Xem mẫu

LỜI TỰA ­ Trong quá trình công tác và giảng dạy tôi luôn băn khoăn, lựa chọn những phương pháp cho phù hợp từng bài dạy, từng đối tượng các cháu. Ngoài việc lựa chọn những phương pháp giảng dạy để cho các cháu dễ hiểu kiến thức và tiếp thu bài tốt, có ý thức đạo đức trong học tập cũng như trong giao tiếp. Việc rèn khả năng cảm thụ văn học cho trẻ là một việc làm không thể thiếu được cho mỗi trẻ mà đặc biệt là trẻ 5­6 tuổi. Trẻ thơ như trang vở trắng, giáo viên là người hướng dẫn các cháu vẽ lên tờ giấy trắng như thế nào thì sau này các cháu trở thành người như thế đó. Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ mỗi giáo viên đều có phương pháp khác nhau. Trong quá trình công tác và giảng dạy bản thân tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5­6 tuổi”. ­ Với kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế. Rất mong quí thầy cô “Hội đồng nghiên cứu khoa học kỉ thuật ” đóng góp để cho sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.Tôi chân thành cảm ơn ! Tác giả Tô Thị Đang a.Đặt vấn đề: Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ ­ tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Từ đầu năm học tôi thường xuyên thăm lớp dự giờ khối 5 tuổi. Tôi thấy đa số trẻ chưa học qua các lớp –nhóm –mầm –chồi, chỉ có ở điểm trung tâm có 2 lớp lá trẻ được học qua lớp nhỡ chuyển lên và trẻ đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học ở khối nhỡ. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thấy: Khả năng cảm thụ văn học của trường tôi nói chung và khối 5 tuổi nói riêng, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên tiết học chỉ đạt 50­60%. Với kết quả trên, bản thân tôi thấy mình cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo hướng đổi mới. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5­6 tuổi”. ­ Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trên tiết học trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng dạy khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ còn rất chậm, khả năng kể, đọc diễn cảm còn thấp. Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt các nhân vật chưa rỏ ràng, chưa phù hợp với từng nhân vật. ­ Khả năng tập trung của các cháu còn chưa cao, tư duy chưa phát triển đều. Việc đầu tư hỗ trợ xây dựng về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho môn học còn chưa đáp ứng với chương trình đổi mới hiện nay. Vì vậy đứng trước khó khăn trên bằng vốn hiểu biết của mình, tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó. Tôi đã dùng biện pháp kết hợp với ban giám hiệu, vận động phụ huynh học sinh ủng hộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho môn học tốt hơn. b.Nội dung: * Thuận lợi : ­ Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã có kế hoạch nhằm phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo hướng chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ 5­6 tuổi, mở nhiều chuyên đề, thao giảng đối với môn làm quen văn học ( phát triển ngôn ngữ). Đối với bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, đối với cháu năm nào nhà trường củng tổ chức thi bé kể chuyện sáng tạo, thi đóng kịch. Giáo viên thì thi kể chuyện. * Khó khăn : ­ Là một trường thuộc vùng sâu vùng xa của huyện điều kiện học tập của các cháu gặp nhiều khó khăn. ­ Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều… ­ Tổng số học sinh: 22 trẻ, có 4 trẻ bị đớt, (phát âm còn chưa đúng ). Chỉ có 12 trẻ đã học qua lớp chồi. Còn lại trẻ chưa được đi học. Có 4 trẻ dân tộc khơ me ( Nói chưa tròn câu, chưa rỏ ràng …). ­ Gia đình các cháu đa số nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, người thân, việc học cứ giao cho giáo viên thế là đủ, gửi đến trường hết một ngày là thôi, không cần trao đổi với giáo viên tình hình sức khỏe, học tập của trẻ. Xem bảng phụ huynh cần biết, báo giảng hôm nay con học môn gì? còn yếu gì ?... ­ Phụ huynh chưa tìm hiểu nội dung câu truyện như thế nào? Con mình có khả năng cảm thụ văn học tới đâu? Như thế nào?... * Qua khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học thông qua việc kể chuyện cho trẻ nghe một câu truyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ: Kết quả đạt như sau : Môn Khảo sát đầu năm Hứng thú: 65% Thơ Truyện Hiểu nội dung: 55% Thuộc tác phẩm: 55% Đọc diễn cảm: 50% Hứng thú: 50% Hiểu nội dung: 55% Kể diễn cảm: 40% ­ Để phát huy thuận lợi và khắc phục những tồn tại nêu trên, qua những năm giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm và đưa ra một vài sáng kiến về “ Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học trẻ 5­6 tuổi” như sau : 1. Khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học và mọi lúc mọi nơi: ­ Ngay từ đầu năm học, tôi quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trên tiết học trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng dạy khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. ­ Tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học còn chậm như: trẻ Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Thanh Nhanh, Lý Huỳnh, Lê Tuấn Khang. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. ­Làm quen tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi như : giờ đón trẻ, cho trẻ dạo chơi ngoài trời, gần cuối buổi trả trẻ buổi sáng ( các giờ chơi ), giờ đón trẻ buổi chiều, vào các giờ chơi buổi chiều, ở góc đọc sách – thư viện ... cô trò chuyện với trẻ kể chuyện hoặc thơ diễn cảm cho trẻ nghe....trẻ được nghe cô kể chuyện, đọc thơ nhiều lần, các lần kể, đọc thơ khác nhau cô kể diễn cảm, đọc thơ diễn cảm ... ­Trước khi kể tôi thường cho trẻ xem tranh, nghe đọc thơ, hát các bài hát có nội dung gần gũi với truyện sắp kể hoặc kể một đoạn trong truyện...kể chuyện diễn cảm, giọng kể phù hợp với tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của các nhân vật đó. Cho trẻ xem tranh minh họa, xem rối, diễn kịch trong quá trình nghe kể chuyện. Còn đối với thơ tôi thường lựa chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau : êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh...cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi tôi đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái của bài thơ. Để trẻ cảm thụ tốt các bài thơ tôi thường trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ, giải thích nghĩa của một số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp mà các câu thơ mô tả, kết hợp với xem tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa...Tôi luôn tạo không khí vui vẻ, để tâm lý trẻ thoải mái, thích hòa nhập mình các nhân vật trong câu chuyện, trẻ thích tự kể, hoặc đóng kịch các nhân vật trong các hoạt động giờ chơi, giờ ôn luyện, còn đối với thơ tôi luôn đọc cho trẻ nghe nhiều lần với tâm lý trẻ thoải mái, không gò bó, không ép buộc trẻ nghe ở mọi lúc mọi nơi, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ, luôn tạo mối quan hệ cô và trẻ gần gũi, thân thiện ... Để trẻ cảm thụ tốt hơn khả năng cảm thụ văn học thì tôi luôn thường xuyên cho trẻ tiếp xúc tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi... 2. Nghiên cứu kỹ tác phẩm: ­ Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết phải xác định rõ mục đích ­ yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao. ­ Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay một bài thơ) thì giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. Vì vậy khi tôi dạy một tiết mẫu về văn học, tôi luôn tự tin và tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình. 3. Hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: ­ Để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên tôi phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, việc sử dụng tranh minh hoạ vào tiết học ít gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Vì vậy tôi đã sử dụng mô hình rối để tiết dạy thêm phong phú đa dạng hơn. * Sử dụng mô hình : ­ Với câu truyện : Ai đáng khen nhiều hơn. Khi sử dựng dùng các ngón tay cầm cử động từng động tác từng cử chỉ rồi di chuyển theo lời thoại của câu truyện. Với bài thơ “Giữa vòng gió thơm,…” bằng động tác tay cũng di chuyển các nhân vật mô hình sẽ di chuyển theo từng nhịp điệu của bài thơ điều này gây được sự chú ý của trẻ. * Sử dụng nghệ thuật múa rối: ­ Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. ­ Với câu truyện “Quả bầu tiên” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu vườn nhỏ, có ngôi nhà, cây….. nhân vật trong truyện được cách điệu hoá. Khi tôi dạy tiết truyện mẫu phải sử dụng rối, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: Ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện... ví dụ: khi cậu bé ôm ấp vỗ về con én nhỏ tôi dùng ngón cái và ngón giữa khít lại với nhau làm động tác ôm ấp hoặc khi cậu bé tung con én nhỏ lên trời thì tôi tung hai ngón cái và ngón giữa hết tầm. Với những câu truyện có nhiều nhân vật như. Ba cô gái, thì tôi phải phối hợp với giáo viên khối lớp đó để dàn dựng thành một tiết mục rối hoàn chỉnh. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn