Xem mẫu

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH TÂM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 0 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH TÂM 2. Ngày tháng năm sinh: 02/12/1984 3. Nam, nữ: NỮ 4. Địa chỉ: ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: CQ: 0613731769 ĐTDĐ: 0944037101 6. Fax: E-mail: thanhtam12a12@yahoo.com 7. Chức vụ: giáo viên trung học 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn văn. - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 “Tạo hứng thú trong giờ đọc văn bằng phương pháp cho học sinh sắm vai nhân vật” BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngay từ đầu năm học này, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho giáo viên soạn dạy môn Văn THPT theo chủ đề. Tôi nhận thấy, đây là một hướng dạy học rất tích cực vì việc gộp các bài dạy theo chủ đề sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc củng cố và khắc sâu kiến thức. Việc dạy học theo chủ đề lại đặc biệt hiệu quả với học sinh lớp 12 vì các em chuẩn bị trải qua một kì thi rất quan trọng mà lại có sự đổi mới hoàn toàn từ khâu tổ chức đến kiểm tra đánh giá. Trong kì thi THPT QG sắp tới, môn Văn lại là một trong ba môn quyết định tỉ lệ đậu, rớt tốt nghiệp của học sinh và cũng là môn quan trọng để học sinh lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp... Vì tính chất quan trọng đó mà vào khoảng trung tuần tháng 4, Bộ GD&ĐT đã ra đề thi mẫu để định hướng cách ôn tập cho học sinh. Cụ thể phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, phần nghị luận xã hội 3 điểm và nghị luận văn học là 4 điểm. Vậy, theo cấu trúc trên thì phần làm văn, đặc biệt là phần văn nghị luận văn học vẫn chiếm 40% tổng số điểm của bài thi – một tỉ lệ cao. 2 Phần nghị luận văn học trong chương trình THPT thường có hai dạng chính: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Theo xu hướng ra đề những năm trước học sinh được chọn một trong hai đề thì thường các em sẽ chọn dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi vì theo các em dạng đề này dễ làm bài hơn. Nhưng, để đạt điểm cao câu hỏi này, học sinh cần nắm thật chắc phương pháp làm bài, như: phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, chi tiết- tình tiết truyện, đặc sắc nghệ thuật truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, … Trong khi đó, ở chương trình Ngữ văn lớp 12, phân môn Làm văn chiếm vị trí nhỏ bé, chưa hình thành cho học sinh những kỹ năng phân tích các dạng đề, cách xây dựng luận điểm… Cụ thể, ở chương trình cơ bản, tiết 63 có bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (trang 34-35-36, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại rất chung chung, chỉ đưa ra 2 bài tập: - Bài 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. - Bài 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù của (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc một tang gia (trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. - Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) chỉ yêu cầu học sinh nắm các nội dung: -> Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận -> Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. -> Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. Ở bài Ôn tập phần làm văn xuôi (trang 182, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở những nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề. Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau: - Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung. - Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo- nhân văn, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đủ các luận điểm. 3 - Chỉ nói về nội dung, chưa hoặc ít phân tích nghệ thuật tác phẩm… Những hạn, chế sai sót trên dẫn đến kết quả bài làm của học sinh không cao. Từ những thực tế đó, năm học 2014-2015 này, khi được phân công dạy bộ môn văn lớp 12, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. Đề tài mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng không hoàn toàn mới lạ nhưng trong một năm thực hiện tôi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm và căn bản là tôi đã đưa ra được một số giải pháp hợp lí và thiết thực. Trên hết, đề tài này đã góp phần cải thiện rất nhiều kĩ năng làm văn của học trò tôi. Tuy nhiên, vì đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và trong giới hạn của đề tài sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp! II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: - Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng rèn luyện kĩ năng của học sinh. - Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 tôi nhận thấy, muốn học sinh làm bài đạt kết quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sao cho hiệu quả nhất. - Từ thực tế ấy, với mục đích giúp học sinh làm để học sinh có thể có đầy đủ kĩ năng làm bài kiểm tra và bài thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đóng góp phương pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. - Phương pháp mà tôi đưa ra mang tính kế thừa nhưng vẫn rất cấp thiết trong tình hình thực tế hiện nay. Trong một năm nghiên cứu và ứng dụng tôi cũng đã tìm ra được một số biện pháp thực hiện đề tài cụ thể mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng hiệu quả cả trong chương trình ôn thi cho kì thi THPT QG sắp tới. 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn