Xem mẫu

  1. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................4 1. Giải thích thuật ngữ....................................................................................4 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau.........................................................7 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.................................................................................. 18 1. Kết quả......................................................................................................18 2. Bài học kinh nghiệm................................................................................. 19 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20 1. SGK, SGV lịch sử 7.......................................................................................20 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS..........20 3. Từ điển Lạc Việt 2009................................................................................. 20 Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã h ội loài người và lịch sử dân tộc, Trên cơ sở đó giáo dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng học sinh phải nắm vững các sự kiện, các mốc thời gian, phải biết so sánh các sự kiện, … từ đó có cái nhìn khái quát quá trình lịch sử mà mình đã học. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn lịch sử, người giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng các biện pháp để phát huy vai trò chủ th ể của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 7 tại Trường THCS Lạc Hòa tôi đã không ngừng đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn ch ế của các em học sinh để có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào việc hướng dẫn học sinh khám phá nh ững tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử. Trải qua ba năm liên tục giảng dạy lịch sử lớp 7 tôi đã tích lũy đ ược cho mình rất nhiều kinh nghiệm dạy học về phương pháp và kĩ năng để phát huy tính tích cực của học sinh cũng như nâng cao chất lượng bộ môn. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Sau đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày ba vấn đề: 1. Giải thích thuật ngữ 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau 3. Khái quát nội dung thành giàn ý Trong biện pháp thứ nhất và thứ hai có thể vận dụng cho toàn bộ quá trình dạy lịch sử lớp 7. Và có thể cho cả chương trình lịch sử THCS. Bi ện pháp thứ ba chỉ vận dụng cho phần hai – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải thích thuật ngữ Hiện nay, tại nhiều trường vùng sâu, vùng xa có một đ ặc đi ểm là nhìn chung học sinh tương đối nghèo vốn từ, dẫn đến không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của từ. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là xã Lạc Hòa có nhi ều dân t ộc, các em giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, thì chủ yếu là do yếu tố chủ quan – tiếp xúc xã hội, đọc sách báo ít, h ọc sinh không ch ịu ch ủ đ ộng làm giàu vốn từ vựng cho mình. Nghèo vốn từ, không hiểu nghĩa của từ là một trong những nguyên nhân làm cho việc hiểu, ghi nhớ khó từ đó tiếp thu và nghi nh ận tri th ức bị hạn chế (đặc biệt là trong việc học các môn xã hội). Để giải quyết vấn đề này trong quá trình dạy học môn lịch sử giáo viên cần cho học sinh hiểu các khái niệm trong quá trình hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận tri thức. Khái niệm ở đây không phải là tất cả các khái niệm mà ch ỉ là những khái niệm quan trọng, những khái niện liên quan đến chương trình lịch sử lớp 7 mà thôi. Để thực hiện biện pháp này ta có nhiều cách nhưng tựu trung lại có ba cách sau là hiệu quả nhất: Cách thứ nhất: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh những khái niệm trong chương trình lớp 7 thông qua một bản in, từ đó học sinh có th ể t ự photo cho mình một bản (chỉ mất 300 VND): Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Phong kiến (phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ruộng đất cho nhau. - Lãnh địa phong kiến: là vùng đất riêng của lãnh chúa phong kiến. - Giai cấp: là tập hợp người đông đảo có địa vị như nhau trong hệ thống sản xuất, có quyền lợi chung, phân biệt với tập hợp người khác. - Tầng lớp: tập hợp người thuộc một hoặc nhiều giai cấp trong xã hội có địa vị xã hội và những lợi ích như nhau. - Văn hóa: là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. - Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. - Ngụ binh ư nông: cho quân lính luân phiên nhau về quê làm ruộng ở làng xã trong thời bình. Lúc chiến tranh tất cả đều ra trận. - Niên hiệu: danh hiệu của vua được đặt khi lên ngôi để th ần dân trong nước gọi, đồng thời để tính năm trị vì. - Quân chủ(quân là vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một quốc gia. - Kháng chiến: chiến đấu tự vệ của một quốc gia hoặc một dân tộc chống xâm lược vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. - Khởi nghĩa: một trong những phương thức đấu tranh cao nhất của dân tộc hoặc giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ bộ máy th ống trị cũ, hoặc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Cải cách: Sự sửa đổi, cải thiện một số mặt của đời sống xã hội mà không động tới nền tảng của chế độ xã hội hiện hành. Cách thứ hai: giáo viên giúp học sinh hiểu khái niệm ở từng đơn vị bài học. Ví dụ 1: Dạy bài 1 – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU, ở mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, sau khi đọc xong giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em thế nào là phong kiến? Với câu hỏi này, nếu học sinh trả lời được thì tốt còn không giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Phong kiến(phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ru ộng đất cho nhau của giai cấp thống trị). Ví dụ 2: Dạy bài 7 – NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN, mục 3 – Nhà nước phong kiến, sau khi học sinh tìm ra kiểu nhà nước là quân chủ giáo viên có thể hỏi: Quân chủ là gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm: Quân chủ (quân là vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một quốc gia. Các khái niệm này có thể có hoặc không có trong SGK, nhưng dù có hay không giáo viên cần cho học sinh khắc sâu, ghi nhớ các khái niệm (nhưng cần tránh gây áp lực cho học sinh). Khái niệm cung c ấp cho h ọc sinh c ần ngắn gọn, không dài dòng, dễ hiểu, tránh mơ hồ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này rất dễ phản tác dụng: học sinh khó nhớ, tăng dung lượng kiến thức bài học, học sinh sợ môn sử, … Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Để học sinh nhớ tốt, trong dạy học lịch sử, cần tìm hiểu khái niêm, giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu trước. N ếu h ọc sinh tr ả l ời đúng thì cần tuyên dương và khuyến khích bằng điểm số. Làm nh ư vậy s ẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn là giáo viên tự cung cấp cho học sinh. Cách thứ ba: Kết hợp cách thứ nhất và cách thứ hai. Có nghĩa là đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống các khái ni ệm nh ưng đ ến mỗi đơn vị bài học giáo viên vẫn yêu cầu học sinh nhắc lại khái ni ệm liên quan đến bài học. Đây chính là cách hiệu quả nhất. Giải thích nghĩa của khái niệm tưởng chừng không có ý nghĩa đối với lịch sử 7 nhưng thực chất lại rất quan trọng. Ta th ử hình dung, n ếu h ọc sinh không nắm được khái niệm “tầng lớp” và “giai cấp” thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn sẽ có nhiều học sinh lẫn lộn giữa hai khái niệm này và đưa ra câu trả lời sai. Bên cạnh đó, khi khắc sâu được khái ni ệm, h ọc sinh s ẽ nh ớ đ ược lâu và như vậy các em có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào, ở đâu, và dù ai h ơi đến cung trả lời được. Có lẽ trong cuộc đời giáo viên không gì hạnh phúc hơn khi h ọc sinh của mình có thể vận dụng kiến thức do mình hướng dẫn vào cuộc sống. 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau Nhận ra sự giống nhau và khác nhau, trong thực tế được xem là c ốt lõi của tất cả các nhận thức. Thực chất nhận ra sự giống nhau và khác nhau là cách gọi khác c ủa quá trình so sánh. Chìa khóa giúp cho so sánh có hiệu quả là nhận ra nh ững Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 đặc tính quan trọng của sự việc hiện tượng. Những đặc tính quan trọng này được dùng như cơ sở cho việc nhận ra sự giống nhau và khác nhau. Vận dụng phương pháp so sánh trong dạy học lịch sử, giáo viên phải chỉ ra cho học sinh những đối tượng để so sánh và những tiêu chí làm cơ sở so sánh. Ví dụ: - Đối tượng so sánh: văn hoá, quân đội, luật pháp, … - Tiêu chí so sánh: nội dung của các bộ luật (luật pháp), các b ộ phận quân (trong quân đội), … Những bài tập loại này hướng học sinh vào những kết luận mà giáo viên muốn đạt tới. Do đó loại bài tập này thuờng được dùng khi mục tiêu của giáo viên là muốn học sinh đạt đến một nhận thức chung v ề nh ững s ự gi ống nhau và khác nhau của các đối tượng được đưa ra. Ví dụ: Có thể so sánh nội dung của các bộ luật th ời Lý (Hình th ư), Trần(Quốc triều hình luật), Lê Sơ (Hồng Đức) về nội dung để th ấy sự ti ến bộ qua từng triều đại – vấn đề cần đạt tới. Để sử dụng so sánh có hiệu quả, cần kèm theo việc trao đổi và th ảo luận của học sinh. Để học sinh tập trung ghi nhớ nh ững đi ểm gi ống nhau và khác nhau nào đó, sau khi học sinh tìm hiểu xong, giáo viên cần kết luận và khái quát. Nếu mục tiêu bài học là khuyến khích những ý kiến phong phú của học sinh thì giáo viên cần để cho học sinh tự khái quát. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh sao cho phù hợp mới mang lại hiệu quả cao: Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Thứ nhất: Nếu đó là một đơn vị bài học cụ thể, nội dung đơn gi ản thì các tiêu chí so sánh cũng phải đơn giản(ít tiêu chí), đó có th ể là m ột ho ặc hai tiêu chí, so sánh giữa bài này với bài khác hoặc trong một bài, … Ví dụ 1: dạy bài 4 – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN, mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em xã hội phong kiến ở Trung Quốc hay ở châu Âu hình thành s ớm hơn? Cụ thể? Học sinh dễ dàng trả lời: XHPK ở Trung Quốc hình thành sớm h ơn, vào thế kỉ III TCN, còn ở châu Âu mãi đến thế kỉ V mới hình thành. Từ đó giáo viên kết luận. Tương tự như vậy, giáo viên có thể cho học sinh so sánh th ời gian hình thành xã hội phong kiến của châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam ở các bài tiếp theo. Theo đà đó các em sẽ không cần cố ý ghi nhớ cũng sẽ nhớ vì thông tin được lặp lại nhiều lần. Sau mỗi câu hỏi giáo viên phải đưa ra kết luận cuối cùng cho học sinh. Thực tế nhiều học sinh khi học xong ch ương trình lịch s ử l ớp 7 không trả lời câu hỏi về thời gian hình thành xã hội phong kiến nh ư trong chương trình. Cho nên việc cho học sinh nắm điều này là rất quan trong. Và so sánh đã góp phần giải quyết được vấn đề này. Ví dụ 2: Cũng trong bài 4 nhưng ở mục 2 – Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán, giáo viên cho học sinh so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Từ đó đi vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó. Thứ hai: Đơn vị bài học là những bài khái quát, ôn t ập thì n ội dung so sánh cần phức tạp hơn, nhiều tiêu chí hơn. Các tiêu chí đó khái quát cho m ột Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 phần hay cả một chương. Giáo viên cần sắp xếp những đi ểm giống nhau và khác nhau thành một bảng hay biểu đồ sẽ giúp học sinh hiểu tốt hơn và s ử dụng kiến thức đó tốt hơn. Trong dạng đơn vị bài học này để không mất thời gian giáo viên nên sử dụng bảng phụ trên đó kẻ bảng và ghi các tiêu chí so sánh. Giáo viên ch ỉ đ ặt câu hỏi để học sinh lên bảng điền thông tin, từ đó tìm ra tri thức mới. Ví dụ 1: Dạy bài 7 – Những nét chung về xã hội phong kiến , giáo viên có thể đưa ra bảng sau: Những đặc XHPK XHPK điểm Nhận xét phương Đông châu Âu Cơ bản Thời kì hình thành Thời kì phát triển Thời kì khủng hoảng và suy vong Cơ sở kinh tế Các giai cấp cơ bản Phương thức bóc lột Thể chế nhà nước Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Trên cơ sở này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trình bày từng tiêu ch ỉ so sánh. Từ đó cho học sinh rút ra nhận xét, bổ sung. Giáo viên k ết lu ận. Nh ư vậy cơ bản giải quyết được vấn đề của bài học rõ ràng, ngắn gọn. Nội dung cụ thể của bảng: Những đặc XHPK XHPK điểm Nhận xét phương Đông châu Âu Cơ bản XHPK phương Từ thế kỉ III TCN Từ thế kỉ V TCN Đông hình thành Thời kì hình đến khoảng thế đến thế kỉ X sớm hơn XHPK ở thành kỉ X châu Âu XHPK phương Thời kì phát triển Từ thế kỉ V đến Từ thế kỉ XI đến Đông phát triển thế kỉ XV thế kỉ XIV chậm chạp Thời kì khủng hoảng và suy vong Thời kì khủng Từ thế kỉ XVI Từ thế kỉ XIV đến của XHPK phương hoảng và suy vong đến thế kỉ XIX thế kỉ XV Đông kéo dài Nông nghiệp khép Nông nghiệp khép Cư dân sống chủ Cơ sở kinh tế kín trong công xã kín trong lãnh địa yếu dựa vào nông nông thôn phong kiến nghiệp Địa chủ và nông Lãnh chúa phong Các giai cấp cơ dân lĩnh canh kiến và nông nô bản Phương thức bóc Địa tô lột Thể chế nhà Quân chủ nước Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Ví dụ 2: bài 17 – Ôn tập chương II và chương III , phần bài tập về nhà, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà lập bảng Thành tựu Thời Lý Thời Trần Nhận xét Kinh tế Văn hóa Giáo dục KH – NT Pháp luật Sau khi giải quyết các vấn đề trên lớp giáo viên yêu c ầu h ọc sinh trình bày phần bài tập về nhà. Những học sinh khác nh ận xét, b ổ sung. Cu ối cùng giáo viên kết luận và đưa ra bảng đáp án đúng cho bài tập này. “Nhận ra sự giống nhau và khác nhau” rất dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Sử dụng nó giáo viên có thể phát huy khả năng nhận biết, đánh giá, nhận xét vấn đề của học sinh. 3. Khái quát nội dung bằng giàn ý(biện pháp này chỉ vận dụng trong phần LỊCH SỬ VIỆT NAM). Trong quá trình học sinh học phần Tập làm văn ở môn Ngữ văn, giáo viên thường cho học sinh nắm giàn bài ở mỗi thể loại (tự sự, ngh ị luận, thuy ết minh, …), trên cơ sở đó học sinh làm bài tập làm văn tốt hơn. Ngữ văn là môn học có tính trừu tượng cao hơn lịch sử mà vẫn vận dụng dàn ý v ậy t ại sao ta không áp dụng biện pháp này vào dạy học lịch sử - môn học có tính thực tế cao hơn? Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Việc sử dụng giàn ý trong dạy học lịch sử lớp 7 là đi ều hoàn toàn m ới mẻ. Và có lẽ có người cho rằng đây là việc làm không hợp lí, thậm chí không hiệu quả, chỉ mất thời gian, … Thực tế không phải như vậy, với cách làm này giáo viên sẽ phát huy được nhiều phẩm chất, đặc biệt là vai trò chủ thể của các em trong h ọc t ập. Trên cơ sở dàn ý học sinh sẽ chủ động tìm ra tri th ức không c ần s ự can thi ệp nhiều từ giáo viên. Từ đây giáo viên có thể đi sâu vào vấn đề giúp học sinh nắm vững tri thức hơn. Tuy nhiên trong lịch sử 7 không phải ở nội dung nào cũng có thể khái quát được thành dàn ý mà chỉ có một số nội dung sau có thể khái quát thành giàn ý: kinh tế, xã hội, văn hóa, một cuộc kháng chi ến (ho ặc kh ởi nghĩa), … bởi đây là những nội dung tương đối ổn định, không có thay đổi nhiều. Khi sử dụng biện pháp này trong những tiết đầu giáo viên làm m ẫu đ ể học sinh có thể học theo. Những tiết tiếp theo giáo viên chỉ vi ệc h ướng d ẫn học sinh tự thực hiện theo dàn ý. Dàn ý một số nội dung: Kinh tế a. Nông nghiệp: - Ruộng đất thuộc sở hữu của ai? Do ai sử dụng? - Các chính sách về nông nghiệp? - Kết quả như thế nào? b. Thủ công nghiệp: - Thủ công nghiệp nhà nước như thế nào? Có những nghề nào? - Nghề thủ công trong nhân dân ra sao? Có những nghề nào? c. Thương nghiệp: Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Chợ búa, các trung tâm buôn bán hình thành ở đâu? - Những trung tâm buôn bán lớn? - Buôn bán với những nước nào? Trình bày một cuộc kháng chiến (hoặc cuộc khởi nghĩa) a. Nguyên nhân b. Diễn biến - Các mốc thời gian - Về phía quân địch + Lực lượng? + Ai là người chỉ huy? + Chúng tiến quân bằng những đường nào? - Về phía ta + Ai chỉ huy đánh địch + Đánh chúng như thế nào ( dựa trên hướng tiến quân của chúng) c. Kết quả d. Ý nghĩa Văn hóa - Tôn giáo nào phát triển? - Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian? - Kiến trúc có những công trình nổi tiếng nào? - Điêu khắc có những công trình nào? Trình độ ra sao? Luật pháp Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Ban hành bộ luật nào? - Một số nội dung của bộ luật đó? - So sánh với bộ luật của triều đại trước? Nhận xét? Cách cung cấp cho học sinh những giàn ý này: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh bản đã in ra trên giấy A 4, yêu cầu học sinh xem và ghi nhớ dần. Hoặc đến nội dung nào thì ở tiết đầu tiên cung cấp cho học sinh dàn ý đó. Từ đó học sinh sẽ sử dụng ở những tiết tiếp theo. Nếu học sinh nhớ được thì tốt, nếu không nhớ được thì đến nội dung nào đưa giàn ý đó ra xem và làm theo yêu cầu. Giáo viên cần lưu ý với học sinh rằng, các dàn ý không ph ải là c ố định tuyệt đối mà có sự thay đổi nhưng dễ nhận biết. Có thể một ý trong giàn ý được trình bày thành một mục riêng, có những ý có thể không có trong giàn ý, … và nếu điều đó xảy ra giáo viên phải lưu ý ngay cho học sinh ở nội dung đó trong tiết học. Việc làm này sẽ có ý nghĩa hơn, hiệu quả giáo dục cao hơn sau khi học sinh trình bày nội dung đó giáo viên cho học sinh đánh giá, nhận xét vấn đề. Đặc biệt kết hợp với biện pháp so sánh đã trình bày ở trên để cho học sinh thấy sự khác nhau ở các nội dung đó qua mỗi triều đại cụ thể. Ví dụ cụ thể để minh họa: Ví dụ 1: Dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, mục 3 – Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, giáo viên yêu Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 cầu học sinh trình bày theo dàn ý “Trình bày một cu ộc kháng chi ến”(chú ý: nguyên nhân đã nói đến trong mục 2): Diễn biến: - Các mốc thời gian: Đầu năm 981 - Về phía địch: Lực lượng: (không nói) Người chỉ huy: Hầu Nhân Bảo Hướng tiến quân: Quân bộ theo đường Lạng Sơn Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng - Về phía ta ( trình bày trên cơ sở hướng tiến quân của giặc) Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy kháng chiến Ông cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn giặc, buộc chúng rút lui. Trên bộ ta cũng chặn đánh chúng quyết liệt, gây cho chúng nhiều tổn thất. Kết quả: Quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị giết Ý nghĩa: biểu thị ý chí chống giặc của nhân dân ta, nền độc lập dân tộc được giữ vững. Tương tự như vậy, chúng ta có thể thực hiện ở những bài khác. Ví dụ 2(trình bày theo dàn ý khinh tế): Dạy bài 9 - Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, mục II1 – Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, yêu cầu học sinh thực hiện theo giàn ý: a. Nông nghiệp Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Ruộng đất là của làng xã chia cho nông dân cày cấy rồi nộp thuế cho nhà vua - Các chính sách: vua thuờng tổ chức lễ tịch điền, mở rộng khai hoang, coi trọng thuỷ lợi. - Kết quả: nông nghiệp ngày càng ổn định và buớc đầu phát triển. b. Thủ công - Nhà nuớc lập các xưởng thủ công và tập trung đuợc nhiều thợ giỏi - Các nghề thủ công trong nhân dân tiếp tục phát triển như dệt lụa, kéo tơ, … c. Thương nghiệp - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. - Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi buôn bán hàng hóa ở vùng biên giới. Ví dụ 3: Dạy bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa, ở mục I – Đời sống kinh tế (giáo viên lưu ý cho học sinh: ở phần này nội dung nông nghiệp dược trình bày thành một mục riêng): yêu cầu học sinh trình bày vấn đề Sự chuyển biến của nền nông nghiệp theo dàn ý Kinh tế nhưng chỉ có nông nghiệp: - Ruộng đất là của nhà vua chia cho nông dân cày cấy rồi nộp thuế cho nhà vua. - Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất nông nghiệp: lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết mổ trâu bò, ... - Nhiều năm mùa màng bội thu. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Tương tự như vậy ở mục I2 - Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng vậy. “Khái quát bằng giàn ý” là biện pháp có thể làm cho thời gian tìm hiểu những nội dung này giảm đi rất nhiều. Nhờ vậy thầy và trò có nhi ều th ời gian cho việc mở rộng, nâng cao nội dung bài học hay hay tìm hi ểu v ề các nhân vật lịch sử, kênh hình, các nội dung khác của lịch sử lớp 7. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Lạc Hòa mà tôi đã thực hiện. Trong quá trình vận dụng cũng như tổng hợp thành Sáng kiến kinh nghiệm có th ể còn h ạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, Hội đồng khoa học trường THCS Lạc Hòa, Hội đồng khoa học phòng GD – ĐT Vĩnh Châu. 1. Kết quả Năm học 2009 – 2010 (Kết quả của HK I) Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 113 15.2% 17.9% 55.8% 11.1% Năm học 2010 – 2011 (Kết quả của HK I) Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 2. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào bài giảng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa mục tiêu c ần đ ạt, chu ẩn kiến thức với nội dung cách làm mới. Có như vậy tiết dạy m ới b ảo đ ảm nội dung. Khi vận dụng người giáo viên phải sếp xếp thời gian hợp lí, nếu không sẽ không đủ thời gian cho mỗi tiết dạy. Giáo viên cần vận dụng thường xuyên để những biện pháp trên trở thành một kĩ năng của học sinh. Được như vậy cả giáo viên và h ọc sinh đ ều rất thoải mái và có nhiều thời gian hơn cho tiết học để nâng cao, mở rộng, … Lạc Hòa, ngày tháng năm 2010 Người thực hiện NGUYỄN ĐỨC DŨNG Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK, SGV lịch sử 7 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS 3. Từ điển Lạc Việt 2009 Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 20
nguon tai.lieu . vn