Xem mẫu

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng

MỤC LỤC
Tênmục

Trang

I. Phần mở đầu ................................................................................................ ..2
I.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài ................................................................... 3
I.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3
I.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
I.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
II. Phần nội dung ............................................................................................... 3
II.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
II.2. Thực trạng ................................................................................................. 4
a. Thuận lợi, khó khăn .........................................................................................4
b. Thành công, hạn chế ........................................................................................5
c. Mặt mạnh, mặt yếu ..........................................................................................5
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ............................................................6
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng ...................................................6
II.3. Giải pháp, biện pháp .................................................................................. 7
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp ...............................................................7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ....................................7
c. Điều kiện để thực giải pháp, biện pháp .........................................................12
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp....................................................12
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu......................12
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Nghiên
cứu .................................................................................................................. 13
III. Phần kết luận, kiến nghị ............................................................................ 14
III.1. Kết luận .................................................................................................. 14
III.2. Kiến nghị ................................................................................................ 14

GV: Phan Văn Tuấn

1

Trường TH Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng

I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Can Jung là tác giả kho tàng danh ngôn đã từng nói: "Không thể trồng
cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt
tình”. Là một người làm công tác phong trào tôi nhận thấy rằng với một chút ít
lòng nhiệt tình là chưa đủ mà người làm phong trào phải tìm tòi những phương
pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh.
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của huyện Krông Ana nói chung và trường
Tiểu học Krông Ana nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện
và đây là bậc tiểu học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy.
Do vậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là
nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.
Đặc biệt hơn, năm học 2014-2015 vẫn tiếp tục triển khai việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
triển khai trong toàn ngành; việc tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất “vui
để học” lại càng cần thiết hơn nữa. Chính lúc này, vai trò của tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng cần được phát huy mạnh mẽ nhất.
Nhi đồng là lớp các em từ 6- 8 tuổi. Ở độ tuổi này, các em chưa có ý
thức về một tổ chức, khả năng tự quản còn thấp. Vì vậy mô hình để tập hợp,
tiến hành hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đồng”.
Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội Thiếu niên tiền phong đỡ đầu và có
nhiệm vụ cử đội viên của mình phụ trách các Sao, tổ chức hoạt động cho các
em theo chương trình dự bị Đội viên của Đội.
Để trang bị nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của phong trào Sao nhi
trong giai đoạn mới, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy bổ sung thường
xuyên cho Đội. Đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hiện chương trình sinh
hoạt Sao trong trường tiểu học. Đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục các
em trở thành con người toàn diện, phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện
nay. Như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Thật vậy, điều quan tâm ở đây là lực lượng làm công tác giáo dục Sao
nhi đồng ở các trường tiểu học, hầu hết giáo viên Tổng phụ trách Đội đều làm
kiêm nhiệm nên việc điều hành các hoạt động của Sao nhi đồng còn lúng túng,
hiệu quả chưa cao. Vì lẽ đó chúng ta phải luôn luôn tích lũy, học tập những
kinh nghiệm. Đặc biệt là nghiên cứu ra những sáng kiến bổ ích để phục vụ cho
đơn vị mình nói riêng và tập thể nói chung.
Với tất cả các lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng” với hy vọng một phần nhỏ tháo
gỡ được sự phân vân của một số đồng nghiệp và đem lại niềm vui, nguồn kiến
thức cơ bản mà các em cần được trang bị, đồng thời để góp phần nâng cao năng
lực của bản thân.

GV: Phan Văn Tuấn

2

Trường TH Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài
* Mục tiêu.
- Nghiên cứu thực trạng sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường tiểu học.
- Tìm nguyên nhân vì sao hiệu quả sinh hoạt Sao nhi đồng chưa cao.
* Nhiệm vụ.
- Đưa phương hướng mới vào quá trình sinh hoạt Sao để đạt hiệu quả tối
ưu.
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt
sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách
Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà
trường.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sao nhi ở Liên đội Tiểu học Krông Ana.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác tổ chức sinh hoạt Sao từ khối 1 đến khối 3 ở trường Tiểu học
Krông Ana
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2014 đến nay
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tọa đàm trao đổi
- Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.
II. Phần nội dung
II.1.Cơ sở lí luận.
Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như
là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng
chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có
thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục và rèn luyện
thế hệ măng non của đất nước
Về mặt tâm lí học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá
trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác
nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động… Mỗi dạng hoạt
động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em.
Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống
người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là
ở chỗ trẻ không làm được hay, chưa nắm được những gì… mà vấn đề cơ bản là
ở chỗ phải hiểu được trẻ hiện có những gì, có thể làm được gì, nó không thay
đổi như thế nào và sẽ có được điều gì trong quá trình sống và hoạt động theo
GV: Phan Văn Tuấn

3

Trường TH Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng

lứa tuổi…
Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà
trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các
môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học
vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách
Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh
hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng… Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công
việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá.
Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được
một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công
việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước
tập thể.
Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục
không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá
trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con
đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là
thông qua hoạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy
công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp
người mới cho xã hội.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
- Khuôn viên trường có sân chơi rộng rãi, có nhiều cây bóng mát phù hợp
với sinh hoạt đội.
- Trường có 1 điểm trường không có phân hiệu.
- Giáo viên phụ trách: Nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình,
mỗi giáo viên phụ trách trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp nên có
nhiều thời gian với việc giáo dục .
- Phụ trách sao: Năng nổ, là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng say
với công việc.
- Nhi đồng là tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi.
- Tổng phụ trách: Nhiệt tình, ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức
sinh hoạt để nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học.
- Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm các
đoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh.
* Khó khăn:
- Toàn trường có 22 phòng học, chưa có phòng Đội riêng, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động Đội – Sao chưa đầy đủ.
- Một số anh chị phụ trách đã lớn tuổi nên có phần hạn chế trong việc
triển khai các hoạt động phong trào mới.
- Tổng phụ trách mới về công tác tại trường nên còn nhiều điều cần học
hỏi đồng nghiệp đi trước, phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu Đội để hình
GV: Phan Văn Tuấn

4

Trường TH Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng

thành kinh nghiệm của mình mà không có giáo án, giáo trình cụ thể.
- Học sinh đều học 2 buổi/ ngày nên thời gian tập huấn phụ trách Sao gặp
nhiều khó khăn, mặt khác nhà một số em lại ở xa trường, chính vì vậy công tác
tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi.
b. Thành công, hạn chế.
* Thành công.
- Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinh
hoạt tập thể..., ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộc sống
xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, dụng
cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụ trách về các chủ
điểm. Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho các em Sao nhi
sinh hoạt vui chơi...
- Các em Sao nhi cảm thấy hứng thú, chủ động sáng tạo khi tham gia sinh
hoạt, đã thu hút các Sao nhi thiếu mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể tham gia
tích cực vào các hoạt động do đội ngũ phụ trách sao đứng ra tổ chức. Chất
lượng của các Sao nhi được xếp loại tốt tăng cao, giảm số lượng xếp loại khá,
trung bình (100% Sao nhi đồng trong liên đội đều được sinh hoạt thường xuyên
theo lịch 1tiết/ tuần; 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao; Quá trình Rèn
luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%).
- Phong trào sinh hoạt Sao nhi giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các phụ
trách sao đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại
chúng và áp dụng vào các buổi sinh hoạt, sao nhi chủ động hơn trong các hoạt
động tìm hiểu, vui chơi.
* Hạn chế.
- Đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổ
chức sinh hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị động khi tổ chức sinh hoạt.
- Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên
cũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên
cứu.
- Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn
dân cư trải rộng, có những em ở khá xa trường.
- Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng phụ trách Sao,
còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao tổ chức sinh
hoạt.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Đã áp dụng thành công tại Liên đội TH Krông Ana, phù hợp với đối
tượng học sinh, hiệu quả của phong trào được nâng cao vượt bậc so với các
Liên đội khác trong huyện.
- Ngay từ đầu năm hoạt động Sao nhi trở nên sôi nổi đã trở thành một
hoạt động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, là liều

GV: Phan Văn Tuấn

5

Trường TH Krông Ana

nguon tai.lieu . vn