Xem mẫu

  1. RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨCNGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – PHẦN 1 I. TƯ DUY NGƯỜI THẦY THUỐC VÀ KỸ THUẬT MỚI 1. Khái niệm Tư duy của người thầy thuốc là sự áp dụng có ý thức tư duy khoa học (bao gồm tư duy chính trị, xã hội, triết học duy vật, nhân văn,...) với lý luận và thực hành y học. Yêu cầu người thầy thuốc phải hiểu rõ vị trí của con người trong xã hội, biết được các yếu tố, các quy luật chi phối hoạt động con người. Biết được các quá trình xẩy ra trong cơ thể, các chức năng hoạt động của bộ máy, các biến đổi của qua trình hoạt động trong cơ thể,... Tư duy thầy thuốc trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển l à quan tâm thực sự vị trí của con người, con người là trung tâm, là động lực, là đối tượng,... quan tâm đến con người là quan tâm đến sự đầu tư và phát triển xã hội, quan tâm con người đó là đạo đức chân chính của khoa học. 2. Bản chất của chẩn đoán hiện đại
  2. - Trong chẩn đoán hiện đại, con người (người bệnh) luôn là một quan tâm hàng đầu, thầy thuốc phải biết con người trước mặt mình không chỉ là bênh ngoài mà cả bên trong ở mọi mức độ từ mức độ khái quát đến cụ thể chi tiết (mức độ tế b ào, phân tử,...). Ngoài ra phải biết con người trong hoàn cảnh xã hội thiên nhiên, tiền sử gia đình bệnh tật,... - Bản chất của chẩn đoán hiện đại về căn bản khác với cái mà người ta hiểu ở thế kỷ 19: chẩn đoán trong thời đại chúng ta là chẩn đoán mang tính chất bệnh học và sinh bệnh học (còn chẩn đoán thế kỷ 19 về căn bản là chẩn đoán triệu chứng học). Thầy thuốc khi chẩn đoán và điều trị phải quan niệm bệnh nhân là một thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng. - Hiện nay có nhiều quan niệm về chữa bệnh, hình thành 2 nguyên lý ch ữa bệnh khác nhau về quan điểm: + Nguyên lý “chữa bệnh mà không chữa người bệnh”. Nguyên lý này nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật, các trang bị máy móc cần thiết là chính cộng với tay nghề người thầy thuốc. Nguyên lý này xem nhẹ vai trò con người và đạo đức tâm lý người thầy thuốc. Nguyên lý “chữa người bệnh mà không chữa bệnh” nguyên lý này có quan điểm ngược
  3. lại, nhấn mạnh vai trò con người vai trò người thầy thuốc với đạo đức tâm lý của họ. Nguyên lý đúng đắn nhất mà người thầy thuốc cần tuân theo là nguyên lý chung có quan điểm :”có bệnh thì có bệnh nhân “ bệnh và người bệnh không thể tách rời, thầy thuốc phải chữa bệnh cho bệnh nhân, quan niệm bệnh nhân là một thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng. 3. Dự kiến trong tư duy lâm sàng - Trong chẩn đoán và điều trị thầy thuốc không nên có dự kiến trong tư duy lâm sàng, không được nghĩ việc chẩn đoán với ý đồ trước dễ dẫn đến sai lầm. Cần phải quan sát xem xét chẩn đoán toàn diện khách quan. - Không nên đánh giá quá cao kết quả các xét nghiệm. Xét nghiệm chỉ mở rộng khả năng chẩn đoán, chỉ có ý nghĩa giúp cho thầy thuốc tư duy quyết định. Hãy bắt đầu tiếp xúc với bệnh nhân một cách khách quan toàn diện, biết rõ các xét nghiệm và phương tiện khoa học, để soi sáng các vấn đề chẩn đoán, để quyết định phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. 4. Hỏi bệnh nhân và làm bệnh án - Chẩn đoán là một công trình khoa học, làm bệnh án tốt sẽ giúp chẩn đoán tốt và điều trị tốt.
  4. - Làm bệnh án phải chú ý tâm lý, trình độ, hoàn cảnh của bệnh nhân, biết các mối quan hệ của bệnh nhân, tiền sử bệnh nhân và những vấn đề liên quan. Hỏi để biết là một nghệ thuật, không thể hỏi như sự chất vấn của quan tòa. - Hỏi bệnh nhân làm bệnh án yêu cầu thầy thuốc phải vận dụng kiến thức, kỷ năng, tư duy, thái độ vì khoa học cho con người là đa dạng, phong phú. Chú ý khi vận dụng: + Không được đặt chỉ tiêu khám bệnh + Không lạm dụng kết quả xét nghiệm + Phải biết tư duy biện chứng + Không được lạm dụng trực giác của mình (chỉ sử dụng như là một kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hành nghề) 5. Sự phát triển khoa học kỹ thuật và đạo đức - Chúng ta đang ở thời kỳ KHKT phát triển, với sự bùng nổ thông tin, với thành tựu của tin học và máy tính, tiễn vọng sẽ giúp con người tiến xa hơn về mọi lĩnh vực chẩn đoán, điều trị bệnh. Tuy nhiên dù có phát triển mạnh mẽ đến thế nào, thì máy móc là sản phẩm của con người và bộ óc của nó sáng tạo nên phục vụ cho
  5. chính con người. Máy móc không thể nào thay thế cho vị trí con người, ví trí người thầy thuốc và nhất là thầy thuốc có đạo đức. - “Không thể đặt dấu ngang bằng giữa bộ óc đang suy nghĩ với cái máy điện tử làm công việc mà bộ óc giao phó” (Bergue). - “Tôi tin chắc rằng, ta không cần một ông lang kỹ sư với máy móc (thước đo, bảng logarit) mà cần một thầy thuốc có lòng tốt, tế nhị, nhẫn nại, yêu nghề và yêu bệnh nhân của mình” (Simolin). - Máy móc và khoa học phát triển phải có tính nhân văn, không nên quan niệm bệnh tật theo điều khiển học mà Drogendik (Bác học Đức) nói: “Bệnh tật là sự sai lệch tiêu chuẩn, được phát hiện một cách khách quan hoặc có tính tiêu cực” Dù máy móc trang bị có phát triển thì yếu tố tâm lý, xã hội, nhân văn và vai trò thầy thuốc không thể bị xem nhẹ. 6. Khoa học kỹ thuật phát triển xuất hiện các quan niệm mới về đạo đức - Khoa học kỹ thuật phát triển, cộng đồng thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề hoàn cầu, cần phải được cộng đồng giải quyết đó là các bệnh tật hiểm nghèo và những quan niệm về nó, là môi trường bị phá hoại, là dân số bùng nổ,... mối lo
  6. chung của loài người là hiểm họa của môi trường do con người vô tình hoặc cố ý tàn phá. - Xuất hiện đạo đức sinh học: Đạo đức sinh học xuất hiện trong t ình trạng quan hệ con người với con người, con người và xã hội có những mối khác biệt đạo đức truyền thống: những đứa trẻ được sinh ra từ trong ống nghiệm; những đứa con sinh ra không phải từ bầu sữa mẹ từ buồng trứng của chính mình. - Là thầy thuốc, tình cảm, đạo đức của mình không thể tách rời tình cảm đạo đức gia đình và truyền thống dân tộc. Quan niệm về cái sống và cái chết: có những quan niệm cho rằng cần tìm cho bệnh nhân cái chết không đau đớn. Đó là thái độ thiếu trách nhiệm của thầy thuốc (vụ án bệnh viện Lainz - Aïo 4 nữ y tá được bác sĩ cho phép họ đã tìm cái chết cho 42 bệnh nhân, là thủ phạm giết người, theo quan niệm của chúng ta) Đối với thầy thuốc, chúng ta vẫn mãi mãi nhớ rằng dù KHKT phát triển đến mấy vai trò người thầy thuốc chân chính sẽ không bao giờ được thay thế và đối với người bệnh phải hết lòng hết sức tìm cách cứu chữa, còn nước còn tát, cứu bệnh như cứu hỏa.
  7. II. GIÁO DỤC VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẠO ĐỨC CHO THẦY THUỐC Phấn đấu để trở thành người thầy thuốc là khó, nhưng khó hơn nhiều là làm người thầy thuốc thực sự cần phải học tập và rèn luyện không ngừng. 1. Nâng cao trình độ mọi mặt cho thầy thuốc đó là yêu cầu của xã hội, là yêu cầu của nghề nghiệp - Không học tập, người thầy thuốc sẽ lạc hậu “Người thầy thuốc sau 5 năm không đọc một tạp chí nào thì người thầy thuốc trở lại thời kỳ đồ đá” (Noel Fissenger),... - Tự học bằng nhiều hình thức trở thành bắt buộc đối với thầy thuốc. 2. Phải có kiến thức toàn diện Khoa học về con người đa dạng, cuộc sống nghề nghiệp đã chứng minh người thầy thuốc yêu nghề y lại có nhiều tài trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Thầy thuốc có kiến thức toàn diện có lợi nhiều cho người bệnh. (Botkin trước khi thành thầy thuốc là một nhà toán học, cũng như Botkin, Philatob là một họa sĩ, Pasteur một nhà hóa học, Teeloro Binrro là một nghệ sĩ vĩ cầm nỗi tiếng,...) 3. Tiếp xúc rộng rãi với nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề, có như vậy người thầy thuốc mới hiểu biết các nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp, cho cộng đồng, thầy thuốc biết được các bệnh đặc trưng cho các nghề nghiệp, cách chữa và dự phòng về y học và về xã hội.
  8. 4. Tổ chức học tập và làm việc ở cơ sở Việc học tập của thầy thuốc không dừng lại ở nhà trường, trong bệnh viện, trong các cơ sở nghiên cứu mà phải được tiếp tục bằng nhiều cách, bằng tự học, bằng xâm nhập thực tế cộng đồng,... Cơ sở cộng đồng là một thực tiển công tác và học tập cần thiết cho thầy thuốc, l à nơi cuối cùng của một chính sách y tế được thực hiện, và là nơi đầu tiên chứng tỏ chính sách đó đúng hay sai,... Thầy thuốc vì nhân dân không quản ngại về với bản làng, thôn, xóm. Cơ sở y tế ở xã, phường, thôn, xóm, bản, làng cần được chú ý không những thể hiện chính sách của đường lối y tế đúng mà còn là nơi đào luyện thầy thuốc đúng. 5. Rèn luyện óc quan sát Là yêu cầu để trở thành người thầy thuốc tốt. Quan sát là một khả năng phân tích tổng hợp nhận định cấp tốc nhưng để lại ấn tượng lâu dài và cần thiết cho tư duy thầy thuốc có kiến thức có kinh nghiệm. Có những thầy thuốc nh ìn nhưng không quan sát. Hãy noi gương quan sát của Hyppocrat, của Pavlob và nhiều thầy thuốc tận tụy khác. 6. Xây dựng tinh thần làm việc tập thể Thầy thuốc sẽ sai lầm lớn hoặc đơn độc khi xa rời tập thể. Tập thể một nhóm tổ, một phòng khoa bao giờ cũng có những điều kiện để phát hiện chỗ sai
  9. trái của đồng nghiệp, vun đắp và tạo điều kiện cho thầy thuốc làm việc và học tập tốt. Làm việc và hòa mình vào tập thể là một nhận thức đầy trách nhiệm và tự giác khi cá nhân là một bộ phận của tập thể, tập thể là tấm gương của cá nhân, quyền lợi của cá nhân phải được tập thể quan tâm, tập thể không bắt cá nhân phải hòa tan vào mình. Người thầy thuốc thường phải đứng đầu một tập thể y tế dù lớn dù nhỏ, cần rèn luyện ý thức tập thể, làm việc vì lợi ích tập thể, là tấm gương của tập thể sẽ tạo nên sự hoạt động đồng đều và tốt đẹp của tập thể. 7. Quan tâm và đối xử tốt với người già Người già là bộ phận quan trọng của dân c ư, là lớp người đã có công sinh thành nhiều thế hệ con cháu, đã đến lúc cần được xã hội và con cháu đền đáp nghĩa sinh thành. Tâm lý người già phức tạp, cần phải quan tâm người già vì tuổi già cần được chăm sóc. Quan tâm người già là quan tâm đến sức khỏe, đến lao động, đến niềm vui của họ. Tránh cho tuổi già những tâm lý sợ sệt, sợ bệnh, sợ già yếu, sợ cô đơn, sợ mặc cảm với xã hội (là gánh nặng của xã hội và gia đình)
  10. Thầy thuốc rất cần cho người già, giúp cho họ giảm bới stress, giúp họ chữa bệnh, phòng bệnh, giúp họ có những quan niệm nghỉ ngơi, hưu trí đúng đắn. “Trong khoa học, không có tuổi già, không có tuổi giới hạn, cũng như không giới hạn tuổi đối với những nhà tư tưởng nói chung” (Bacuplép). Tuy nhiên cũng có tuổi già, có một cuộc sống đơn côi, leo lắt mất niềm vui trong lao động, mất tinh thần vì đoạn đời trước đó dễ dẫn đến bi quan. 8. Quan tâm đến hạnh phúc người bệnh Bệnh nhân rất nhạy cảm với các yếu tố tâm lý đặc biệt trước thầy thuốc, người mà họ gửi cả niềm tin và cuộc sống cho họ. Đến với thầy thuốc họ cần được một niềm vui, một sức khỏe, đ ược sống có ý nghĩa hơn và quả thực khi đau ốm con người mới thực sự thấy sức khỏe là hạnh phúc. Thầy thuốc phải quan tâm đến sức khỏe của người bệnh, sự quan tâm phải từ trong lòng, trong nghĩa vụ lương tâm và trách nhiệm đến sức khỏe của bệnh nhân. Thầy thuốc đừng ngụy trang những lời đạo đức trước bệnh nhân gây một ấn t ượng giả dối bất bình với bệnh nhân. Quan tâm thực sự đến hạnh phúc của người bệnh là yêu cầu đạo đức cao đẹp đối với thầy thuốc. 9. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp
  11. Trách nhiệm của thầy thuốc trước bệnh nhân vừa có động lực bên ngoài (xã hội) là nghĩa vụ, vừa có động lực bên trong là lương tâm. Trách nhi ệm, nghĩa vụ, lương tâm nghề nghiệp là những phạm trù đạo đức cần được thầy thuốc nhận thức sâu sắc. Lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp thầy thuốc phải đi từ góc độ cái thiện, cái ác. Người thầy thuốc luôn làm việc thiện. tuy nhiên trong lòng mỗi người đều có cái thiện, có cái ác “Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nỡ như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi” (Bác Hồ). Quan niệm của Hồ Chủ Tịch về thiện ác l ương tâm mang tính cách dân tộc phương Đông: “Tấm gương sống có giá trị hơn 100 bài diễn văn” “Việc đúng dù nhỏ mấy cũng phải làm Việc trái dù nhỏ mấy cũng phải tránh” “ Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân) 10. Giao tiếp với bệnh nhân
  12. Quan niệm thầy thuốc-bệnh nhân là quan hệ đặc biệt của nghề nghiệp cứu người. Đối với nghệ thuật y học thì bệnh nhân luôn là đối tượng, là trung tâm, là động lực, mục tiêu quan tâm của thầy thuốc. Mối quan hệ phải tốt đẹp trong mọi điều kiện, trong mọi nơi, mọi lúc, thầy thuốc chỉ cần thiếu ý thức có khi sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Thầy thuốc tiếp xúc với bệnh nhân một cách chín chắn, tế nhị, thận trọng trong lời nói, trong hành vi và trong mọi giao tiếp. “Người bác sĩ trẻ tự nhận là một nhà phẫu thuật phải nhớ rằng, một người có thể là một họa sĩ tồi, một văn sĩ dỡ, một nghệ sĩ sân khấu kém, nhưng không thể là một phẫu thuật viên tồi, vì người ta giao phó cho phẫu thuật viên cái quý nhất của con người là tính mạng” (Piraxep) Người thầy thuốc phải tạo cho bệnh nhân có l òng tin trong khi giao tiếp, lôi cuốn họ, thu hút họ vì mục đích nghề nghiệp; luôn làm cho bệnh nhân hy vọng, lạc quan, lòng tin nghề nghiệp, lòng kính trọng đối với thầy thuốc. 11. Bí mật nghề nghiệp Bí mật nghề nghiệp là nguyên tắc hành nghề quan trọng của thầy thuốc. Nguyên tắc nói rõ bí mật của thầy thuốc có 2 loại: Bí mật về người bệnh và quan hệ của họ mà thầy thuốc được biết không cho phép tiết lộ ra xã hội.
  13. Bí mật của người bệnh mà thầy thuốc không được phép cho bệnh nhân biết. Vì một lý do nào đó, mà nguyên tắc bí mật bị vi phạm có thể dẫn đến hậu quả xấu cho bệnh hoặc gây một phẫn nộ thực sự đối với người bệnh là điều không nên. Tuy vậy quan niệm về bí mật nghề nghiệp cũng cần thống nhất: “Thầy thuốc có nghĩa vụ giữ gìn sự bí mật của bệnh nhân tin cậy ủy nhiệm cho mình, nhưng nếu sự giữ gìn bí mật đe dọa quyền lợi của những người xung quanh, của tập thể thì người thầy thuốc không thể bị ràng buộc vào bí mật ấy” Bí mật không có một công thức rập khuôn mà cách đối xử có phân biệt đối với từng bệnh nhân, và bao giờ người thầy thuốc cũng đặt lợi ích người bệnh lên trên hết (đó là nguyên tắc) vì vậy có khi thầy thuốc phải báo cho gia đình, người thân, cơ quan bệnh nhân biết điều bí mật nhưng không được thông báo cho bệnh nhân,... Bí mật nghề nghiệp của người thầy thuốc là tiêu chuẩn đạo đức về cách xử sự của thầy thuốc và nhấn mạnh thầy thuốc hãy vì cuộc sống và hạnh phúc của người bệnh, cần suy nghĩ về số phận người bệnh chứ không thể suy nghĩ về uy tín của bản thân.
nguon tai.lieu . vn