Xem mẫu

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh, chúng ta thấy Người rất quan tâm đến việc kiểm tra. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ quản lý: Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Theo Bác: Kiểm tra không phải là một thứ đặc quyền, đặc ân của người quản lý dùng để lục soát, theo dõi, xác minh, đánh giá thiếu sót của người dưới quyền hay để tóm lấy thành tích, để khi có dịp là dùng đến mà xem đó là chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo và của mọi người. Kiểm tra phải nhằm mục đích nắm chính xác, đầy đủ công việc và kết quả của công việc đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có ba điều cần phải kiểm soát, đó là: ­ Có kiểm soát mới biết cán bộ, nhân viên tốt hay xấu. ­ Mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan. ­ Mới biết ưu điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết. Trong trường học việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác về công việc, về con người để đánh giá đúng đắn công việc, con người. Theo Bác: Kiểm tra phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người. Kiểm tra phải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, quyết sửa chữa mặt còn hạn chế. Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về sau khuyết điểm sẽ bớt đi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra có hai cách: Một là từ trên xuống, người lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của người dưới quyền. Hai là từ dưới lên, quần chúng kiểm tra người lãnh đạo. Chất lượng dạy và học chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, người học, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, cơ sở vật chất trang thiết bị, nguồn tài chính ... Để có thể giúp cho hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh diễn ra đúng định hướng, đạt được mục đích thì trong suốt quá trình kiểm tra – đánh giá cần phải thường xuyên đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của người hiệu trưởng và trong quá trình quản lý đó yếu tố đổi mới quản lý phải được quan tâm đúng mức, các giải pháp và biện pháp quản lý phải luôn được điều chỉnh, bổ sung. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động kiểm tra ­ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra – đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng dạy và 1 học, tôi đã lựa chọn đề tài “ Kinh nghiệm quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS Bùi Xuân Chúc xã Điền Quang huyện Bá Thước”. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Chỉ thị 40/CT­TW của Ban Bí thư Trung ương cũng đã nêu rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý GD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII xác định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển GD là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD. Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh phải căn cứ vào thông tư số: 58/2011/TT­BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Điều lệ trường trung học, căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng… 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.1. Tình hình địa phương Xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá là một xã miền núi thuộc vùng 135 – xã đặc biệt khó khăn, trong đó huyện Bá Thước thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn thấp kém, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Với 1790 hộ dân và 6966 nhân khẩu có tới trên 70% lao động sống bằng nghề nông nghiệp, còn lại có thêm nghề trồng rừng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Nhìn chung, cuộc sống của người dân còn quá vất vả, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay là 33,66%. Trình độ dân trí vì thế cũng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên các phong trào văn hoá văn nghệ, sinh hoạt quần chúng 2 cũng được người dân quan tâm. Công tác an ninh quốc phòng tương đối ổn định. 2.2. Thực trạng nhà trường THCS Bùi Xuân Chúc 2.2.1.Tình hình CBQL ­ GV­ Nhân viên năm học 2010 – 2011. ­ Tình hình đội ngũ: Tổng số cán bộ quản lý (CBQL), GV, nhân viên ST CBQL T T/s Nữ T/s Nữ GV VH Giáo viên Trong đó Nhạc Họa dục Nhân Ngoại Tin viên ngữ học 29 2 0 27 15 20 1 1 2 1 0 2 ­ Về trình độ đào tạo: T/s Năm học CB GV Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng THSP Ts % Ts % Ts % Ts % Chất lượng Đạt chuẩn trở lên Ts % 2010­2011 29 0 0 15 51.7 14 48.3 0 0 29 100 2.2.2. Chất lượng giáo dục Năm học 2010 ­ 2011 a) Hạnh kiểm HK Tốt HK Khá Khối HS SL % SL % HK TB HK Yếu SL % SL % Tổng 301 257 85.4 40 13.3 4 1.3 0 0.0 b) Học lực Giỏi Khá Khối HS SL % SL % TB Yếu Kém SL % SL % SL % Tổng 301 2 0.7 51 16.9 219 72.8 29 9.6 0 0.0 2.2.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thực TT Nội Dung hiện (%) 1 Phân công giáo viên coi kiểm tra 70 2 Quán triệt nhiệm vụ coi kiểm tra cho giáo viên tham gia coi 50 kiểm tra 3 Xử lý giáo viên coi kiểm tra vi phạm quy chế kiểm tra 0 4 Tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra các Giáo viên 40 3 5 Tổ chức lấy ý kiến giáo viên và học sinh về công tác tổ 30 chức kiểm tra 2.2.4. Đánh giá GV về thực hiện việc tổ chức quản lý một kỳ kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh (%) TT Nội Dung 1 Xác định mục đích kiểm tra 2 Chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra 3 Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra 4 Thiết lập dàn bài kiểm tra 5 Lựa chọn, viết câu hỏi kiểm tra 6 Phân tích câu hỏi 7 Tổ chức kiểm tra, chấm điểm 8 Ghi chép, lưu trữ kết quả kiểm tra Thực hiện (%) 60 40 70 90 70 60 100 95 ­ Thực trạng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh Nhà trường đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các hình thức kiểm tra – đánh giá (kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành) với các loại bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút), kiểm tra định kỳ 1 tiết trở lên (kiểm tra viết lý thuyết, kiểm tra thực hành) và kiểm tra học kỳ được quy định tại thông tư số: Quy chế 40/BGDĐT, TT 51/ 58/2011/TT­ BGDĐT và phân phối chương trình giảng dạy của Sở GD&ĐT về thời điểm, cơ số, hệ số điểm kiểm tra. ­ Thực trạng các khâu soạn đề kiểm tra + Tuy nhiên, do trình độ, khả năng của giáo viên chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đề kiểm tra còn nhiều hạn chế, sai sót, thiếu tính khách quan, …Về mặt thời gian, mục tiêu môn học GV đánh giá không tốt nên bộc lộ ở độ chính xác và tính bảo mật của đề kiểm tra. Hoặc do trình độ hạn chế, kĩ thuật lựa chọn, viết câu hỏi chưa tốt thậm chí là tính cẩu thả, chủ quan + Một số GV chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong dạy – học, hiệu quả dạy – học thấp dẫn tới tâm lý lo ngại kết quả kiểm tra không cao, ảnh hưởng tới thành tích cá nhân nên bằng cách này hay cách khác GV có những tác động vào việc bảo mật đề kiểm tra (đề kiểm tra được GV ra, có thể trong khi ôn tập GV đã có định hướng cụ thể…). ­ Đánh giá của học sinh về khâu trả bài kiểm tra TT Nội dung đánh giá Mức độ (%) 1 Thời hạn trả bài theo quy định Không kịp thời Kịp thời Rất kịp thời 4 2 3 Lời phê trong các bài kiểm tra Nhận xét về kết quả học tập của học sinh trước lớp 30 Không đầy đủ 70 Không thường xuyên 35 50 20 Đầy đủ Rất đầy đủ 20 10 Thường Rất thường xuyên xuyên 50 15 * Ưu điểm: Đa số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường đã nhận thức đúng, đánh giá cao vai trò của hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Trong quá trình quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, các chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt một số khâu, đó là: ­ Xác định đúng được mục đích của các bài kiểm tra; ­ Lựa chọn hình thức, phương pháp kiểm tra phù hợp; ­ Ghi chép, lưu trữ kết quả kiểm tra tốt * Hạn chế: Một số khâu trong quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh được quản lý chưa hiệu quả, cụ thể: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra; Thiết lập dàn bài kiểm tra; Lựa chọn, viết câu hỏi kiểm tra; Phân tích câu hỏi; Tổ chức kiểm tra, chấm điểm. Quá trình quản lý tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh đều yếu ở tất cả các bước: Phân công giáo viên coi kiểm tra; Quán triệt nhiệm vụ coi kiểm tra cho giáo viên tham gia coi kiểm tra; xử lý giáo viên coi kiểm tra vi phạm quy chế kiểm tra; tổ chức lấy ý kiến giáo viên và học sinh về công tác tổ chức kiểm tra. Quản lý công tác chấm, trả bài bài kiểm tra chưa đáp ứng được mục đích của hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. 3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm đối với kiểm tra ­ đánh giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Bằng các hình thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề; tham gia các lớp tập huấn tập trung do Phòng GD&ĐT tổ chức thấy được vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra ­ đánh giá, tầm quan trọng của kiểm tra ­ đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy ­ học của các giáo viên trong nhà trường. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn