Xem mẫu

  1. BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 294/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-BTP ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Tổ soạn thảo Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư; Căn cứ Công văn số 2142/TB-VPQH ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội thông báo ý kiến kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hộ tịch và Công văn số 8649/VPCP-PL ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xin chủ trương triển khai ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hộ tịch; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
  2. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thành viên Tổ soạn thảo Đề án (để thực hiện); - Bộ Tư pháp: các Thứ trưởng; - Lưu: VT, KSTT. Hà Hùng Cường KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ (Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-BTP ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; ý kiến kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hộ tịch (Công văn số 2142/TB-VPQH ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội) và ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc triển khai ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hộ tịch (Công văn số 8649/VPCP-PL ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư (sau đây gọi là Đề án) như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Bảo đảm tiến độ, chất lượng trong việc triển khai xây dựng Đề án theo đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ. b) Phân công nhiệm vụ, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc đánh giá toàn diện thực trạng cấp, quản lý, sử dụng các loại giấy tờ công dân, các số/mã số trên các giấy tờ; thực trạng việc xây dựng, quản lý và khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư. 2. Yêu cầu a) Bám sát yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ về các nội dung liên quan đến dự án Luật Hộ tịch và yêu cầu cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính.
  3. b) Bảo đảm chính xác, khách quan trong việc đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục hành chính; cấp, quản lý, sử dụng các giấy tờ công dân; xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư. c) Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của tất cả các bộ, ngành liên quan nhằm thống nhất quan điểm xây dựng Đề án và bảo đảm tính khả thi của Đề án. d) Nghiên cứu và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm các nước trên thế giới trong việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công dân sử dụng chung cho các bộ, ngành; tận dụng các nguồn lực đã có nhằm tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Thành lập Tổ soạn thảo Đề án và ban hành kế hoạch xây dựng Đề án a) Phân công thực hiện: - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp với Vụ Hành chính tư pháp). - Cơ quan phối hợp: Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. b) Thời hạn hoàn thành: trong tháng 01/2013. 2. Đánh giá thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư a) Liệt kê và đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giấy tờ công dân; thực trạng cấp, quản lý giấy tờ công dân (quy trình/thủ tục); liệt kê các chỉ tiêu thông tin; mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thông tin trong giấy tờ công dân các chỉ tiêu thông tin về dân cư trong giấy tờ hộ tịch (đặc biệt là Giấy khai sinh) và các giấy tờ cá nhân khác; việc cấp và quản lý số trong giấy tờ công dân; cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư; đánh giá về vấn đề đầu tư kinh phí cho hoạt động này; những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân; đề xuất giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của Đề án. - Cơ quan chủ trì thực hiện: + Bộ Công an: đánh giá thực trạng về quản lý cư trú (Sổ hộ khẩu); cấp, quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu và các cơ sở dữ liệu quốc gia đang thuộc thẩm quyền quản lý; tình hình triển khai thực hiện việc cấp Sổ định danh cá nhân.
  4. + Bộ Tài chính: đánh giá thực trạng về cấp, quản lý, sử dụng Mã số thuế thu nhập cá nhân và cơ sở dữ liệu quản lý thuế. + Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam: đánh giá thực trạng cấp, quản lý, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội. + Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam: đánh giá thực trạng cấp, quản lý, sử dụng cấp Thẻ Bảo hiểm y tế. + Bộ Tư pháp (Vụ Hành chính tư pháp) và Bộ Ngoại giao: đánh giá thực trạng liên quan đến quy định về sổ bộ hộ tịch, chứng thư hộ tịch. - Sản phẩm: Báo cáo của các bộ, ngành. - Thời hạn thực hiện: Từ 01/12/2012 đến 31/01/2013. b) Đánh giá độc lập thực trạng thực hiện thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư và dự báo tác động tích cực khi triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp với Vụ Hành chính tư pháp, Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan). - Sản phẩm: Dự thảo báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư. - Thời gian thực hiện: Từ 15/12/2012 đến 31/01/2013. c) Trên cơ sở đánh giá độc lập và báo cáo của các bộ, ngành, tổng hợp hoàn thiện Báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư. - Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính). - Thời gian thực hiện: Từ 01/02/2013 đến 28/02/2013. 3. Tổ chức họp Tổ soạn thảo, hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Đề án - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức các cuộc họp, hội thảo). - Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2012 đến 15/3/2013. 4. Tổ chức khảo sát phục vụ xây dựng Đề án
  5. a) Tổ chức khảo sát để đánh giá thực trạng quản lý dân cư và lấy ý kiến xây dựng Đề án tại một số địa phương. b) Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp với Vụ Hành chính tư pháp). Cơ quan phối hợp: các bộ, ngành, địa phương có liên quan. c) Sản phẩm: báo cáo kết quả khảo sát. d) Thời gian thực hiện: Từ 01/02/2013 đến 10/3/2013. 5. Xây dựng dự thảo Đề án Trên cơ sở Báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư, soạn thảo Tờ trình và dự thảo Đề án. - Phân công thực hiện: Tổ soạn thảo Đề án và Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp với Vụ Hành chính tư pháp, Cục Công nghệ thông tin soạn thảo). - Sản phẩm: Dự thảo Đề án. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2012 đến 20/3/2013. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các thành viên Tổ soạn thảo và các bộ, ngành liên quan a) Các thành viên Tổ soạn thảo thực hiện nhiệm vụ được phân công thuộc phạm vi quản lý của Bộ mình, tham gia đóng góp về cách thức, quy trình, nội dung để hoàn thiện dự thảo Đề án. b) Các bộ, ngành liên quan đánh giá thực trạng liên quan đến quản lý dân cư trong phạm vi quản lý của bộ, ngành; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong quá trình xây dựng Đề án. 2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp a) Phân công Thứ trưởng Lê Hồng Sơn giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Vụ Hành chính tư pháp, Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này. b) Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm:
  6. - Chủ trì nghiên cứu về mặt pháp lý và thực tiễn quản lý công dân trong phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan, xây dựng Đề án báo cáo Tổ soạn thảo; - Giúp Tổ soạn thảo tổ chức các hoạt động liên quan phục vụ công tác xây dựng Đề án như: tổ chức khảo sát; xây dựng nội dung, chương trình, chuẩn bị Giấy mời, in ấn, tập hợp tài liệu cho các cuộc họp Tổ soạn thảo và các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan phục vụ xây dựng Đề án; - Chuẩn bị các điều kiện vật chất, xây dựng dự toán tài chính phục vụ quá trình biên tập, soạn thảo và tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án; - Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề án và hoàn tất các thủ tục báo cáo để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. c) Vụ Hành chính tư pháp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính để hoàn thiện dự thảo Đề án, chỉnh lý dự thảo Luật Hộ tịch, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. d) Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính về nội dung liên quan đến việc đánh giá các cơ sở dữ liệu quốc gia và giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công dân để các ngành khai thác, sử dụng chung trong Đề án này. đ) Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong phạm vi, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trong việc xây dựng, hoàn thiện Đề án. 3. Kinh phí thực hiện Kinh phí xây dựng Đề án được chi từ nguồn chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2013.
nguon tai.lieu . vn