Xem mẫu

Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................2 2. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 3.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................5 4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................6 5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.......................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6 7. Đóng góp của đề tài..........................................................................................7 8. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................7 B . PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ................................................8 TRÒ CHƠI HỌC TẬP.........................................................................................8 1.Cơ sở tâm lí học.................................................................................................8 1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.................................................8 1.1.1. Chú ý của học sinh tiểu học.......................................................................8 1.1.2 Trí nhớ của học sinh tiểu học....................................................................9 1.1.3. Tưởng tượng của học sinh. .......................................................................9 1.1.4. Tư duy của học sinh tiểu học. ................................................................10 1.2. Năng lực học tập của học sinh. .................................................................11 1.2.1. Khái niệm..................................................................................................11 1.2.2. Đặc điểm năng lực học tập của học sinh tiểu học. ..............................11 2.1.2. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học......................................................................................................13 2.2. Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập:......................................13 2.3.Đặc điểm nội dung của môn Tiếng việt dành cho học sinh Tiểu học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh......................................................................................................................15 3. Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.........................................17 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM..............................................19 1. Một số nguyên tắc và lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập........................19 1.1. Nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập.......................................................19 SVTH: Nguyễn Thị Trang 1 Lớp: ĐHGD Tiểu học – K54 Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập 1.2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập.............................19 2.Xây dựng một số trò chơi học tập trong môn Tiếng việt để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.....................................................................................20 2.1. Hoàn chỉnh bài thơ có vần giống nhau........................................................20 2.2. Thi đọc nhanh và đọc đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn..................21 2.3. Thi điền thơ­ ghép chữ................................................................................22 2.4. Tìm nhanh các từ trái nghĩa.........................................................................24 2.5. Thi học giỏi, thuộc nhanh............................................................................25 3. Một số giáo án thực nghiệm..........................................................................27 C: PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................40 D: PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................41 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích,hứng thú, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học lấy người học làm trung tâm và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học các em luôn luôn hiếu động và hay tìm tòi những cái mới cái hay . Vì vậy chúng ta phải làm sao cho học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về môn học là điều quan trọng đối với học SVTH: Nguyễn Thị Trang 2 Lớp: ĐHGD Tiểu học – K54 Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập sinh. Trò chơi học tập chính là một trong những chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ học tập chung đạt được mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân trong quá trình học tập. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học. Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học cho là rất cần thiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trò chơi xuất phát từ nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng. Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Các hoạt động dạy ­ học ở trường Tiểu học đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ. Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đề mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về môn Tiếng việt, các nguồn tư liệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rất nhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống. Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất trường học... SVTH: Nguyễn Thị Trang 3 Lớp: ĐHGD Tiểu học – K54 Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập Sách giáo viên hay sách thiết kế chỉ đưa ra trò chơi chưa có tính phong phú chỉ có hai trò chơi. Giáo viên rất khó áp dụng, đối với học sinh rất dễ gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả các tiết học. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập ” hi vọng khi nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phong phú và đa dạng. 2. Lịch sử nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập môn Tiếng Việt xuất hiện sớm nhưng việc nghiên cứu về bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt chưa được các nhà khoa học và các nhà giáo quan tâm. Hiện tại chỉ những tài liệu gián tiếp bàn về hứng thú học tập Tiếng Việt chủ yếu khơi gợi, tìm tòi các biện pháp dạy học Tiếng Việt sao cho hay, cho vui. Đó là những cuốn sách tham khảo như: “Những bài tập Tiếng Việt lí thú” (Trương Đức Thành), “Chuyện vui chữ nghĩa” (Nguyễn Văn Tứ), “Tiếng Việt lí thú” (Trịnh Mạnh), “Vui học Tiếng Việt” (Trần Mạnh Hưởng), “Trò chơi học tập Tiếng Việt ở Tiểu học” ( Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh). Các quyển sách trên đều dẫn người đọc đi đến một kết luận: Nếu biết sử dụng nguồn tư liệu và bài tập phù hợp kết hợp với phương pháp tổ chức học tập nhạy bén hợp với ngữ cảnh…thì người thầy sẽ có được một buổi lên lớp với môn Tiếng Việt thành công, học sinh sẽ có được một buổi học Tiếng Việt đầy hứng thú. Tiếp theo là những tài liệu đi sâu hơn vào vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập Tiếng Việt. Đó là những giáo trình hoặc những chuyên đề được đăng trên các tạp chí khoa học giáo dục như: “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt” (Lê Xuân Thại), SVTH: Nguyễn Thị Trang 4 Lớp: ĐHGD Tiểu học – K54 Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập “Để có những thành công của học sinh trong giờ học Tiếng Việt những ngày đầu tiên đến trường” (Lê Phương Nga). Các giáo trình và tài liệu trên đã đề cập đến biện pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nhưng chưa hoàn chỉnh và nhất là chưa khái quát hóa các biện pháp tạo hứng thú thành lí luận để đội ngũ giáo viên ứng dụng vào giờ dạy Tiếng Việt. Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩa quan trọng.Vì vậy vấn đề này cần được quan tâm đúng mức.Do đó tôi tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập với mong muốn nâng cao hơn nữa hứng thú học tập Tiếng Việt của các em nói riêng và nâng cao kết quả học tập Tiếng Việt nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài mục tiêu tôi đặt ra là kết quả đạt được góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi phục vụ các môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, nâng cao hiệu quả thông qua những các bài dạy. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là hết sức quan trọng. Thông qua các nhiệm vụ tôi sẽ tiến hành từng bước như thế nào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu. Các nhiệm vụ đó là: Đầu tiên tôi nghiên cứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu của vấn đề. Lí thuyết là một vấn đề và thực tiễn là vấn đề khác tôi đi vào nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học các bài thuộc môn Tiếng việt . Nhiệm vụ cuối cùng là xây dựng một số trò chơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nên tính hệ thống phục vụ các bài ở môn Tiếng việt. SVTH: Nguyễn Thị Trang 5 Lớp: ĐHGD Tiểu học – K54 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn