Xem mẫu

GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ngày nay đang được áp dụng và triển khai rầm rộ. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại. Qua một vài năm nay, cá nhân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã cho ra đời những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ , …Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề cần phải suy nghĩ, trăn trở … Có thể nói qúa trình giáo dục nhân cách học sinh gồm có nhiều yếu tố. Trong đó các môn học xã hội đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên điều đáng nói là trong những năm gần đây, hiện tượng học lệch ngày nay ở phần lớn học sinh đã dẫn đến việc các em coi thường, học lệch, học qua loa đối phó, … đối với phần lớn các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Mặc dù đây là bộ môn khoa học có những giá trị lớn lao về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Là một giáo viên dạy văn, tôi tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người, tôi rất quan tâm và trăn trở về vấn đề nhân cách học sinh. Vì vậy trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức 1 giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giaó dục của văn học, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Ở đây, tôi không lấn sân sang bộ môn gíao dục công dân, chỉ xin phát huy giá trị giáo dục lớn lao của văn học nên chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài : GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Văn học là một bộ môn nghệ thuật. Tác phẩm văn học có nhiều giá trị. Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải cuộc sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương. Cho nên văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người. Vì vậy đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Nó giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung ( chẳng hạn như đâu là mục đích tồn tại của con người ? Đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người ? v.v …) Đồng thời chính từ cuộc đời người khác, mỗi người đọc có thể liện hệ, tự so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Trong khi đó, nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư 2 tưởng, tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình, … như vậy, tất cả đều sẽ tác động đến người đọc. Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát một cuộc sống tốt lành. Chính vì vậy văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho học có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Về tình cảm, văn học giúp con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Về đạo đức, văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp cho học biết phân biệt phải – trái, tốt ­ xấu, đúng ­ sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Tóm lại là văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tác áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiết trong những bài giảng về đạo đức.,bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không những góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Mặt khác văn học còn có khả năng giúp con người biết cảm nhận và rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng họ đến chân, thiện , mĩ. Dựa vào những cơ sở những giá trị của văn học, đặc biệt là giá trị giáo dục, chúng tôi đề xuất cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Nguyễn Minh Châu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, nhất là hiệu quả giáo dục nhân cách học sinh thông qua tác phẩm văn học cụ thể. 3 2. Thực trạng của việc dạy học giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. a. cách thức khảo sát thực trạng: Đi và thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát hực trạng của việc dạy học giúp học sinh phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông bằng nhiều cách như: Dự giờ thăm lớp, phỏng vấn giáo viên, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh, dùng phiếu trả lời trắc nghiệm… b. Những biểu hiện cụ thể của thực trạng: * Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng nó trong giờ dạy học môn Ngữ văn nói chung. Về việc vận dụng cách thức giúp học sinh phát hiện vấn đề xã hội trong giờ học tác phẩm văn chương, phần đông giáo viên nhận thức được rằng đây là một trong những yêu cầu quan trọng phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học văn. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều giáo viên còn nặng về diễn giảng, đôi lúc say sưa “độc tấu” hoặc hỏi rồi tự trả lời khiến bài học trở nên đơn điệu, chưa tạo được niềm say mê, hứng thú và hấp dẫn học sinh trong giờ học. * Về phía học sinh: Học sinh hầu như chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, rất ít sáng tao trong các tình huống cụ thể của bài học. Vì thế, trong giờ đọc­ hiểu phần lớn hoạt động của học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nghe giảng ghi chép. Các em ngại phát biểu xây dựng bài, khi được giá viên mời trả lời thường lúng túng. Giờ văn vì thế mà trở nên nặng nề, mệt mỏi dẫn đến kết qủa học tập chưa cao. * Kết luận: Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông nói chung và thực trạng của việc vận dụng cách thức giúp học sinh tích cực chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương nói riêng, tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là: Làm thế nào để tổ chức giờ dạy đọc­ hiểu có hiệu quả cao hơn, khiến học sinh hứng thú với bài học 4 hơn, biết cách liên hệ với các vấn đề trong thực tế xã hội từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1 Giải pháp * Đối với giáo viên: ­ Hướng dẫn học sinh cách thức làm việc. ­ Xác định những vấn đề xã hội trọng tâm được phán ánh trong tác phẩm, hệ thống câu hỏi, dự kiến nội dung trả lời của học sinh để có thể chủ động xử lí tình huống. ­ Dự kiến thời gian thực hiện. ­ Cách thức cho điểm, khen ngợi, khích lệ, động viên học sinh tham gia phát biểu, thảo luận. * Đối với học sinh: ­ Nắm vững cách thức thực hiện. ­ Tiếp nhận tác phẩm văn học ( Đọc kĩ văn bản, nắm được về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm,… ) ­ Phát hiện những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm. ­ Bày tỏ ý kiến cá nhân về những vấn đề đó dưới dạng đề cương. ­ Chuẩn bị phát biểu tranh luận trước lớp. 3.2. Cách thức tiến hành Bước một: Gíao viên cho học sinh nêu vấn đề xã hội mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề. Bước hai: Sau khi học sinh đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn