Xem mẫu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non ………………………….. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt chú trọng và quan tâm hàng đầu trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Điều đó cũng đã khẳng định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khóa VIII Đảng đã khẳng định. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong giai đoạn đổi mới, Ban bí thư TW Đảng đã có Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15 thánh 6 năm 2004 về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, là nhân tố có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,là nền tảng quan trong trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà trường, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Trong đó Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất để trẻ phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho trẻ. Bởi đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục. Muốn vậy, cần có đội ngũ nhà giáo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn , giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ , tập thể sư phạm nhà trường phải đoàn kết thống nhất, có tình thương yêu, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, luôn có ý thức phấn đấu , rèn luyện học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác. 1 Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên Ngành học mầm non Thị xã Bỉm Sơn nói chung và trường mầm non Ba Đình nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Song trong thực tế hiện nay các trường mầm non trên địa bàn và đặc biệt là Trường mầm non Ba Đình có nhiều giáo viên trẻ mới vào ngành năng lực chuyên môn còn rất hạn chế, vì vậy viÖc vận dụng phương pháp giảng dạy chương trình giáo dục Mầm non non mới còn lúng túng, tác phong chưa linh hoạt nên ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Từ những lý do trên với trách nhiệm lớn lao của một người quản lý, đặc biệt bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách về chuyên môn. Do đó tụi luụn luôn trăn trở, suy nghĩ để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng xây dựng , bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững vàng về mọi mặt, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, mà tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học 2012 – 2013. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như chúng ta đã biết Ngành học Mầm non là bậc học đầu tiên là nền móng sơ khai của hệ thống giáo dục quốc dân. Song việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên lại càng quan trọng hơn, quyết định hơn, làm đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Do đó việc xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên với phương châm là yêu nghề mến trẻ và thực sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải xây dựng được một đội ngũ giáo 2 viên vững mạnh, một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi có như vậy với đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Đó chính là tập thể sư phạm của nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng vừa “ Hồng” vừa “chuyên” Tập thể sư phạm bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì đó là người trực tiếp tổ chức quá trình giáo dục phải có những thành viên trong tập thể sư phạm gắn bó với nhau, phải có lý tưởng chung, tinh thần trách nhiệm chung trước thế hệ trẻ, với những tình cảm đẹp đẽ đó các cán bộ giáo viên động viên giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên vững mạnh là việc làm rất cần thiết , thường xuyên và liên tục. Vì đội ngũ giáo viên là người quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. II, THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : 1, Thuận lợi: Trường mầm non Ba Đình nằm ngay Phường trung tâm văn hóa chính trị của Thị xã Bỉm Sơn. Trong những năm qua nhà trường đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục & Đào tạo đặc biệt là tổ chuyên môn Ngành học Mầm non , được các ban ngành của địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh mà nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ . ­ Nhà trường có đội ngũ giáo viên trình độ trên chuẩn cao, nhiệt tình chịu khó , ham học hỏi , có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ. 2, Khó khăn: ­ Một số giáo viên trẻ mới vào ngành nên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. ­ Nhà trường còn thiếu một số phòng chức năng nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3 ­ Hiện nay nhà trường còn 7 giáo viên chưa được UBND Thị xã ký hợp đồng lao động nên chưa yêntâm công tác. 3, Kết quả thực trạng: Năm học 2012 ­2013 Trường mầm non Ba Đình có tổng số CBGV­ NV: 33 đồng chí. (Trình độ chuyên môn: ĐH: 13 đồng chí ; CĐ: 7 đồng chí ; TC: 13 đồng chí). Trong đó: BGH : 3 đồng chí ; Trình độ : ĐH: 3 đồng chí; Biên chế : 3 đồng chí Giáo viên: 24 đồng chí ; Biên chế: 22 đồng chí; HĐ: 3 đồng chí Trình độ : ĐH: 9 đồng chí; CĐ: 7 đồng chí ; Trung cấp: 9 đồng chí Nhân viên: 6 đồng chí ; BC: 1 đồng chí( Kế toán); HĐ: 4 đồng chí ( 4 nhân viên dinh dưỡng; 1 nhân viên y tế) Trình độ : ĐH: 1 đồng chí; TC: 5 đồng chí Đầu năm học qua kiểm tra dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên cho thấy kết quả như sau: T/S giáo viên ­ Kết quả đầu năm học 2012 ­2013 NV Giỏi Khá TB 30 12 15 3 Với những kết quả như trên tôi rất băn khoăn trăn trở. Từ những băn khoăn trăn trở đó tôi đã mạnh dạn tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm đáp ứng được với những yêu cầu đổi mới hiện nay. 4 III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1, Các giải pháp: ­ Giải pháp 1: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên. ­ Giải pháp 2: Xây dựng mối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ giáo viên. ­ Giải pháp 3: Sắp xếp bố trí cho giáo viên phù hợp với năng lực chuyên môn. ­ Giải pháp 4:Chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. ­ Giải pháp 5: Công tác kiểm tra đáng giá . ­ Giải pháp 6: Công tác thi đua khen thưởng. 2, Các biện pháp tổ chức thực hiện: 2.1. Biện pháp 1: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Thông qua các đợt học tập chính trị, Nghị quyết , nhà trường đã giáo dục, bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới. Cụ thể nhà trường đã tổ chức cho CBGV học tập, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo, phân công đảng viên chịu trách nhiệm lãnh đạo các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, Công đoàn. Mỗi Đảng viên đều nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu , giúp đỡ quần chúng về mặt tư tưởng chính trị cũng như các hoạt động khác. Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống giúp cho giáo viên tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng về công tác giáo dục. Từ đó giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp, luôn bám trường, bám lớp , có lòng yêu nghề mến trẻ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên được nâng cao. Tích cực tham gia phong trào “ Kỷ cương ­ Tình thương ­ Trách nhiệm” . Từ những hoạt động trên, nhận 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn