Xem mẫu

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 – Luật BVMT của Việt Nam 1993). Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của nhân loại… Bảo vệ môi trường (BVMT) là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là quá trình giáo dục có mục đích nhằm làm cho con người và cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường; có sự hiểu biết về môi trường; có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc BVMT. Chúng ta đều nhận thấy môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi; tần suất thiên tai gia tăng, khó lường; tài nguyên suy thoái và cạn kiệt dần…ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, chưa có thức BVMT của con người. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi cá nhân cùng chung tay để BVMT, coi đó “là vấn đề sống còn của đất nước, nhân loại và là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội…”. 1 Trong nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính Trị ra ngày 15/11/2004 đã chỉ rõ cần phải BVMT với hi vọng mọi người, mọi nhà sẽ được sống trong một moou trường trong sạch, lành mạnh và hạnh phúc hơn. Thực hiện QĐ số 1363/QĐ­TTg ngày 17/10/2001 của BGD&ĐT phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”, trong đó nhấn mạnh “Nội dung GDBVMT phải đảm bảo được tính giáo dục toàn diện”; đối với giáo dục mầm non: “Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ”; bậc học mầm non – nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con người từ những bước khởi đầu của cuộc đời, chính vì lẽ đó giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT là điều thiết yếu nhất. Chỉ thị số 02/2005/CT­BGD&ĐT ngày 31/1/2005 về tăng cường công tác GDBVMT đã nhấn mạnh: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. BVMT nói chung và GDBVMT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm…”. Trong đó đã đề ra nhiệm vụ cho các cơ sở GDMN tham gia vào công tác GDBVMT; giúp trẻ hiểu biết về môi trường; có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ, bảo vệ môi trường; biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết được MTXQ trẻ bao gồm những gì, biết phân biệt được những việc làm tốt – xấu, những hành vi đúng – sai đối với môi trường và biết cần phải làm những gì để BVMT. Bên cạnh đó cũng giáo dục trẻ cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân; biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật nơi mình ở; biết về một số ngành nghề, văn hóa phong tục tập quán địa phương, từ đó dần hình thành ở trẻ niềm tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Việc giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT luôn luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không gây quá tải cho 2 trẻ, biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm… một cách có hiệu quả. Từ năm học 2005­2006 nội dung GDBVMT đã được đưa vào chương trình CSGD trẻ và trở thành chuyên đề trọng tâm của các trường mầm non trên cả nước. Thực hiện chỉ thị chung của ngành học, dựa vào tình hình thực tế của trường, của lớp (tỉ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên… VD: Khi trẻ ăn bim bim, uống sữa… trẻ sẵn sàng “tiện tay” ném xuống sân trường hoặc một nơi nào đó mà không vứt vào thùng rác…) tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 ­ 5 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích của đề tài: Qua đề tài giúp giáo viên hiểu hơn về bản chất và các vấn đề liên quan đến môi trường; nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nói chung, việc cần thiết phải giáo dục BVMT cho trẻ mầm non nói riêng; từ đó giáo viên nắm được các kiến thức, nội dung và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDBVMT cho trẻ dựa trên tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896… Năm 1972 trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” đã nêu “việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn, làm sao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. 3 Trong chỉ thị số 36/CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị về việc “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH­HĐH đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT như: “thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT”. Cùng với Luật giáo dục thì Bộ GD&ĐT đã có QĐ số 3288/QĐ­BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường, đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường trong các cơ sở giáo dục. Thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định số 1336/QĐ­TTg ngày 17/10/2001 phê duyệt đề án “Đưa nội dung GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 256/QĐ­TTg ngày 02/12/2003 về chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam ngày 29/11/2005 đã ban hành Luật BVMT và luật có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006. 1.1. Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non: Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động, khám phá; thích tiếp xúc với thiên nhiên; dễ hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn, có văn hóa…đó là những yếu tố thuận lợi cho việc GDBVMT. 1.2. Kỹ năng của trẻ mầm non: Trẻ có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành những kỹ năng ban đầu đơn giản. Trẻ có được những kỹ năng như: Quan sát, phân tích, so sánh, phân loại các sự vật hiện tượng; nhận biết được các mối quan hệ giữa con người – thiên nhiên, động vật – thực vật và điều kiện sống của chúng; thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ xung quanh… Học tập của trẻ mầm non còn ở dạng đơn giản; những tri thức trẻ lĩnh hội được là những tri thức tiền khoa học được lượm lặt trong đời sống hàng ngày, ở 4 mọi lúc một cách tự nhiên, trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với bạn bè, người lớn… Lao động của trẻ là ở dạng sơ đẳng: đó là lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường…đây là phương tiện quan trọng giúp hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho trẻ… 1.3. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định GDBVMT là rất cần thiết và cấp bách, phải bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, nó có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên GDBVMT trong trường mầm non không phải là một môn học riêng biệt mà chỉ có thể lồng ghép, tích hợp vào các môn học trong chương trình giáo dục mầm non và trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Mục tiêu của BVMT chính là vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc bảo vệ môi trường. Môi trường ở trường mầm non cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo, đó là môi trường trong phòng lớp học và môi trường ngoài phòng lớp học ­ nơi trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên ở trường mầm non là các yếu tố thiên nhiên bao quanh như: đất, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, hoa, quả, con vật, vườn trường… Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những gì con người tạo nên, làm thành tiện nghi trong cuộc sống như: phòng nhóm, lớp học, các phòng chức năng, bếp ăn, góc chơi, sân chơi, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh… phục vụ trẻ học tập, sinh hoạt và vui chơi… Giáo viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, phải luôn đáp ứng nhu cầu ham thích tò mò, tìm tòi, khám phá của trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường và mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn