Xem mẫu

Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm. SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn Phần mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khi nói về những yếu kém của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên 6 yếu kém. Trong yếu kém về “chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của những yếu kém là “Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội”. Trong tình hình phát triển mới của đất nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong cương lĩnh Đại Hội Đảng toàn quốc XI đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. ……. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”. Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận dân cư đặc biệt là thế hệ trẻ, lối sống mới bộc lộ nhiều tiêu cực phần nào ảnh hưởng đền các suy nghĩ các em học sinh, làm cho tinh thần, động cơ học tập của các em giảm sút. Vấn đề đặt ra, việc giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông phải được tăng cường, phải phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh đạt kết quả cao nhất, thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, “….Người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên”; “ …Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ biết gắn liền lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Văn kiện Hội nghị BCHTW lần 2 khóa VIII) đó là trách nhiệm của mỗi nhà trường hiện nay. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN 1 Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm. Ở khu vực Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, biểu hiện sa sút về đạo đức, lười nhác về học tập, chạy đua theo các nhu cầu thị hiếu tầm thường….của học sinh không diễn ra thường xuyên hay thành những băng nhóm tội phạm, vấn đề bạo lực học đường hầu như không có … như một số nơi, nhưng vẫn có những biểu hiện “mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng”, ngại khó khăn, thích hưởng thụ trong khi đó sự quan tâm của gia đình đến việc học hành của con cái không được chú trọng, Đồng thời việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường với các tổ chức ngoài xã hội đã có nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm”. với mong muốn để hiểu bíêt sâu sắc hơn, vận dụng tốt hơn các vấn đề đã được học tập, nghiên cứu và góp một phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh nơi mà bản thân tôi đang quản lý. 2. Giới hạn của đề tài. Công tác xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước đang từng ngày từng giờ đổi mới và hòa nhập quốc tế, có rất nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội song cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi người hiệu trưởng vừa phải có cái “Tâm” nhưng cũng phải có cái “Tầm” phải khéo léo, nhạy bén, linh hoạt sáng tạo trong mọi công tác giáo dục trong nhà trường nhất là việc tìm ra các giải pháp phù hợp, những chiến lược phát triển có tính khả thi….nhưng phải phù hợp với đơn vị mình đang quản lý biết phối kết hợp các lực lượng, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh một cách toàn diện, tạo “sản phẩm” nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Trong giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm không thể giải quyết hết mọi khía cạnh của các vấn đề, nên bản thân chỉ đề cập đến một số biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để quản lý, Giáo dục học sinh trường THCS&THPT Bàu Hàm ở mức độ khái quát, cụ thể là: Một số giải pháp trong việc phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, gia đình, với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường…để quản lý giáo dục toàn diện học sinh. Một số giải pháp trong việc phối kết hợp với bộ phận chuyên môn, với các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng học tập, tiếp thu kiến thức….. PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ: A/ Cơ sở lý luận Sự Phối kết hợp của Hiệu trưởng với Hội cha mẹ học sinh, gia đình, với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường…để quản lý giáo dục toàn diện học sinh. Trên cơ sở Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Điều lệ nhà trường và Quyết định số 84/2008/QĐ­UBND ngày 05/12/2008 mà xây dựng quy chế hoạt động của Hội, đồng thời phải xây dựng được Quy chế hoạt động của Hội cha mẹ học sinh từng năm học, Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN 2 Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm. phù hợp từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của nhà trường, đó là những giải háp hết sức quan trọng để lôi cuốn tạo điều kiện để có sự phối kết hợp tốt nhất. 1. Tổ chức thực hiện có nề nếp những hình thức phối hợp: ­ Định kỳ 2 tháng một lần họp BCH Hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường, có thể giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh lớp tham dự để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công khai tài chính, thực hiện tốt thông tin 2 chiều, đảm bảo mối quan hệ phối hợp được chặt chẽ. ­ Khi cần thiết, họp đột xuất với một số thành viên Hội có liên quan trực tiếp đến công việc để có những biện pháp giải quyết kịp thời, hoặc làm việc với trưởng ban đaị diện để giải quyết những vấn đề cụ thể nào đó. ­ Mời đại diện cha mẹ học sinh tham dự các cuộc họp hội đồng giáo dục trường và các buổi khai giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm và một số sinh hoạt khác. ­ Tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh có chất lượng. Tuỳ điều kiện cụ thể, tối thiểu mỗi năm 3 lần đầu năm, cuối học kỳ I và cuối năm. ­ Tổ chức các hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh cấp lớp như sổ liên lạc, ký thoả ước, thăm gia đình, v. v. . 2. Hiệu trưởng phối hợp và tạo điều kiện để Hội cha mẹ học sinh hoạt động qua các việc: trao cho Hội điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Quyết định số 84/2008/QĐ­ UBND ngày 05/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về thu và sử dụng phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, và nhờ phổ biến điều lệ này tới cha mẹ học sinh. Gợi ý cho Hội cha mẹ học sinh những việc nên làm và có thể làm. Cung cấp thông tin về diễn biến tình hình giáo dục, dạy học có chon lọc cho Hội cha mẹ học sinh. Lắng nghe các ý kiến đóng góp của Hội. Giải thích thoả đáng những câu hỏi, hay thảo luận giải quyết những vấn đề cần thiết mà cha mẹ học sinh đặt ra cho nhà trường. Tiến hành những biện pháp động viên, khuyến khích như đề nghị cấp trên tuyên dương, khen thưởng, ghi nhận những cống hiến của các bậc cha mẹ học sinh tích cực. 3. Hiệu trưởng định hướng cho Hội cha mẹ học sinh hoạt động: ­ Trong việc xây dựng và quản lý quỹ hội: Hiệu trưởng hướng dẫn cụ thể Quyết định số 84/2008/QĐ­UBND ngày 05/12/2008 và tham mưu với Hội cha mẹ học sinh thự hiên tốt các điều trong Quyết định. ­ Quỹ hội do sự ủng hộ, đóng góp của cá nhân, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh ….cho sự nghiệp giáo dục và sự trợ cấp của chính quyền địa phương. ­ Chi các khoản: tu bổ cơ sở vật chất trường học, mua sắm thêm phương tiện trường học, sách tham khảo, bộ đồ dùng dạy học, hổ trợ cho hoạt động giáo dục, học tập của học sinh, v. v. ­ Yêu cầu của việc sử dụng và quản lý quỹ hội: trưởng Hội cha mẹ học sinh làm chủ tài khoản, tuân theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính. Hiệu trưởng là người tư vấn cho Hội về sử dụng quỹ, có kế hoạch thu chi. Hiệu trưởng Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN 3 Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm. cũng chú ý quản lý việc tạo quỹ cho Hội các lớp, bảo đảm tính hợp lý, có hiệu quả, công khai, tránh sử dụng vào những mục đích không đúng quy định. 4. Trong việc hổ trợ các nguồn lực khác: Ngoài tài lực, ở địa phương công lao động rất quan trọng trong việc giúp trường: sửa hàng rào, tạo mặt bằng sân TD, bài tập bóng, trồng cây bóng mát…, cha mẹ học sinh có thể xây dựng sữa chữa nhỏ như làm nhà để xe, căntin, sữa chữa bàn ghế, ……. 5. Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng thu hút Hội vào các việc: ­ Tham gia các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, qua đó Hội có thể giúp trường thúc đẩy việc học tập của học sinh, giáo dục đạo đức học sinh. ­ Duy trì sĩ số, hạn chế bỏ học, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, góp phần đảm bảo hiệu quả giáo dục. ­ Về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt:Tác động đến các bậc cha mẹ học sinh để thống nhất các ảnh hưởng giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục, về sự học hành, về nhà trường, về các vấn đề bức xúc hiện nay, về vấn đề bạo lực học đường …… ­ Kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức… ­ Phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống, pháp luật, thể dục thể thao. Tuyên truyền về phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm, An toàn giao thông ……. ­ Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường (Đoàn, Đội TN) tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về phương pháp giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh 6. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Hội cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, với Hội cha mẹ học sinh lớp. Do vậy, hiệu trưởng rất quan tâm chỉ đạo đội ngũ này. 6.1/Các nội dung chỉ đạo: ­ Bảo đảm cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với gia đình, với chi hội lớp làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh, các hình thức này có liên quan chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, gồm: Ghi số liên lạc nhà trường với gia đình, thực hiện thoả ước giữa nhà trường với gia đình thông qua việc ký kết bảng thoả ước, thăm gia đình học sinh, mời cha mẹ học sinh, … 6.2/ Các biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia dình hoc sinh và Hội cha mẹ học sinh ­ Đề ra những qui định cụ thể, thống nhất chung. ­ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN 4 Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm. ­ Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác. ­ Kiểm tra công tác phối hợp với gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm 7. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng học tập: Mục tiêu của GD&ĐT hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Nghị quyết TW 4 khóa VII). Trong điều 27 luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tinh năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, phần lớn nhờ công học tập của các em” Bác đã khẳng định tương lai, vận mạnh đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ, tức là phụ thuộc vào nền giáo dục của đất nước. Và Bác đã nói: “Không có giáo dục thì không có cán bộ, không có cán bộ thì đừng nói đến phát triển Kinh tế ­ Chính trị ­ Xã hội” Hồ CHí Minh cho rằng “dốt nát” cũng là một thứ giặc. Ngày 8­9­1945 ngay sau khi nước Việt Nan dân chủ cộng hòa ra đời Người đã ban hành sắc lệnh chống nạn thất học…..Người còn chỉ rõ: “một dận tộc dốt là một dân tộc yếu”. Muốn thoát khỏi yếu hèn, trì trệ thì phải học……Việc cải cách giáo dục hiện nay còn quan trọng hơn chống tham nhũng…..nó quyết định đến tương lai lâu dài của đất nước. Xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục Đảng ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hang đầu” vậy vấn đề giáo dục trong nhà trường để học sinh trở thành con người mới, con người “Vừa hồng, vừa chuyên” con người có đức; có tài……vấn đề quản lý, phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường như thế nào để giáo dục toàn diện học sinh? đây là ccâu hỏi lớn không chỉ tôi; chúng ta mà cả xã hội đang đặc biệt quan tâm. Vì giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ muốn đưa ra một vài giải pháp nâng cao chất lương giáo dục học sinh nói chung, giáo dục trí dục nói riêng đó là: Sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác tổ chức học hai buổi của trường THCS&THPT Bàu Hàm với mục tiêu “Từng bước nâng dần chất lượng từ yếu kém lên trung bình và từ trung bình lên khá” trong giai đoạn 2010 – 2015 7.1/ Vai trò của hiệu trưởng trong việc tổ chức học hai buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng trí dục: ­ Hiệu trưởng có vai trò vừa là người lãnh đạo­quản lý vừa là người chỉ huy và là thủ lĩnh, về phương diện chính quyền, Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất, lãnh đạo tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường đặc biệt là công tác giảng dạy và học tập đồng thời chịu trách nhiệu trước Đảng, trước nhân dân về việc giáo dục, đào tạo của nhà trường, có trách nhiệm phối hợp với công đoàn và các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục toàn diện học sinh.. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn