Xem mẫu

  1. Trường Đại học An Giang Seminar: MÃ DI TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN SEMINAR MÃ DI TRUYỀN I. KHÁI NIỆM MÃ DI TRUYỀN Mã di truyền (genetic code) là phần mật mã quy định các thông tin về trình tự các amino acid đã được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotic trên gen. Mã di truyền chứa trong mRNA. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN 1. Mã di truyền là mã bộ ba, có nghĩa là cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau mã hóa một acid amin. 2. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nucleotit (không chồng gối lên nhau). 3. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amin. 4. Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa hay suy thoái), nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin trừ AUG và UGG. 5. Mã di truyền có tính phổ biến (vạn năng hay phổ quát), có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. 6. Trong số 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa axit amin. Ba bộ ba này là UAA, UAG, UGA và được gọi là các bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. Bộ ba AUG là mã mở đầu khi có chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã và quy định axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực (ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin). Nhóm 4 – DH11SH Trang 1
  2. Trường Đại học An Giang Seminar: MÃ DI TRUYỀN Bảng mã di truyền  Những ngoại lệ so với mã di truyền "phổ biến": Bên cạnh tính phổ biến của hệ thống mã di truyền nói trên, thì nghiên cứu của Sanger (1980) và những nghiên cứu gần đây đã chứng minh mã di truyền không phải toàn năng hoàn toàn như người ta khẳng định mà có một vài chệch hướng hầu hết xảy ra trong các bộ gen ty thể. Nguồn Codon Nghĩa phổ biến Nghĩa mới UGA Kết thúc Tryptophan Ty thể ruồi giấm AGA & AGG Arginine Serine AUA Isoleucine Methionine AGA & AGG Arginine Kết thúc Ty thể động vật có vú AUA Isoleucine Methionine UGA Kết thúc Tryptophan CUN (N = U, C,A,G) Leucine Threonine Ty thể nấm men AUA Isoleucine Methionine UGA Kết thúc Tryptophan Ty thể thực vật UGA Kết thúc Tryptophan bậc cao CGG Arginine Tryptophan Các nhân của UAA & UAG Kết thúc Glutamine Protozoa Mycoplasma UGA Kết thúc Tryptophan Nhóm 4 – DH11SH Trang 2
  3. Trường Đại học An Giang Seminar: MÃ DI TRUYỀN III. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ 1. Các acid amin Các acid amin là những “viên gạch”, nguyên liệu ban đầu tạo thành chuỗi polypeptid. Chuỗi polypeptid gồm một chuỗi nhiều acid amin liên tiếp được nối với nhau bằng liên kết peptid. 2. mARN Sự nối tiếp những acid amin trong chuỗi polypeptid phải được tiến hành theo một thứ tự nhất định. Điều này được thực hiện nhờ mRNA. Chính mRNA đã mang thông tin của DNA và nó quyết định trình tự sắp xếp của những acid amin khác nhau trong chuỗi polypeptid. Nhưng những acid amin không kết hợp trực tiếp trên mRNA mà cần phải có một “chất kết hợp”. 3. tARN tARN được coi như một “chất kết hợp” giữa mRNA và acid amin. tRNA làm chức năng vận chuyển acid amin đến mạch khuôn mRNA để bắt đầu quá trình dịch mã. 4. Ribosome Ribosome gồm có 2 tiểu đơn vị tham gia quá trình dịch mã. Tiểu đơn vị bé sẽ gắn ở phía dưới mRNA và tiểu đơn vị lớn sẽ gắn ở trên. Ribosome sẽ trượt dài trên mạch mRNA và tổng hợp protein. Ribosome đóng vai trò ổn định việc kết hợp giữa mRNA với các tRNA. 5. Năng lượng: ATP, GTP… cung cấp năng lượng cho quá trình dịch mã. 6. Các nhân tố xúc tác a. Enzym - Aminoacyl-tARN synthetase: xúc tác quá trình hình thành phức hợp aa-tRNA trong quá trình hoạt hóa acid amin. - Transformylase: vận chuyển gốc formyl từ N10 formyltetrahydrofolat đến gốc amin của Met trong quá trình tổng hợp protein. - Peptidyl transferase: xúc tác quá trình hình thành liên kết peptid. b. Ion: Mg2+… c. Các yếu tố protein - Nhân tố mở đầu: IF(innitiation factor). - Nhân tố kéo dài: EF(elongation factor) gồm EF-Tu và EF-G. - Nhân tố giải phóng (release factor). Nhóm 4 – DH11SH Trang 3
nguon tai.lieu . vn