Xem mẫu

Mục lục Nội dung Trang 1. Mở đầu.............................................................................................................2 ­ Lí do chọn đề tài............................................................................................2 ­ Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 ­ Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 ­ Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................3 2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 ­ 2016. 4 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 ­ 2016....................................9 2.3.1. Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng và chọn cử viên chức phụ trách công tác thi đua khen thưởng.......................................................9 2.3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và phát động các phong trào thi đua trong năm học........................................10 2.3.3. Xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng, học kì và năm học..............................................................................................11 2.3.4. Tổ chức việc đánh giá xếp loại cả năm gắn với đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng..............................14 2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng .....................................................................................................................17 2.3.6. Tổ chức việc trao khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích trong năm học.......................................................................................18 2.4. Hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng.........................................18 3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................20 Phụ lục...............................................................................................................21 1 1. Mở đầu ­ Lí do chọn đề tài Công tác thi đua, khen thưởng được xem là động lực phát triển của mỗi Nhà trường và cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng trong các trường phổ thông ngày càng được đổi mới, hoàn thiện cả về phương pháp và cách thức tổ chức. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết thúc đẩy thi đua, đoàn kết ấy là đoàn kết thực sự và rất chặt chẽ"; "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất". Khen thưởng là sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Khen thưởng là đoạn kết của phong trào thi đua khen thưởng có thể phát huy tác dụng của phong trào thi đua và ngược lại. Trên thế giới, các quốc gia, các tổ chức không phát động phong trào thi đua như chúng ta, rất chú trọng công tác khen thưởng. Xem khen thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực của tập thể và cá nhân. Nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm học 2015­2016 của Sở GD & ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo: Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong trường học: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Dân chủ ­ Kỷ cương ­ Tình thương ­ Trách nhiệm”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phong trào thi đua từng bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Xác định vị trí vai trò quan trọng của công tác thi đua ­ khen thưởng, là một trong những thành tố quan trọng góp phần cùng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Với lý do đó, qua thực tiễn công tác quản lý. Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 ­ 2016". ­ Mục đích nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác thi đua, trường trung học phổ thông; khen thưởng trong 2 + Tìm hiểu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai các năm học trước; + Đề ra các biện pháp tổ chức công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc lặc năm học 2015 ­ 2016, ­ Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Công tác thi đua ­ khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm hoc 2015 ­ 2016; + Không gian nghiên cứu: Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc; + Khách thể nghiên cứu: Tập thể công chức, viên chức trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc; + Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 ­ 2015 và 2015 ­ 2016; ­ Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; + Phương pháp đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Cơ sở lý luận ­ Công tác thi đua qua những chặng đường lịch sử, đặc biệt thấy rõ vai trò thi đua thời kỳ đổi mới, trong cơ chế thị trường Nhà nước đã có Luật Thi đua, khen thưởng trong đó chỉ rõ: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". ­ Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng cho bằng hiện vật hoặc tiền... Khen thưởng là hình thức ghi nhận công lao, thành tích của Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền do luật định. Như vậy khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Khen thưởng và trừng phạt được hình thành phát sinh và tồn tại trong quá trình phát triển của con người là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người, do đó khen thưởng phải thể hiện quan điểm quần chúng, phải có trách nhiệm cao trong quá trình phát hiện xét khen thưởng. Khen thưởng tồn tại cùng với thưởng. Khen thưởng bằng vật chất. sự tồn tại của Nhà nước. Còn Nhà nước là còn khen vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và khích lệ ­ Thi đua và khen thưởng quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau. Là hai thành tố hữu cơ của một quá trình dẫn đến một hiệu quả chung. Mối quan hệ đó biểu hiện: ­ Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân và cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đó thực hiện khen thưởng, thực tế cho thấy: 3 ­ Ở đâu phong trào thi đua thực sự là động lực thì ở đó xã hội phát triển quần chúng phấn khởi và khen thưởng chuẩn xác, ngược lại ở đâu phong trào thi đua yếu, hoặc không có phong trào thi đua ở đó xã hội trì trệ công tác khen thưởng không chuẩn xác, quần chúng kém phấn khởi, thậm chí có những tiêu cực. ­ Khen thưởng vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, thực tế cho thấy: ­ Ở đâu làm tốt công tác khen thưởng, công tác này được đánh giá khách quan, công minh trên cơ sở phong trào thi đua thì ở đó quần chúng phấn khởi, có được phong trào thi đua mới, tốt hơn và ngược lại. 2.1.2. Cơ sở pháp lý Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện dựa trên các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, thể hiện trong các văn bản dưới đây: ­ Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 ­ Luật số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 ­ Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 ­ Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. ­ Nghị định số 42/2010/NĐ­CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ ­ Nghị định số 39/2012/NĐ­CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. ­ Nghị định số 65/2014/NĐ­CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ ­ Thông tư Số:07/2014/TT­BNV, ngày 29 tháng 08 năm 2014 của Bộ nội vụ ­ Thông tư Số: 35/2015/TT­BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2016 thay thế Thông tư số 12/2012/TT­BGDĐT ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục. ­ Quyết định Số: 4479/2011/QĐ­UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa: 2.1.3. Cơ sở thực tiễn Thực tế công tác thi đua, khen thưởng của trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc, năm học 2014 ­ 2015, 2015 ­ 2016. 2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 ­ 2016 2.2.1. Thực trạng về đội ngũ và thành tích đã được ghi nhận trong các năm học vừa qua 4 2.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ * Biên chế năm học 2015– 2016 được tính đến thời điểm 30 tháng 4 năm 2016 Tổng số lớp: 28 lớp, tổng số học sinh: 1009 học sinh. * Đội ngũ cán bộ giáo viên ­ Cán bộ quản lý: 3 người (có 01 trình độ Thạc sỹ) + Hiệu trưởng: Trần Hữu Hải + Phó hiệu trưởng: Đinh Xuân Lắm, Lê Hồng Kỳ ­ Chi bộ có 36 đảng viên ­ Giáo viên: 59 người, trong đó có 14 giáo viên trình độ trên chuẩn 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn