Xem mẫu

Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ........ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Lan Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục …………………………...  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn…..  - Lĩnh vực khác: ............................................... Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC 2014 - 2015 Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MAI LAN 2. Ngày tháng năm sinh: 20 - 05- 1976 3. Giới tính: nữ 4. Địa chỉ: 32/ K1 - KP 1- P. Long Bình Tân- TP.Biên Hoà – T. Đồng Nai. 5. Điện thoại cơ quan: 061.3834289 - ĐTDĐ: 0932.789.899 6. Fax: 0613.931.753 E-mail: mailan@nhc.edu.vn 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị : Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 17 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Kinh nghiệm giảng dạy một số văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ Văn lớp12. + Kinh nghiệm giảng dạy một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo đặc trưng thể loại trong chương trình Ngữ văn lớp 11. + Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài qua phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm. + Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu qua phương thức nêu vấn đề. + Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT. Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm, cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học nhưng nếu giáo viên không có cách tổ chức học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh. Chính vì thế, việc vận dụng, thực hiện những phương pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầu rất cần thiết đối với môn Ngữ văn. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, phong trào Thơ mới 1932 – 1945 gồm những bài thơ đặc sắc như Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Tràng giang – Huy Cận, Vội vàng – Xuân Diệu đều là những tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều điểm mới lạ trong cách cảm nhận về cuộc sống, trong cách biểu hiện về con người. Đặc biệt Vội vàng là bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do. Như vậy, nếu dựa vào đặc trưng của thể thơ tự do để giảng dạy Vội vàng sẽ giúp học sinh cảm nhận được bài thơ theo một hướng mới, tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế dự giờ đồng nghiệp và giảng dạy, tôi chọn đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT. Từ đó, tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy văn bản thơ nói chung và bài thơ Vội vàng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lí luận Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945. Thơ Xuân Diệu luôn luôn thể hiện cái tôi trữ tình, khao khát giao cảm với cuộc đời thể hiện một quan điểm mới mẻ và độc đáo về vẻ đẹp con người và cuộc sống trần thế nên Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới – Hoài Thanh. Chính điều đó đã góp phần nâng cao và khẳng định vị trí của Xuân Diệu trong thi đàn văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 Trong những bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do của Xuân Diệu như Vội vàng, Tương tư chiều, Khi chiều giăng lưới, Thở than.. thì Vội vàng là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất và được đưa vào giảng dạy ở trường THPT- chương trình Ngữ văn lớp 11- ban cơ bản và nâng cao. Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ thơ, bộc lộ trái tim sôi sục, cặp mắt háo hức xanh non, sự khẳng định con người, tuổi trẻ, tình yêu, lấy đó làm chuẩn mực cho cái đẹp. Hình tượng thơ mới mẻ tới mức táo bạo, ứ tràn cảm giác, nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, lối viết câu rất hiện đại, vắt dòng thoải mái. Với Xuân Diệu, dường như tất cả những gì của cuộc sống trần gian đời thường đều đầy chất thơ và đều có thể thành thơ. Vì thế đã có không ít công trình nghiên cứu về bài thơ nói riêng và phong cách sáng tác của Xuân Diệu nói chung. Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”- công trình tập thể, các tác giả Mã Giang Lân, Nguyễn Văn Long đánh giá Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới. Trong cuốn “Thơ mới những bước thăng trầm” - Lê Đình Kỵ đã thể hiện tâm hồn nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ thuật của ông. Luận văn thạc sĩ “Hướng dạy học mới bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu” của Trương Văn Thắng… Sau khi tổng hợp và tìm hiểu, phân tích tôi nhận thấy cần thấy có định hướng cụ thể để người giáo viên có phương pháp giảng dạy thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do như Vội vàng nói riêng và thể loại thơ tự do nói chung trong chương trình THPT. Với khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ hướng tiếp cận bài thơ Vội vàng theo đặc trưng thể loại giúp giáo viên rèn luyện cho HS kĩ năng tìm hiểu một thể loại của văn học hiện đại: thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do - thể thơ đang chiếm ưu thế trong dòng văn học Việt Nam hiện đại. 2. Cơ sở thực tiễn Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu nằm trong chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 11, ban cơ bản, giảng dạy vào tuần 23 - thuộc tiết 75- 76. Qua khảo sát thực tế tiết dạy của đồng nghiệp tại nơi công tác và một số trường bạn tôi nhận thấy: đây là một bài thơ hay nhưng để truyền lửa cho HS để các em cảm được cái hay cái đẹp của hồn thơ Xuân Diệu là điều không dễ nên việc giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận bài thơ của HS vẫn còn nhiều lúng túng nên tồn tại một số mặt cơ bản sau: - Về phía giáo viên Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 + Chưa hướng dẫn cách đọc tích cực cho học sinh. + Bản thân một số ít giáo viên còn lúng túng bởi vốn kiến thức hạn chế đối với thể loại thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do. + Một số giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm, có giáo viên cho rằng Vội vàng là một bài thơ nói về sự hưởng thụ của con người trong tình yêu, tác giả kêu gọi mọi người hãy hiến dâng, sống hết mình cho tình yêu. + Giáo viên còn nặng về thuyết giảng, khả năng gợi mở chưa tốt nên chưa tạo được không khí học tập tích cực để giúp các em chủ động khám phá, phát huy năng lực đọc – hiểu một bài thơ trữ tình. - Về phía học sinh + Đọc bài thơ rời rạc, chưa bắt được đúng nhịp điệu tâm trạng, cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong chữ nghĩa. + Chưa hiểu rõ về đặc trưng của một số thể loại mới, đặc biệt với thể loại thơ tự do như Vội vàng + Một số học sinh chưa tự giác tìm hiểu cái hay cái đẹp trong bài thơ, chưa chủ động lĩnh hội tác phẩm. Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và ở nơi bản thân đang công tác nói riêng, tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh hứng thú khi tiếp cận thơ thể loại thơ trữ tình hiện đại nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Trước hết, người giáo viên cần thấy được giá trị của bài thơ Vội vàng, bởi đây là một trong bốn bài thơ tự do (Tương tư chiều, Khi chiều giăng lưới, Thở than, Vội vàng) hiếm hoi của Xuân Diệu. Vội vàng là bài thơ có những cách tân độc đáo của thể thơ tự do thể hiện cảm xúc thi ca và triết lý nhân sinh của Xuân Diệu đối với cuộc đời. Muốn vậy, người giáo viên trước tiên phải nắm bắt những nét cơ bản về thơ tự do. 1. Khái niệm và những đặc điểm của thơ tự do 1.1.Khái niệm thơ tự do Trong cuốn “Thơ ca Việt Nam- hình thức và thể loại- NXB Khoa học xã hội, 1971, tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức cho rằng: “Khi nói đến thơ tự do, chúng ta Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn