Xem mẫu

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

MỤC LỤC
Tên mục

TT

Trang

1

I. Phần mở đầu

2

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2

3

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3

4

1.3. Đối tƣợng nghiên cứu

3

5

1.4. Giới hạn nghiên cứu

3

6

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3

7

II. Phần nội dung

3

8

II.1. Cơ sở lí luận

3,4

9

II.2. Thực trạng

4

10

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

5

11

II.3. Giải pháp, biện pháp

6

12

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

6

13

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

7

14

c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.

15

15

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

15

16

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

16

17

4. Kết quả

16

18

III. Phần kết luận, kiến nghị

17

19

III.1. Kết luận

17

20

III.2. Kiến nghị

17

GV: Trần Thị Hương

1

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

I. Phần mở đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra : Giáo dục cho học
sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi
vậy cùng với các môn học khác, môn Địa lí đã góp phần không nhỏ vào việc hình
thành và phát triển toàn diện cho học sinh.
Để dạy tốt môn Địa lí, ngƣời giáo viên cần biết phối kết hợp các phƣơng pháp dạy
học nhƣ: Phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp nhóm, phƣơng pháp trò chơi học tập.
Trong đó phƣơng pháp Trò chơi học tập là một trong những phƣơng pháp dạy học có
hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khám phá, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải
thích khi các em đƣợc tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung
bài học.
- Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có đƣợc bầu không khí vui vẻ, thân ái,
thông cảm.
+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn.
+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh đƣợc hệ thống và củng cố kiến thức.
Nhƣng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phƣơng pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật
tự ảnh hƣởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phƣơng pháp này chỉ là hình
thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gƣợng ép, miễn
cƣỡng.
Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng phƣơng pháp Trò chơi học tập lại chƣa biết lựa
chọn nội dung bài dạy để vận dụng phƣơng pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò
chơi đƣa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò
chơi học tập chơi chƣa đạt hiệu quả cao.
Riêng tôi, tôi thấy phƣơng pháp Trò chơi học tập có nhiều ƣu điểm, không
những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho
các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trƣờng tạo điều kiện cho
sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn đƣợc tham gia Trò chơi
học tập nhƣng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chƣa mạnh dạn tham gia vào
các hoạt động này. Mặt khác, trong môn Địa lí lớp 4 có rất nhiều tiết học cần sử dụng
đến phƣơng pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến
thức đã học.
GV: Trần Thị Hương

2

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh
nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4” làm đề tài nghiên cứu và thực
hiện trong năm học này.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Qua tình hình thực tế của khối, bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn tìm ra biện
pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao
hiệu quả của tiết dạy Địa lí. Đây là một hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Kết
hợp trò chơi trong bài giảng sẽ giúp giáo viên truyền đạt nội dung tốt hơn – Học sinh
tích cực học tập, tự giác học tập say mê với môn học đồng thời các kiến thức đƣợc
khắc sâu hơn. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và bƣớc đầu đã
có những kết quả khả quan.
Nghiên cứu phƣơng pháp dạy học môn Địa lí từ đó tìm ra phƣơng pháp dạy học
phù hợp với đối tƣợng học sinh.
Nghiên cứu các trò chơi học tập để giúp học sinh thực hiện trò chơi có hiệu quả.
Tìm ra các phƣơng pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lƣợng học tập của
học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả giáo viên và các em học sinh khối 4 Trƣờng Tiểu học Lý Tự Trọng
huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk.
1.4. Giới hạn vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phƣơng pháp trò
chơi học tập trong môn Địa lí lớp 4.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
Phƣơng pháp quan sát.
Phƣơng pháp điều tra ( phỏng vấn, trƣng cầu ý kiến, phiếu điều tra,…).
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu kết quả học tập của
học sinh ).
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phƣơng pháp thống kê toán học.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận
GV: Trần Thị Hương

3

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đƣợc của con ngƣời ở mọi lứa tuổi,
đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
này. Bởi vậy phƣơng pháp Trò chơi học tập đƣợc đánh giá cao trong giảng dạy.
* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là
con đƣờng sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phƣơng pháp tổ chức
trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn
tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tƣ duy, tƣởng
tƣợng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hƣớng
dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con ngƣời mới: Con ngƣời xã hội chủ
nghĩa.
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học
tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh đƣợc tập luyện, làm việc cá
nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là
những việc làm thuộc phƣơng pháp học tập mới mà trƣờng Tiểu học cần hình thành ở
ngƣời học.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
- Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo, của lãnh đạo
trƣờng và đặc biệt các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn luôn nhiệt tình trong
giảng dạy, trong dự giờ thăm lớp trao đổi để đúc rút kinh nghiệm. Đa số các em không
những ngoan ngoãn, lễ phép mà còn năng động hoạt bát, thích tìm hiểu và tham gia
các hoạt động.
- Về giáo viên: Không thích dạy môn Địa lí. Thiết bị, tranh ảnh, tài liệu môn
Địa lí còn ít. Về học sinh: Chƣa chú trọng môn Địa lí, xem đây là môn phụ, chƣa hiểu
hết ý nghĩa của môn học.
b. Thành công, hạn chế
- Đƣa trò chơi học tập vào dạy Địa lí giúp tiết học trở nên sôi động, thu hút
đƣợc sự chú ý của nhiều học sinh. Giúp học sinh có thể tƣ duy, ghi nhớ nội dung bài
học một cách dễ dàng.
- Hiện nay, trò chơi Địa lí còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít đƣợc phổ biến và
gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo vấn đề
này.
c. Mặt Mạnh- hạn chế:
- Sau thời gian học tập và giảng dạy vừa qua, bản thân tôi cũng nhận thấy
đội ngũ giáo viên nói chung đều rất quan tâm đến việc áp dụng phƣơng pháp dạy học
mới vào từng bài dạy, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua
các tiết dự giờ, các buổi hội giảng theo chuyên đề.
GV: Trần Thị Hương

4

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

- Nhƣng những việc làm đó vẫn chƣa đẩy lùi đƣợc một số khó khăn nêu
trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lƣợng sau mỗi giờ
học Địa lí còn chƣa cao, học sinh cũng chƣa thực sự yêu thích môn Địa lí, chƣa chú
tâm và có những hứng thú khi học Địa lí. Tất cả những điều này nếu không sớm đƣợc
khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập.
Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng
tôi thấy việc tăng cƣờng tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên
nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần
thiết
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Trong những năm gần đây tình hình an toàn thực phẩm, những đồ chơi nguy
hiểm, biến đổi khí hậu, dịch bênh ngày càng gia tăng. Tìm hiểu những nguyên nhân
trên hay đổ lỗi cho nhà trƣờng thiếu sự quan tâm, giáo dục học sinh, thiếu sân chơi
lành mạnh, bổ ích, tầm thƣờng hóa bộ môn Địa lí, cái nền tảng để thực hiện các
nguyên tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng còn bị xem nhẹ. Các
bậc phụ huynh luôn nhắc nhở con em mình tập trung váo các môn học chính nhƣ
Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn xem thƣờng môn phụ nhƣ môn Địa lí.
Kiến thức học tập ngày càng cao học sinh chỉ biết tập trung vào học với học,
học sinh có ít thời gian để vui chơi, giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại đa phần
lao vào các quán intơnet để chơi game hoặc chơi những đồ chơi có hại tới sức khỏe, từ
đó nhân cách của một số em bị méo mó bởi những trò chơi, đồ chơi có hại. Trong khi
đó nhà trƣờng ít có hoạt động ngoại khóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho học
sinh, nếu có tổ chức thì phạm vi ảnh hƣởng chƣa cao, trƣớc tình hình đó việc tổ chức
trò chơi học tập trong tiết học là cần thiết học mà chơi, chơi mà học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Địa bàn trƣờng Tiểu học Lý Tự Trọng nằm trên thị trấn Buôn Trấp trình độ dân
trí tƣơng đối cao, ngƣời dân đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch nên mỗi gia
đình chỉ có một đến hai con. Chính vì lẽ đó mà việc quan tâm đến học tập của các em
đƣợc cha mẹ các em hết sức coi trọng nên việc nâng cao chất lƣợng giáo dục phần nào
cũng thuận lợi hơn, các em có đầy đủ điều kiện cho việc học. Song trong địa bàn vẫn
còn nhiều gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm
ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em chƣa ý thức đƣợc tầm quan
trọng của việc học, chƣa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tƣ duy ở một số học
sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của
một số em còn hạn chế.
Một số giáo viên lƣời tổ chức trò chơi học tập vì sợ mất nhiều thời gian, rƣờm
rà, khó quản lý học sinh. Trong khi chơi trò chơi học sinh còn làm việc riêng chƣa
phát huy tính thi đua giữa cá nhân và các nhóm của các em. Chƣa nắm vững luật chơi,
cách chơi, thời gian chơi dẫn đến chất lƣợng trò chơi nhiều lúc chƣa cao.
GV: Trần Thị Hương

5

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

nguon tai.lieu . vn