Xem mẫu

Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Đất nước Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho mọi người nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là áp lực cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Giáo dục và đào tạo có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì lí do đó, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 27 của Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo nhân lực, ngành giáo dục đã và đang xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra, giáo viên phải vận dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo, tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. M. Gorki từng nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Cùng với sự tự giác, hứng thú Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 1 Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn sáng tạo. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh rất ít hào hứng với việc học. Môn hóa học THPT, đặc biệt là khối 11 nội dung kiến thức trong một bài tương đối dài. Kiến thức thiên về lí thuyết nhiều, đòi hỏi giáo viên và học sinh hoạt động tích cực thì mới hoàn thành nội dung bài học. Với áp lực chương trình nặng như thế, vô hình đã tạo cho giáo viên thói quen cố gắng dạy cho hết bài mà lơ là những nội dung liên quan đến thực tiễn, các hiện tượng thiên nhiên, ít áp dụng những phương pháp tích cực…Đôi khi những nội dung liên quan đến thực tiễn, sản xuất nhưng không có trong sách giáo khoa, giáo viên ít liên hệ hoặc ít nhắc tới. Chính vì lí do đó, nhiều học sinh không biết học hóa học để làm gì. Học sinh hầu như không hào hứng, không mong chờ tới giờ học. Chương Nitơ – photpho có rất nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn, kiến thức liên môn, thực nghiệm, bài tập ứng dụng trong các ngành công nghiệp... Vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng vào quá trình giảng dạy. Nếu giáo viên biết sắp xếp tổ chức hợp lí học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức vừa biết được nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp…giúp học sinh yêu thích bộ môn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhìn nhận lại quá trình giảng dạy trong những năm qua tại trường THCS & THPT Tân Tiến, tôi nhận thấy: Việc học tập của học sinh chưa hiệu quả, phương pháp giảng dạy của bản thân mang tính sáng tạo chưa cao, chưa tạo được sự tích cực, chủ động học tập cho học sinh. Từ đó, tôi Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 2 Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho luôn suy nghĩ, tìm ra giải pháp hiệu quả nhất nhằm làm phong phú hơn tiết dạy của mình, giúp học sinh hứng thú với môn học. Trong quá trình áp dụng một số giải pháp, tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn học hơn, tích cực với việc trả lời các câu hỏi, bài tập tôi đưa ra từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong đề tài: “ Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11 (2012­2013), lớp 11A1, 11A2, 11A3 (2013­2014), lớp 11A1, 11A2 (2014­2015) 2. Phạm vi nghiên cứu: Câu hỏi, bài tập chương Nitơ – Photpho 3. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng tốt bài tập gây hứng thú vào việc giảng dạy chương Nitơ – photpho trong Hóa học 11 làm cho tiết học trở nên sinh động, phong phú. Từ đó tạo được hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thông tin trong tài liệu, internet.. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh vận dụng Kiểm tra kiến thức học sinh sau khi kết thúc chương. Khảo sát, thống kê phân tích số liệu kết quả bài kiểm tra 45 phút. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 3 Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho PHẦN 2: NỘI DUNG I. Tổng quan về bài tập hóa học gây hứng thú 1. Khái niệm Bài tập hóa học gây hứng thú là dạng bài tập tạo nên cảm giác hưng phấn, tích cực cho học sinh nhờ các kiến thức mới, gần với thực tiễn, hình ảnh đẹp, các thủ pháp tâm lý (kích thích trí tò mò, các yếu tố gây bất ngờ…). 2. Đặc điểm Một bài tập bình thường, chỉ chứa dữ kiện là các con số cùng với yêu cầu của đề bài sẽ rất dễ dẫn đến sự khô khan, nhàm chán. Bài tập có chứa các yếu tố mới lạ, hay kích thích sự tò mò dễ tạo cảm giác hưng phấn cho học sinh khi tiếp xúc với bài tập. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 4 Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ ­ Photpho Làm cho học sinh tích cực nhận thức. Hứng thú gây động cơ thúc đẩy quá trình quá trình tiếp nhận tri thức. Kích thích sự tò mò của học sinh. Bài tập có chứa các yếu tố gây hứng thú sẽ kích thích được sự say mê, mong muốn khám phá những vấn đề đề bài yêu cầu. Bài tập có chứa yếu tố mới, lạ, thời sự, ... Đây là đặc điểm khác biệt giữa bài tập gây hứng thú so với các loại bài tập thông thường. 3. Tác dụng Tạo cơ sở, động cơ cho hoạt động nghiên cứu, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa ở trường phổ thông. Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Cung cấp thêm các thông tin mới lạ, những hiện tượng xung quanh kì thú và hấp dẫn, giúp học sinh duy trì sự chú ý trong một thời gian dài, mức độ tập trung vào hoạt động rất cao từ đó hiệu quả học tập đạt được như ý muốn. Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Khi có hứng thú, sự ghi nhớ là tự nguyện và kiến thức được khắc sâu hơn. Kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cảm giác thích giải các bài tập hóa học hơn. Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tình cảm thầy trò. Khi học sinh có hứng thú với môn học thì tình cảm thầy trò cũng trở nên tốt đẹp hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp xây dựng bầu không khí lớp học, học sinh Người thực hiện: Nguyễn Thị Lánh Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn