây là những blog do 1 người viết, và thường phản ánh quan điểm riêng, các hoạt động của mình, cái  nhìn độc đáo về cuộc sống. Trong hầu hết trường hợp, blog cá nhân không được viết với ý định kiếm tiền,  và hầu hết các blog thuộc loại này chỉ có vài trăm hoặc có thể một ngàn du khách mỗi tháng. Và thường,  tác giả blog không quá lo lắng về lượng độc giả, do viết blog là 1 sở thích chứ không phải bất kỳ loại hoạt  động kinh doanh nào(hiểu nôm na là họ viết vì họ muốn viết thế). Loại 2: blog chủ đề Hầu như tất cả các blog phổ biến nhất là blog dạng chủ đề. Những blog này thường do nhiều người viết  (Bloggerviet cũng thuộc dạng này), và tập trung vào một chủ đề cụ thể thích hợp. Một blog dạng này  thường có các bài viết với nội dung tốt nhất, và thường dễ dàng có hàng nghìn người truy cập một tháng,  mặc dù vậy các blogger chủ đề luôn quan tâm vào số lượt xem. Đó là lí do các blog dạng này thường  cung cấp những bài viết chất lượng. Loại 3: blog công ty Những blog được điều hành bởi một công ty và công ty này coi việc viết blog là 1 hoạt động thứ cấp để  tăng cường việc kinh doanh chính của họ. Một số các blog này thật tuyệt vời, nội dung nhiều hơn các blog  chủ đề hoặc blog cá nhân. Một số khác thì ngược lại, chẳng có gì nhiều hơn so với việc quảng cáo sản  phẩm của họ. Loại này thường không thu được lượng độc giả ghé thăm thường xuyên. Blog loại này thường  kết hợp thêm các loại khác. Ví dụ, nếu giám đốc điều hành của một công ty có một  blog chính thức, đó là một dạng lai của mô hình blog công ty và cá nhân. Một blog của công ty tập trung  vào việc cung cấp nội dung về một chủ đề cụ thể là một dạng lai của hai mô hình. Và một blog cá nhân  mà tập trung vào một chủ đề cụ thể là một dạng lai của blog cá nhân và blog chủ đề. Vậy bạn đã xác định được Blog mình định làm thuộc dạng nào chưa? Bạn cần phải nắm chắc rằng mô hình blog bạn đang theo đuổi, việc này sẽ được nhắc đến ở bài 2!
  14. Nghiệp Blogger không dễ như bạn nghĩ Nếu bạn là blogger viết blog chỉ cho vui thôi thì chắc bạn không nên đọc bài này nữa (nhưng mà đã lỡ  đọc đến đây thì cố mà đọc tiếp vậy) còn khi bạn đã xác định được mục tiêu và sẽ luôn gắn bó với blog thì  bạn cần phải hiểu rằng Nghiệp blogger không dễ như bạn nghĩ. Bạn cần phải chi trả chi phí hosting,  domain, ngày ngày phải viết bài, phải trả lời các comment, đi quảng bá thương hiệu, seo từng li từng tí,  theo dõi đánh giá phân tích thị hiếu độc giả từng ngày từng giờ… nhưng đặc biệt khi đã thành công rồi thì  đó là một thành công vô cùng ngọt ngào (xem thêm: Bạn muốn blog mình thành công như thế nào?) Thật sự để 1 blogger thành công rất khó chứ không dễ như nghiều người vẫn nghĩ, và đôi khi mọi người  cũng coi viết blog như một cái nghề (đã có nhiều người sống bằng cái nghiệp blog này) nhưng đa phần thì  nghề blog không mang lại đủ chi phí để trang trải cho cá nhân (bạn nào có gia đình rồi thì càng không  thể) Nói ra ở đây không phải để bạn cảm thấy khó khăn trong việc tạo một blog thành công hay nhụt chí,  nhưng phải cho bạn thấy và hiểu được làm một blog thành công phải đổ nhiều công sức thế nào,  và khi  đã sẵn sàng với những cam go thử thách ấy thì không có gì là không thể ngăn bạn trở thành một blogger  chuyên nghiệp cả! ==========***========== TƯ TƯỞNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG Mô hình nào cho Blog của bạn? Ở Bài 1: Bạn đã sẵn sàng làm 1 Blogger? có nhắc đến 3 mô hình blog cơ bản, và hầu hết mọi blog trên  thế giới đều bắt đầu từ 3 loại này. Việc đầu tiên bạn cần làm là phải xác định được mô hình nào dành  riêng cho blog của bạn, điều này hết sức quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Để hiểu rõ hơn tầm  quan trọng của nó, ta hãy lướt qua vài ví dụ:
  15. • Bạn sẽ không bao giờ xác định được đối tượng độc giả của mình là ai, do bạn không xác định  được mô hình Blog • Lượng traffic luôn không ổn định do các bài viết thất thường không theo một chuẩn duy nhất • Blog chẳng khác nào cái nhà kho khi bạn lôi tất tần tật mọi thứ vào trong đó (nếu xác định được  mô hình blog thì bạn chỉ xoay quanh mô hình của mình để viết bài, còn không có thì giống như bạn  không biết chọn đường nào để đến với thành công cả) • … Vậy là bạn đã biết tầm quan trọng của mô hình blog rồi, vậy hãy chọn cho mình một mô hình phù hợp  ngay đi nào! Bạn viết Blog để làm gì? Khi hỏi câu này với vài blogger mới, họ thường trả lời rằng “Tôi viết chỉ cho vui thôi!”, hoặc 1 số khác “Tôi  viết cho niềm đam mê!”… Thật ra ngay từ đầu bạn cần phải xác định câu trả lời chính xác cho câu hỏi  trên, tránh viết blog để cho vui, cho theo kịp thời đại vì như vậykhó tồn tại lâu được trong thời đại mà  người người viết blog, nhà nhà viết blog. Hãy viết ra những thành quả sẽ đạt được khi viết Blog, đại loại  như: • Tôi sẽ được sự khâm phục của bạn bè với blog hàng triệu lượt xem, hàng ngàn lượt bình luận mỗi  tháng • Tôi sẽ có vố số bạn bè cùng chung sở thích viết blog • Tôi sẽ có thật nhiều $ khi kết hợp giữa MMO và Blog • Tôi sẽ trở thành Vua Blog • Luyện kỹ năng gõ bàn phím siêu tốc • …
  16. Nói cho chính xác là bạn càng nghĩ ra nhiều thứ mình sẽ đạt được càng tốt, đừng có viễn vông quá là  được rồi. Việc bạn tạo ra những thành quả tương lai trong đầu mình sẽ giúp bạn có sự ham muốn và nỗ  lực để biến giấc mơ thành hiện thực. Từ mô hình Blog đến hình thành ý tưởng và chủ đề Sau khi xác đinh được mô hình blog phù hợp, bạn cần xác định các chủ đề mình sẽ viết và hình thành  các ý tưởng trong bạn. Nhiều blogger khởi đầu quên mất điều quan trọng này, ý tưởng là thứ đầu tiên mà  bạn phải có khi làm bất cứ gì, dù là blog, website hay diễn đàn nào đó. Bạn cần phải biết mình cần gì và  muốn gì, nếu viết sẽ viết về nội dung gì và trọng tâm vào chủ để gì. Nếu bạn là một người chỉ thích bình thường, tức là viết về mọi thứ trong cuộc sống, tất tần tật mọi thứ trên  internet đều được bạn đem vào hoặc chỉ viết về cảm xúc cá nhân thì quả thật bạn là một blogger quá đỗi  bình thường. Mình lặp đi lặp lại chữ bình thường để cho bạn thấy nếu ý tưởng của bạn quá chung chung,  thì blog tương lai của bạn sẽ giống như một căn hộ trong một khu chung cư, giống những căn hộ khác và  không có gì nổi trội. Một ví dụ khác là ý tưởng ban đầu giống như chọn nghề vậy, bạn không thể nào bao  sân tất cả các nghề được, bạn phải chọn 1 hướng đi riêng cho mình và dĩ nhiên bạn sẽ dễ thành công  hơn hơn cái nghề mình gắn bó ( các bạn chắc không xa lạ gì với lời khuyên của ông bà ta: một nghề cho  chín còn hơn chín nghề ). 1 số ví dụ về ý tưởng và hướng đi: • Góc suy ngẫm đã thành công với ý tưởng là những bài viết sâu sắc về cuộc sống, tình cảm, con  người • eBlogviet trở thành blog đầu tiên bạn nghĩ tới khi tìm hiểu về MMO và nghiệp viết Blog
  17. • Không thể không nhắc đến Hutek, Hutruc, Minhmeo… khi tìm hiểu về WordPress • Hay lại như Hỗn tạp (nghe cái tên thì rất hỗn tạp) nhưng vào rồi thì thấy đa phần các bài viết đều  về chủ đề thiết kế web • Như olalavui thì chuyên về SEO và Marketing (lăng xê ông anh tí) • Hay là như trang bạn đang xem đây (mình cũng không rõ hướng đi lắm nhưng nghe nói thì rất là  rộng  ) • Như trang của mình TUTSVN là 1 kho kiến thức về lập trình và đồ họa • … (nếu còn thì bạn bổ sung thêm  nhé) Tìm ý tưởng ở đâu Đọc tới đây thì bạn đã hình thành được ý tưởng cho mình chưa nào? Nếu chưa hình thành được, có vài  cách để bạn có thêm ý tưởng: 1. Google luôn là lựa chọn hàng đầu cho bạn, hãy search bất cứ thứ gì mà bạn vừa nghĩ ra trên  Google và tìm ra ý tưởng riêng và mới mẻ cho blog của mình 2. Hãy xin ý kiến từ các cây Blog cổ thụ, điều này có vẻ hơi khó khi bạn không quen họ và họ không  biết bạn, nhưng bạn nên để ý rằng các cây blog cổ thụ rất hay chia sẻ và giúp cho những người mới bắt  đầu như bạn 3. Hỏi ý kiến của người thân trong gia đình, bạn hoàn toàn có thể làm việc này trong các bữa ăn tối,  trong những lúc sinh hoạt gia đình, biết đâu bạn lại nảy sinh ý tưởng viết về truyện cổ tích khi được nghe  những câu chuyện của bà   4. Bạn bè là nơi tốt nhất cho bạn khi cần ý tưởng, hãy hỏi họ và bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được  con đường thành công cho mình thôi 5. Quan sát thật nhiều, lắng nghe thật nhiều… đó là bí quyết để bạn tìm ra được ý tưởng cho mình.  Hãy nhớ rằng các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới thành công nhờ việc quan sát và lắng nghe đấy  nhé!
  18. 6. … Tóm lại có rất nhiều ý tưởng cho bạn chọn khi viết blog, phải nói là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu bạn  thích viết về mọi đề tài thì tùy bạn, nhưng tốt hơn hết là chọn đúng hướng đi để sau này đừng quay lại  than vãn. Để chuẩn bị cho bài 3 sắp tới được suôn sẻ hơn, mình viết tiếp bài này để tiếp tục giúp bạn vẽ nên con  đường thành công cho sự nghiệp blogging của bạn. Như vậy qua 2 bài đầu tiên, chắc hẳn bạn đã xác  định được mô hình nào cho Blog của bạn và các ý tưởng chủ để dự định sẽ có mặt khi blog ra mắt, tiếp  theo chúng ta sẽ tìm hiểu về: Quy mô Blog Một Blog dù là cá nhân, chủ đề hay công ty sau khi đã hình thành được mô hình và ý tưởng thì việc xác  định quy mô của Blog cũng rất quan trọng. Tạm thời ta phân loại ra 3 loại quy mô là nhỏ, vừa và lớn. Quy mô nhỏ Thường thì các Blog thuộc quy mô này đều là Blog cá nhân, hoặc Blog chủ đề hướng tới một số ít người  đọc, hoặc Blog của các công ty nhỏ lẻ ít tên tuổi. Để xây dựng mô hình Blog quy mô nhỏ rất đơn giản và  không cần nhiều về kinh tế cũng có thể xây dựng được Blog dạng này. Lấy 1 số ví dụ về loại Blog quy mô  nhỏ như các Blog ở Yahoo 360 Plus, Yume, Blogtiengviet… hoặc các Blog được tạo ở các hệ thống mạng  xã hội. Để thực hiện loại quy mô nhỏ, các Blogger thường không cần quan tâm nhiều về vấn đề hosting và  domain do Blog được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ của nhà cung cấp Blog miễn phí và tên miền thường  có dạng sub hoặc dạng thư mục con. (vd: tênblog.yume.vn, vn.360plus.yahoo.com/tênblog/ …) Đa số các Blog loại này khá đơn giản về cấu trúc và dễ dàng tùy chỉnh đối với cả những người không biết  nhiều về máy tính và mạng (chỉ cần biết đánh máy là được) Quy mô vừa
  19. Phải nói rằng ở quy mô này số lượng Blog chiếm đa phần so với 2 loại kia. Chủ yếu các Blog ở dạng này  là Blog chủ đề và Blog công ty (mặc dù blog cá nhân vẫn tồn tại quy mô vừa nhưng số lượng không  nhiều). Khác với quy mô nhỏ, quy mô vừa cần đầu tư và đòi hỏi có kiến thức chuyên môn hoặc am hiểu  về đề tài mình viết. Đa số các Blogger sẽ tự tay mua tên miền và hosting, số ít chỉ cần mua tên miền và gửi gắm blog mình  vào một nhà cung cấp dịch vụ Blog cho phép add domain. Lượng độc giả của quy mô này thuộc khá cao,  độ chừng khoảng vài trăm view 1 ngày. Các Blogger thường chọn các CMS như WordPress để làm (dĩ nhiên điểu này đòi hỏi đôi chút trình độ mò  mẫm của các vọc sĩ tự học làm Blog) Nếu như các Blog nào có lượng truy cập còn cao hơn nữa, thì chính xác là blog ấy đã chuyển sang quy  mô lớn Quy mô lớn Các blog loại quy mô này phải nói thuộc dạng rất khủng khiếp, có thể đạt tới lượng độc giả vài ngàn người  truy cập mỗi này, 1 tháng cần phải chi trả một mớ tiền khổng lồ cho dịch vụ VPS hoặc thậm chí là hẳn  một máy chủ riêng, tuy nhiên khi đã đạt tới quy mô này rồi thì thu nhập từ blog dư sức chi trả và còn đủ để  nuôi sống bản thân và gia đình. Blog quy mô này vẫn thường dùng các CMS có sẵn để xây dựng, nhưng có khi họ tự viết riêng cho mình  hẳn một CMS cho công việc Blogging. Thường thì quy mô này không đơn thuần chỉ là Blog, mà còn kết  hợp cả Diễn đàn vào, mang tính cộng đồng cao. Vậy câu hỏi đặt ra là, blog của bạn nên khởi đầu từ quy mô nào? Dĩ nhiên là bạn không thể bắt đầu với quy mô lớn được, do lúc bắt đầu bạn chỉ có 2 bàn tay trắng và  không ai dám chắc chắn 100% bạn sẽ thành công cả, chưa kể quy mô lớn đòi hỏi bạn phải chuyên  nghiệp về nội dung, phải có một máy chủ tốt, một tên miền tốt. Do đó khi khởi đầu ta sẽ không chọn mô  hình này. Còn đối với quy mô nhỏ? Nếu thực sự qua 2 bài đầu tiên của mình, bạn cảm thấy quyết tâm làm blog hơn  bao giờ hết thì không nên chọn quy mô này, sẽ mất khá nhiều nếu như dịch vụ cung cấp Blog miễn phí 
  20. đột ngột đóng cửa ( Yahoo 360 đã từng như vậy), hoặc hối hận khi mình đã không lựa chọn một hosting  hay tên miền đẹp mà lại đi ké sub­domain hay directory (link dạng này không đẹp tí nào cả) Lời khuyên của mình là bạn nên bắt đầu với quy mô vừa. Vì sao ư? Nếu bạn bắt đầu với quy mô này, tức  là bạn đã vượt hơn những đối thủ khác cùng làm blog với mình một bước, trong khi họ loay hoay xây dựng  ở quy mô nhỏ, thì bạn đã hơn hẳn họ một quy mô rồi. Khai thác như thế nào là hiệu quả với quy mô vừa? Quy mô vừa đòi hỏi bạn thật sự nghiêm túc khi phải chi trả 1 số chi phí cho việc làm blog: • Chi phí mua tên miền (theo năm) • Chi phí hosting (theo tháng hoặc theo năm) • Chi phí mua CMS ( có thể miễn phí hoặc trả phí) • Chi phí mua giao diện (có thể miễn phí hoặc trả phí) • Chi phí mua plugin, mod • Chi phí quảng bá Blog • … Hiệu quả ở đây là làm thế nào khai thác tối đa Blog mà tốn chi phí thấp nhất. Ở đây chỉ xoáy mạnh vào 2  khoảng Hosting và Domain, còn các chi phí như CMS, giao diện, quảng bá có thể có hoặc không với bạn  (ta có thể dùng WordPress để xây dụng, sử dụng các giao diện miễn phí, các plugin miễn phí, và quảng  bá qua các diễn đàn cho review site…) ==========***========== GOOGLE TÍNH ĐIỂM WEB CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
nguon tai.lieu . vn