Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƢỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
………………………………

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƢỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH

Ngƣời thực hiện: Lê Thị Thanh Nhàn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Giáo dục đạo đức

Có đính kèm:

x

Đĩa CD minh họa
Bài viết của học sinh
Năm học: 2011-2012

1

SƠ YỀU LÍ LỊCH KHOA HỌC
……………………….
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên: Lê Thị Thanh Nhàn
2.Ngày tháng năm sinh : 17 -12 – 1973
3.Nam, nữ: Nữ
4.Địa chỉ: 54A5 – Khu phố 11- Phƣờng Tân Phong -Biên Hòa - Đồng Nai
5.Điện thoại: 0613847032 (Cq), 01693967937 (ĐTDĐ)
6.Chức vụ : Phó hiệu trƣởng
8.Đơn vị công tác: Trƣờng Bổ túc văn hóa Đồng Nai
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình đô chuyên môn : Đại học sƣ phạm
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn; Giáo dục chính trị
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm : 19
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Hƣớng khai thác tác phẩm trữ tình
+ Phƣơng pháp dạy học văn phát huy tính cực chủ động của học sinh
+ Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy học văn
+ Bồi dƣỡng-giáo dục đạo đức cho học sinh qua tác phẩm văn học

2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƢỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trƣờng, ngƣời thầy luôn quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức và
giáo dục đạo đức cho học sinh.Trong tình hình mới, vai trò của giáo dục trong nhà
trƣờng rất cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hoàn thiện
nhân cách, có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt để hòa nhập cuộc sống. Đó là
mục tiêu của giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.
Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường không
chỉ là mục tiêu của giáo dục, nhiệm vụ của ngƣời thầy mà trở thành một nhu cầu
bức thiết, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, xã hội giúp học sinh chủ động, linh
hoạt, nhạy bén trong cuộc sống .
Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trƣờng THPT, đặc
biệt với đối tƣợng học sinh trƣờng bổ túc văn hóa tỉnh đang là một thử thách đối
với giáo viên hiện nay bới học sinh ngày càng không có ý thức bồi dƣỡng lý tƣởng
sống; ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân
tộc; thái độ sống, giao tiếp với mọi ngƣời...ít đƣợc thế hệ trẻ ngày nay chú trọng ?
Vì thế, là ngƣời làm công tác quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng trên
bục giảng, tôi đã suy nghĩ và tìm tòi làm thế nào để qua mỗi giờ dạy của giáo viên,
mỗi giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trƣờng phải thực sự bổ ích,
có tính thiết thực tác động đến học sinh góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em.
Với mong muốn làm một nhịp cầu nhỏ bé đưa đối tượng học sinh bổ túc văn
hóa hòa nhập, gần gũi, thân thiện với mọi ngườ; tự tin, trưởng thành, vững vàng
trước sóng gió của cuộc sống.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
- Đạo đức, kỹ năng sống rất quan trọng đối với tất cả mọi ngƣời. Đặc biệt học sinh
là đối tƣợng rất cần thiết đƣợc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.
Bởi đó là bài học quan trọng giúp học sinh tự tin bƣớc vào cuộc sống trong tƣơng
lai. Từ năm học 2010- 2011, Bộ GD&ĐT đã quyết định đƣa kỹ năng sống vào
giảng dạy ở các trƣờng phổ thông.
- Kết hợp sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục, môn học giáo
dục công dân giáo viên sẽ định hƣớng giáo dục, bồi dƣỡng cho học sinh nâng cao
nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong các vấn đề về:
+ Lý tƣởng, lối sống cao đẹp
+ Tình cảm bạn bè và tình yêu đôi lứa trong sáng, giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Xây dựng gia đình hạnh phúc.
+ Thiết lập các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
3

+ Xác định và phấn đấu đạt đƣợc một nghề nghiệp phù hợp cho tƣơng lai.
+ Làm ngƣời có ích. Có ý thức bảo vệ môi trƣờng, chấp hành pháp luật
+ Nêu cao phẩm giá con ngƣời Việt Nam (Theo Nghị quyết Trung ƣơng 5 –
Khoá VIII – về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc)
và quá trình đó giúp cho các em rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cần
thiết
- Hiện nay, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng không đơn thuần là trang
bị kiến thức văn hóa mà còn kết hợp với gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp... cho học sinh.
2. Cơ sở thực tế :
- Đảng, Nhà nƣớc, ngành giáo dục & đào tạo, các tổ chức chính trị- xã hội rất quan
tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh rất chú trọng giáo dục lẽ sống cho thanh thiếu nhi ( ngày 5/4/2012
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm : Giáo dục lý tƣởng cách mạng,
đạo đức , lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay )
- Công tác giáo dục trong nhà trƣờng
+ Nhà trƣờng nói chung còn chú trọng việc dạy kiến thức văn hóa mà chƣa thật
sự đầu tƣ thời gian, công sức, có khi còn có phần xem nhẹ việc giáo dục bồi
dƣỡng đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp... cho học sinh.
Trƣờng Bổ túc văn hóa tỉnh Đồng Nai thuộc ngành học giáo dục thƣờng
xuyên, nhà trƣờng có 32 tuần để tổ chức thực hiện chƣơng trình giáo dục, không có
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và thời gian thực hiện chƣơng trình nhƣ trƣờng
phổ thông trung học là 37 tuần. Đó cũng là hạn chế về thời gian để nhà trƣờng tổ
chức các hoạt động giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học
sinh
+ Về học sinh :
Vấn đề đạo đức, lý tƣởng sống, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc, kỹ năng giao tiếp, thái độ sống...ít đƣợc thế hệ trẻ
ngày nay chú trọng.
Đối tƣợng học sinh trƣờng bổ túc văn hoá số đông có chất lƣợng đầu vào thấp,
trình độ nhận thức hạn chế, ý thức rèn luyện chƣa cao, nhiều em ham chơi hơn
ham học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, giáo dục của
gia đình ...nên không thích học, không xác định đƣợc mục đích học tập, không có ý
thức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, giao tiếp... cho bản thân.Trong khi đó, để
tiếp thu đƣợc kiến thức trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh cần có ý thức học
tập, chịu khó học, nghe giảng...nếu không có ý thức học tập, không chịu học thì
việc học không thu nhận đƣợc kết quả mà còn ảnh hƣởng đến các học sinh khác,
còn làm cho việc giảng dạy của thầy cô cũng mất hứng thú, nhiệt tình, không hiệu
quả khi giảng dạy.
Nhìn chung, các em học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết. Biểu hiện nhƣ :
Các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với mọi ngƣời,
từ cách xƣng hô đến cách nói năng...nhiều lúc thiếu suy nghĩ, không phù hợp với
4

đối tƣợng giao tiếp.Trong khi đó, các em lại rất cần chỗ dựa tinh thần- cần sự quan
tâm giáo dục, chia sẻ của thầy cô và gia đình
+ Về phụ huynh học sinh :
Phần đông quý vị phụ huynh học sinh của trƣờng có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, phải bƣơn chải trong cuộc sống mƣu sinh nên không có nhiều thời gian cho
con em, không quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống, kỹ năng
giao tiếp
Có trƣờng hợp trƣớc thực tế con cái có lớn mà chƣa có khôn, nhiều khờ dại,
vụng về khi đối diện với vô vàn tình huống mang tính « nguy cơ » trong một xã hội
ngày càng phức tạp. Một số gia đình nhận ra con em « lơ ngơ nhƣ gà công
nghiệp » đã hốt hoảng « tách » con khỏi môi trƣờng thƣờng nhật, những mong qua
các lớp học kỹ năng sống, sau những « học kỳ quân đội » ngắn ngủi con sẽ lớn
khôn... đây là sự ngộ nhận lớn nhất vế giáo dục con trẻ.
Qua trao đổi, trò chuyện và khảo sát trong quá trình giảng dạy về ý thức thái
độ, mục đích học tập, kỹ năng sống của các em… tôi đã từng bƣớc nắm bắt tình
hình bồi dƣỡng đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của các em học
sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12
Để khách quan và có cơ sở khoa học, tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến học sinh.
Phƣơng pháp khảo sát :
Xây dựng mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến học sinh.
Phát ra 120 phiếu tại hai khối lớp (10, 11), mỗi khối 05 lớp, chia đều số
phiếu nhằm tạo sự cân đối, sát thực và mang tính đại diện đồng đều về đối tƣợng.
Phát ngẫu nhiên cho mỗi lớp 20 học sinh.
Trong thời gian 15 phút, học sinh đọc kỹ và trả lời câu hỏi một cách trung
thực (không cần ghi họ tên).
Sau khi học sinh trả lời lớp trƣởng thu lại phiếu và chuyển cho giáo viên.
Điều này đảm bảo rằng khi học sinh chọn câu trả lời giáo viên không thể biết đƣợc
ý kiến của từng học sinh cụ thể ( học sinh tên gì, ý kiến nhƣ thế nào), nhằm giúp
cho học sinh trình bày quan điểm của cá nhân mình một cách thẳng thắn,khách
quan, phản ánh đúng thực tế.
Thu vào đủ 120 phiếu, trong đó 100% số phiếu trả lời đúng quy cách theo
hƣớng dẫn (phiếu hợp lệ).
Nội dung khảo sát :
Nội dung khảo sát phải đảm bảo bám sát mục đích yêu cầu đặt ra, gắn với cơ
sở lý luận và thực tiễn khi chọn đề tài.
Nội dung cụ thể đƣợc thể hiện qua Phiếu khảo sát lấy ý kiến học sinh nhƣ đã
trình bày trên.
Kết quả khảo sát.

100% học sinh đã trả lời đầy đủ các câu hỏi đặt ra và theo đúng nhƣ hƣớng
dẫn của giáo viên. Qua xem xét, hầu hết ý kiến của học sinh đã phản ánh đúng suy
nghĩ của bản thân nên kết quả khảo sát đánh giá chính xác và tƣơng đối toàn diện
5

nguon tai.lieu . vn