Xem mẫu

  1. Rối loạn ăn uống Phần 1 Các rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là những tình trạng đặc trưng bởi sự ám ảnh về cân nặng dẫn đến rối nhiễu nghiêm trọng hành vi ăn uống. Những rối loạn này bao gồm chứng biếng ăn và chứng cuồng ăn. Chứng biếng ăn về bản chất là tự nhịn đói, từ chối duy trì cân nặng bình thường tối thiểu. Người bị rối loạn ăn uống cũng có thể tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc tập luyện nhằm kiểm soát cân nặng. Tình trạng này khiến họ bị gầy hoặc thậm chí suy mòn. Trong những trường hợp nặng, chứng biếng ăn có thể đe doạ tính mạng. Chứng cuồng ăn bao gồm những đợt ăn uống vô độ, tiếp theo là cố tống khứ thức ăn ra khỏi cơ thể hoặc cố đạt được cân nặng mong muốn bằng
  2. những cách không thích hợp. Người bị chứng cuồng ăn có thể ăn những bữa thịnh soạn giàu calo, rồi gây nôn hoặc dùng thuốc nhuận tràng để cố tống thức ăn ra khỏi cơ thể trước khi cơ thể hấp thụ được calo và tăng cân. Nhiều người có thể mắc chứng bệnh này mà vẫn có cân nặng bình thường. Có nhiều biến thể của chứng biếng ăn và chứng cuồng ăn. Bao gồm ăn vô độ mà không dùng thuốc xổ, dùng thuốc xổ mà không ăn vô độ, nhai và nhổ mà không dùng thuốc xổ, và hành vi biếng ăn kèm theo ít giảm cân. Tỷ lệ mắc chứng biếng ăn và cuồng ăn cao ở nữ thanh thiếu niên hơn ở các nhóm tuổi khác. Nam giới có thể bị các rối loạn này, và chúng có thể hay gặp ở nam hơn là các bác sỹ từng nghĩ. Nhưng nữ chiếm khoảng 90% số trường hợp rối loạn ăn uống ở Mỹ. Theo Hội Tâm lý Mỹ, từ 0,5 - 3,7% số phụ nữ bị biếng ăn và từ 1,1 đến 4,2% số phụ nữ bị cuồng ăn vào một thời điểm nào đó trong đời. Dấu hiệu và triệu chứng Biếng ăn Các dấu hiệu và triệu chứng chính của biếng ăn là: Sút cân, đôi khi rất nghiêm trọng -
  3. Không muốn duy trì cân nặng ở mức hoặc trên mức bình - thường tối thiểu Sợ tăng cân - Rối nhiễu hình dung về cơ thể - Ở nữ, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh - Các dấu hiệu và triệu chứng thứ yếu của biếng ăn có thể gồm: Mệt mỏi - Trầm cảm - - Lo âu Mất ngủ - Lảng tránh mọi người - Cuồng ăn Các dấu hiệu và triệu chứng chính của cuồng ăn là: Các đợt ăn uống vô độ tái diễn -
  4. Cảm giác không thể kiểm soát được hành vi ăn uống - Ăn nhiều thức ăn trong một bữa ăn thịnh soạn hơn trong một bữa - ăn bình thường hoặc ăn vặt. Tiếp theo một bữa ăn thịnh soạn là những cố gắng để chống tăng - cân - như tự gây nôn, dùng thuốc nhuận tràng hoặc các thuốc khác, nhịn đói hoặc tập quá mức. Chú ý một cách bất thường đến dáng vóc và cân nặng - Các dấu hiệu và triệu chứng thứ yếu của cuồng ăn có thể gồm: Sút và tăng hơn 5kg theo chu kỳ - Mất nước - Mệt mỏi - Trầm cảm - - Lo âu Tổn thương răng và lợi do acid dạ dày khi nôn - Má sưng do nôn thường xuyên -
  5. Tiêu chảy dai dẳng không rõ nguyên nhân - Không dễ phân biệt giữa rối loạn ăn uống với tính đỏng đảnh của tuổi vị thành niên. Ăn uống vô độ, ăn kiêng và thử gây nôn để tống khứ thức ăn không phải là hiếm gặp ở các thiếu nữ. Những hành vi này cũng xảy ra, mặc dù ít hơn, ở các nam thiếu niên. Là cha mẹ, hãy cảnh giác với những thay đổi kéo dài trong thói quen ăn uống, chứ không phải với những hiện tượng ngẫu nhiên đôi lúc xảy ra khi trẻ lớn lên. Hầu hết các thiếu nữ, và một số nam thiếu niên, ăn kiêng để giảm cân và ngừng ăn kiêng sau 2 hoặc 3 tuần. Các bậc phụ huynh hãy thận trọng để không nhầm giữa thỉnh thoảng ăn kiêng với rối loạn ăn uống. Vấn đề xảy ra khi con bạn không tăng cân trong những năm trước tuổi vị thành niên, là lúc con bạn cần tăng 5 đến 6kg mỗi năm. Một số dấu hiệu khác có thể cho thấy con bạn bị rối loạn ăn uống Không muốn ăn cùng gia đình - Thường chạy vào nhà vệ sinh và ở đó khá lâu trong hoặc sau bữa - ăn. Con bạn có thể vặn nước để át tiếng nôn oẹ. Tập luyện quá mức hoặc bị ám ảnh về cân nặng. -
  6. Muốn ở một mình - Nguyên nhân Các bác sỹ chưa biết rõ nguyên nhân c ủa rối loạn ăn uống. Có vẻ như có nhiều yếu tố tham gia, như di truyền, gia đình và văn hóa. Trong một số trường hợp, các hệ thống sinh học trong não điều khiển tâm trạng và sự ngon miệng có những bất thường. Một nguyên nhân nữa có thể là những thông điệp mà các phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước phát triển gửi tới giới trẻ, nhất là các thiếu nữ. Những thông điệp này coi sự mảnh mai là quyến rũ. Ðể được mảnh mai như một số thần tượng của giới trẻ và người mẫu, một số người phải đạt và duy trì cân nặng không tốt cho sức khỏe của họ. Mặc dù một số thần tượng và người mẫu vừa mảnh mai lại vừa khỏe mạnh, song vấn đề nảy sinh khi một số thanh thiếu niên không thể giữ được dáng vóc nếu không giảm cân quá nhiều. Với một số thanh thiếu niên, thông điệp của các phương tiện truyền thông về dáng vóc mình hạc xương mai góp phần gây ra sự hình dung méo mó về cơ thể. Một thiếu nữ 14 tuổi thông minh hiểu lý lẽ có thể tin rằng 40kg là trọng lượng lý tưởng cho thân hình cao 1m55 của cô. Dần dà, cô bắt
  7. đầu bỏ bữa, chối từ nguồn năng lượng mà cơ thể cô cần để phát triển bình thường. Cô sẽ ngày càng gầy hơn mà vẫn tưởng là mình béo. Cuối cùng, cô có thể bị suy dinh dưỡng tới mức cần vào viện để điều trị chứng biếng ăn. Các yếu tố nguy cơ Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống: Giới tính. Các thiếu nữ dễ bị rối loạn ăn uống hơn nam, mặc dù rối loạn ăn uống xảy ra cả ở nam. Tuổi. Mặc dù rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở tuổi trung niên, song nó hay xảy ra hơn trong độ tuổi mười chín đôi mươi. Ảnh hưởng gia đình. Những người cảm thấy ít được tin cậy trong gia đình, có cha mẹ và anh chị em ruột quá khó tính, có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống. Di truyền. Rối loạn ăn uống hay gặp hơn ở những người có người thân trong gia đình bị rối loạn ăn uống. Rối loạn tình cảm. Người bị trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn ám ảnh - cưỡng bức cũng dễ bị rối loạn ăn uống. Người bị chứng biếng ăn thường
  8. cũng có xu hướng cầu toàn. Một số người bị chứng cuồng ăn cũng gặp khó khăn trong việc tự kiềm chế. Tập quá mức. Người tham gia những hoạt động thể thao mang tính cạnh tranh cao có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống. Các nữ vận động viên trong các môn thể thao như thể dục dụng cụ hay trượt băng nghệ thuật đặc biệt có nguy cơ bị chứng biếng ăn.
nguon tai.lieu . vn