Xem mẫu

  1. TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC HẢI QUAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỈNH THANH HÓA --------------- ------- Thanh Hóa, ngày 19 tháng 09 năm 2012 Số: 489/QĐ-HQTH QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HÓA CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/6/2005; Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan; Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Căn cứ Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy định chi tiết và Hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/3/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi một số nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009; Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TCHQ ngày 07/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi một số nội dung ban hành kèm theo quyết định số 35/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2009; Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TCHQ ngày 08/3/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro; Xét đề nghị của Trưởng phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, QUYẾT ĐỊNH:
  2. Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 27/QĐ- HQTH ngày 04/01/2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa về ban hành Quy chế thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Thanh Hóa. Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CỤC TRƯỞNG Nơi nhận: - N hư Điều 3 (để thực hiện) - Ban QLRR -TCHQ (thay báo cáo); - Lãnh đạo Cục (để chỉ đạo); - Lưu VT, P.CBL (02 b). Vũ Văn Khánh QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 489/QĐ-HQTH ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa) Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện quản lý rủi ro (QLRR) theo Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chi tiết và Hướng dẫn cụ thể áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/3/2011 và Quyết định số 90/QĐ-TCHQ ngày 07/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi một số nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009; Công văn số 76/TCHQ-ĐT
  3. ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung thực hiện Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và công văn số 4549/TCHQ-ĐT ngày 30/7/2009 về triển khai thực hiện Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC và Quyết định số 35/QĐ-TCHQ; Quyết định số 343/QĐ-TCHQ ngày 08/3/2011 của Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ QLRR; công văn số 983/TCHQ-ĐT ngày 09/3/2011 hướng dẫn triển khai áp dụng QLRR. Điều 2. Nguyên tắc tổ chức thực hiện quản lý rủi ro Việc tổ chức thực hiện QLRR tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa tại Quy chế này phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Tập trung thống nhất từ Cục Hải quan đến Chi cục Hải quan và tương đương; đơn vị cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ đơn vị cấp dưới; đơn vị cấp dưới chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của đơn vị cấp trên và thực hiện chế độ tham mưu, báo cáo định kỳ, đột xuất các vướng mắc, các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của đơn vị cấp trên. 2. Tuân thủ pháp luật về hải quan, các quy trình, quy định của ngành Hải quan có liên quan. 3. Đảm bảo khách quan, chính xác: việc kiểm tra, kiểm soát hải quan phải được dựa trên kết quả thu nhập, phân tích thông tin, phân tích đánh giá rủi ro theo quy định về áp dụng QLRR của ngành Hải quan. 4. Nghiêm cấm tiết lộ bí mật thông tin liên quan đến việc áp dụng QLRR cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm. Chương 2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công chức thực hiện công tác QLRR Việc thực hiện các quy định chung về QLRR là trách nhiệm của toàn thể công chức Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa. Để triển khai có hiệu quả công tác QLRR tại Cục Hải quan Thanh Hóa, lực lượng công chức thực hiện công tác QLRR tại Cục được quy định như sau: 1. Đơn vị chuyên trách QLRR cấp Cục: Đơn vị chuyên trách QLRR cấp Cục là Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (CBL- XLVP) 2. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục:
  4. 2.1. Tại Chi cục Hải quan: Các Chi cục Hải quan thành lập Tổ QLRR (hoặc bộ phận) do một lãnh đạo Chi cục phụ trách; đồng thời có thể bố trí từ 1 đến 2 công chức làm công tác QLRR tại Đội Nghiệp vụ (tùy theo khối lượng công việc của từng Chi cục). 2.2. Tại Phòng Nghiệp vụ, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng chống ma túy không thành lập tổ (bộ phận) QLRR mà do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo. Thủ trưởng đơn vị phân công bố trí công chức có năng lực, trình độ thực hiện công tác QLRR, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu công tác cụ thể tại đơn vị, đảm bảo cho việc thực hiện Quy chế này. Việc phân công và điều chỉnh, bổ sung công chức thực hiện công tác QLRR nêu trên phải được giao trách nhiệm cụ thể bằng văn bản và báo cáo cho Phòng CBL-XLVP để theo dõi, hướng dẫn và phối hợp thực hiện. Điều 4. Trách nhiệm phối hợp thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin phục vụ QLRR 1. Thông tin thu thập phục vụ QLRR 1.1. Thông tin hồ sơ quản lý doanh nghiệp: Nội dung thông tin, nguồn thông tin, phương pháp thu thập thông tin, yêu cầu thông tin cần thu thập phục vụ QLRR tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được quy định tại các Điều 10, Điều 11 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009, Điểm 1 Phần I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 và Điểm 4 Điều 1 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ về bổ sung Khoản 5 Điều 11. 1.2. Thông tin rủi ro: Nội dung và nguồn thông tin rủi ro cần thu thập tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 9 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009, Điểm 2 Phần I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 và Điểm 3 Điều 1 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 9. 2. Phân công nhiệm vụ thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin phục vụ QLRR: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho Phòng CBL-XLVP theo các biểu mẫu thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009; bao gồm và không giới hạn các nội dung thông tin cụ thể như sau:
  5. 2.1. Phòng CBL-XLVP: 2.1.1. Bộ phận Thu thập, xử lý thông tin: - Cung cấp thông tin vi phạm, t ình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn; phân loại đối tượng trọng điểm như ngành hàng, loại hình, tuyến đường, địa bàn có khả năng vi phạm; sử dụng biểu mẫu QLRR/CCTT.01 (Phiếu cung cấp thông tin phục vụ QLRR, gọi tắt là Mẫu 01) - Những sơ hở, thiếu sót trong thủ tục hải quan được phát hiện qua quá trình thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Danh sách đối tượng trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại, như hàng hóa (tên, mã số), chủ hàng, đối tác nước ngoài... : Mẫu 01. - Các dấu hiệu rủi ro cần theo dõi, phân tích trong quá trình làm thủ tục hải quan: Mẫu 01; 2.1.2. Bộ phận QLRR: - Thực hiện thu thập, cập nhật thông tin theo quy định tại Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009; - Tiếp nhận, đánh giá và cập nhật thông tin từ các đơn vị trực thuộc Cục cung cấp; - Nghiên cứu, đánh giá những sơ hở thiếu sót trong thủ tục hải quan được phát hiện qua quá trình thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; - Nghiên cứu, phân tích thông tin rủi ro theo quy định tại Điều 8 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009; - Phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại các lớp tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về QLRR cho công chức, kiểm tra việc chấp hành và thực hiện QLRR trong toàn Cục; tham mưu cho Lãnh đạo Cục về công tác QLRR. 2.2. Đội Kiểm soát Hải quan: - Phương thức thủ đoạn, các dấu hiệu, hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra trong quá trình làm thủ tục hải quan: Mẫu 01; - Danh sách doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn: Mẫu 01; - Các vụ việc vi phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm soát hải quan; Mẫu 01 đối với các trường hợp đột xuất, Biểu mẫu QLRR/TKVP.13 (Thống kê vụ việc vi phạm trong tháng, gọi tắt Mẫu 13) định kỳ hàng tháng.
  6. - Thông tin trinh sát liên quan đến quá trình áp dụng QLRR: Mẫu 01; - Phản hồi kết quả tiến hành các hoạt động kiểm soát đối với đối tượng rủi ro do Phòng CBL-XLVP chuyển giao để xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể: Biểu mẫu QLRR/PHKQ.07 (Phiếu phản hồi kết quả xử lý rủi ro, gọi tắt là Mẫu 07). 2.3. Đội Kiểm soát phòng chống ma túy: Thông tin về t ình hình vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển ma túy: Mẫu 01. 2.4. Phòng Nghiệp vụ: Cung cấp thông tin liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, những vấn đề phát sinh trong việc thực thi các văn bản, chính sách pháp luật, các kẽ hở, khả năng vi phạm về chính sách mặt hàng thường bị lợi dụng để gian lận: - Danh sách hàng hóa (tên, mã hàng) trọng điểm về phân loại hàng hoá, hàng hóa có khả năng vi phạm về giấy chứng nhận xuất xứ, hàng hóa thường bị khai sai tên, mã, thành phần, công dụng, đơn vị tính trên địa bàn: Mẫu 01; - Loại giấy phép, chứng từ cần kiểm tra cùng với các thông tin liên quan, đến phương thức, thủ đoạn vi phạm: Mẫu 01; - Các thông tin khác liên quan đến rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan: Mẫu 01; - Danh mục QLRR hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về giá cấp Cục; - Doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế) trọng điểm rủi ro về trị giá hoạt động trên địa bàn Cục: Mẫu 01; - Cấp quyền khai thác sử dụng các hệ thống thông tin dữ liệu ... cho công chức thực hiện công tác QLRR theo quy định và phù hợp với thẩm quyền, nhiệm vụ cụ thể được giao; chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an to àn dữ liệu hệ thống trong phạm vi Cục. 2.5. Chi cục Kiểm tra sau thông quan: - Tổng hợp, cung cấp kết quả kiểm tra sau thông quan về: + Doanh nghiệp vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp: Biểu mẫu QLRR/TTKTS.11 (Phiếu cung cấp thông tin kiểm tra sau thông quan); + Hàng hóa bị lợi dụng vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin liên quan đến hàng hóa: Mẫu 01;
  7. - Phản hồi kết quả kiểm tra sau thông quan về đối tượng rủi ro do Phòng CBL-XLVP chuyển giao để xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể: Mẫu 07. 2.6. Các Chi cục Hải quan: - Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các vụ việc vi phạm được phát hiện tại Chi cục: Mẫu 01 đối với các trường hợp đột xuất, Mẫu 13 đối với báo cáo định kỳ hàng tháng; - Tổng hợp báo cáo kịp thời các lỗi (chính sách, áp mã, trị giá, số lượng, chất lượng,...) bị lập biên bản chứng nhận nhưng không xử phạt: Mẫu 01; - Tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu nghiệp vụ về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng vi phạm không thuộc 2 trường hợp trên: Mẫu 01; - Tổng hợp báo cáo kịp thời các dấu hiệu rủi ro phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan: Mẫu 01; - Báo cáo các trường hợp quyết định áp dụng tiêu chí phân tích cấp chi cục: Biểu mẫu: QLRR/TCPT.062 (Phiếu đề xuất áp dụng/bổ sung/loại bỏ tiêu chí phân tích áp dụng tại Chi cục Hải quan) ngay sau thời điểm tiêu chí được áp dụng tại chi cục; - Tổng hợp, báo cáo kịp thời về công tác QLRR tại chi cục (tình hình thực hiện, hiệu quả áp dụng, các vướng mắc liên quan đến đánh giá rủi ro và kiểm tra hải quan; các đề xuất kiến nghị): Biểu mẫu QLRR/ĐGHQCC.09 (Báo cáo đánh giá hiệu quả áp dụng QLRR tại Chi cục Hải quan) và Biểu mẫu QLRR/TKTC.14 (Thống kê tiêu chí phân tích áp dụng trong tháng) theo định kỳ hàng tháng. 2.7. Văn phòng Cục: Có trách nhiệm chuyển giao, sao chuyển hoặc tham mưu cho Lãnh đạo Cục chuyển giao các văn bản quy định, hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm soát hải quan... cho Phòng CBL-XLVP. 3. Cơ chế thu thập, cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro: 3.1. Việc thu thập thông tin phục vụ QLRR được thực hiện theo Kế hoạch phân công nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ QLRR (có giá trị áp dụng hiện hành) được Cục trưởng phê duyệt. 3.2. Việc cập nhập thông tin được thực hiện theo quy định, hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 16, Điều 19 Quy định chi tiết áp dụng quản lý rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và Điểm 3, Điểm 4, Điểm 7, Điểm 8, Điểm 9, Điểm 10, Điểm 13 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 11, Điều 16, Điều 19 Quyết định số 35/QĐ-TCHQ, cụ thể như sau:
  8. - Phòng CBL-XLVP: cập nhật các thông tin rủi ro, xây dựng, ứng dụng, quản lý hồ sơ rủi ro; đề xuất, chủ trì thực hiện và đánh giá, bổ sung, điều chỉnh các phương án, kế hoạch xử lý rủi ro, phương án kiểm soát đối tượng rủi ro; thiết lập, cập nhật các tiêu chí phân tích phục vụ, điều phối và bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa: theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào quy định của pháp luật về hải quan và kết quả phân tích các thông tin rủi ro trong quá trình tác nghiệp, Lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá sơ bộ độ tin cậy, tính phù hợp và đầy đủ của nội dung thông tin rủi ro để quyết định việc nhập thông tin vào hệ thống hoặc yêu cầu công chức tiếp tục thu thập, bổ sung thông tin để đảm bảo quy định và hiệu quả việc thực hiện QLRR. 3.3. Việc cung cấp thông tin phục vụ QLRR giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo Phụ lục 3 (Biểu mẫu áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại) ban hành kèm theo Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009, cụ thể như sau: - Cung cấp thông tin: Việc cung cấp thông tin phục vụ QLRR cho Phòng CBL-XLVP được thực hiện theo khoản 2 Điều 4 nêu trên. Ngoài ra, khi cần thiết, giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có thể thực hiện việc yêu cầu, cung cấp, tiếp nhận và sử dụng thông tin trên phục vụ cho công tác nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện các quy định chung về cung cấp thông tin phục vụ QLRR. - Nội dung và biểu mẫu cung cấp thông tin: Thực hiện theo khoản 2 Điều 4 nêu trên. - Thời gian, kỳ hạn cung cấp thông tin: + Đối với các thông tin về các vụ việc phát sinh cần có hướng xử lý ngay hoặc có yêu cầu thông tin đột xuất, các đơn vị cập nhật thông tin theo các biểu mẫu và gửi sớm nhất có thể cho các đơn vị liên quan. + Đối với các thông tin, báo cáo định kỳ: gửi vào ngày 15 hàng tháng, nội dung thông tin cập nhật từ ngày 15 tháng trước đến hết ngày 14 tháng kỳ báo cáo. - Hình thức và phương thức cung cấp thông tin: + Thông tin bao gồm các nội dung văn bản, số liệu, hình ảnh... được lập dưới dạng hồ sơ giấy hoặc tập tin vi tính (định dạng MS-Word, MS-Excel) được cung cấp trực tiếp hoặc gửi theo đường công văn, fax, mạng Net.office Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa. + Thông tin thu thập, cung cấp, sử dụng và lưu trữ theo chế độ Mật.
  9. 3.4. Các Chi cục có trách nhiệm phối hợp với công chức phòng CBL-XLVP trong việc thu thập, xử lý thông tin, phục vụ QLRR. Điều 5. Trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm tra, kiểm soát hải quan dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro 1. Phòng CBL-XLVP chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức áp dụng hồ sơ QLRR; trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan thuộc Cục tiến hành xây dựng Phương án, kế hoạch xử lý rủi ro theo quy định, hướng dẫn tại Điều 8 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009; chuyển giao phương án, kế hoạch xử lý rủi ro cho các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ quy định. 2. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục khi tiếp nhận phương án, kế hoạch xử lý rủi ro có trách nhiệm bố trí lực lượng, biện pháp và các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện việc xử lý rủi ro có hiệu quả; đồng thời phải phản hồi kịp thời tiến trình và kết quả xử lý về Phòng CBL-XLVP. 3. Phòng CBL-XLVP chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí phân tích đảm bảo việc đánh giá rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định trong quá trình làm thủ tục hải quan; hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 và Điểm b.1 Khoản 2 Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009. Những hàng hóa cần được lựa chọn kiểm tra sau thông quan tiến hành thiết lập tiêu chí lựa chọn kiểm tra sau thông quan để chuyển giao cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Những hàng hóa cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát thiết lập cảnh báo rủi ro giao cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc Đội Kiểm soát Hải quan. 4. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào quy định của pháp luật về hải quan và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan đối với chủ hàng hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục Hải quan thì có văn bản đề nghị Phòng CBL-XLVP thiết lập, cập nhập tiêu chí vào hệ thống thông tin hỗ trợ QLRR. Nội dung phối hợp cụ thể được quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 35/TCHQ ngày 10/7/2009. 5. Tại các Chi cục Hải quan thực hiện theo Điểm 9 Điều 1 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ về việc sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 35/TCHQ ngày 10/7/2009. 6. Trong trường hợp cần thiết, Phòng CBL-XLVP có thể cử công chức QLRR phối hợp với công chức làm thủ tục hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để thẩm định, đánh giá lại kết quả đánh giá rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan. Việc cử công chức QLRR phối hợp kiểm tra phải được sự phê duyệt đồng ý của Lãnh đạo Cục (theo Điểm f Mục 5.1 Phần I công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009)
  10. Điều 6. Các quy định khác Ngoài các nội dung đã được quy định trên, khi có yêu cầu nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện công tác QLRR, các đơn vị căn cứ các quy định, chỉ đạo liên quan và tình hình thực tế để đề xuất Lãnh đạo Cục quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 7. Trách nhiệm triển khai thực hiện 1. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này; tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân thuộc đơn vị mình thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công. 2. Phòng CBL-XLVP chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục để hướng dẫn kiểm tra, thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề xuất Lãnh đạo Cục điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với t ình hình thực tế. 3. Các đơn vị, công chức Hải quan thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng; trong trường hợp vi phạm, tùy vào tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật./.
nguon tai.lieu . vn