Xem mẫu

  1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ Táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ em đều được xem là bệnh lý của rối loạn tiêu hóa, cần được điều trị sớm. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính (chiếm đến 30%) gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn thế giới. Rối loạn tiêu hóa là gì? Trong cơ thể con người có hàng nghìn loại vi khuẩn cùng cư trú, có những loại có lợi và những loại có hại. Do một vài nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất đạm, đường, chất béo mà ít chất xơ, vitamin hay dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài mà các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và đặc biệt thường gặp nhất là triệu chứng táo bón. Hai dạng táo bón Đối tượng dễ mắc phải táo bón nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh. Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu (khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2), táo bón ở trẻ có 2 dạng: nếu trẻ thỉnh thoảng mới bị táo bón và chỉ vài ngày là khỏi thì đó chỉ là táo bón sinh lý, xuất hiện do dùng sữa hay thức ăn nhiễm khuẩn. Dạng thứ 2 là trẻ có triệu chứng táo bón kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn, đó là dấu hiệu của bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh, cần phải được điều trị. Các bác sĩ cảnh báo rằng, mắc phải bệnh phình đại tràng bẩm sinh, trẻ có thể bị sa trực tràng khi cố rặn để đi ngoài, hoặc bị rách hậu môn, viêm nhiễm từ vết rách. Thêm vào đó trẻ dễ có tâm lý sợ ăn uống vì sợ phải đi vệ sinh và đây là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng...
  2. Tiêu chảy cũng thường gặp Tiêu chảy cũng là một hiện tượng thường gặp ở căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do hệ vi sinh bị mất cân bằng trong đường ruột, các men vi sinh và men tiêu hóa có ích bị thiếu hụt hoặc không hoạt động bình thường. Để bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều yaourt, cốm vi sinh… Ngoài ra, cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ, rửa tay sạch để tránh những vi khuẩn gây hại, tẩy giun định kỳ… để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, tránh hiện tượng tiêu chảy. Dùng men tiêu hóa theo chỉ định Ngày nay, nhịp sống hối hả, bận rộn khiến đôi khi bố mẹ không dành nhiều thời gian chăm sóc bé trong chế độ ăn uống, khiến chức năng tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch non yếu của bé không kịp thích nghi dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Để tránh trường hợp này, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ của con, cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua và các thực phẩm có nhiều chất bổ sung men tiêu hóa. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, đường và đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ nhiễm khuẩn. Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón kéo dài phải đưa bé vào bệnh viện ngay lập tức, tránh trường hợp tự ý dùng kháng sinh tại nhà, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến bệnh của bé càng tồi tệ thêm.
  3. Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng men tiêu hóa để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc sử dụng những loại thuốc thích hợp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, táo bón… cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
nguon tai.lieu . vn