Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN GIÁ RAI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND Giá Rai, ngày tháng năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác Dân vận chính quyền huyện Giá Rai CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIÁ RAI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Dân vận; Căn cứ Công văn số 42/TTg-TH, ngày 07/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo công tác Dân vận chính quyền; Thực hiện Chỉ thị số 20/2004/CT-UBND, ngày 23/12/2004 của UBND t ỉnh Bạc Liêu về công tác dân vận quần chúng trong cơ quan quản lý Nhà nước; Thực hiện Công văn số 395-CV/BDVTU, ngày 18/3/2013 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về việc yêu cầu gởi Quyết định và Quy chế hoạt động; Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ huyện tại Tờ trình số 76/TTr-PNV ngày 27 tháng 3 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy ch ế công tác Dân v ận chính quyền huyện Giá Rai. Điều 2. Giao Phòng Nội vụ huyện tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Quyết định này. Điều 3. Các Thành viên Tổ công tác Dân vận chính quy ền huy ện Giá Rai, Phòng Nội vụ huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./. CHỦ TỊCH Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, (Cường).
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN GIÁ RAI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY CHẾ Hoạt động của Tổ công tác Dân vận chính quyền huyện Giá Rai (Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ-HĐTN ngày tháng năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giá Rai) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng b ảo đ ảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt gi ữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, giáo viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân. Điều 2. Quy chế này xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và cơ ch ế, phương thức thực hiện công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đơn vị. Điều 3. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các tổ ch ức trong h ệ thống chính trị đơn vị thực hiện đồng bộ, thống nhất, hi ệu qu ả công tác dân vận; thường xuyên quán triệt và thực hiện phong cách dân vận của Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Chương II TRÁCH NHIỆM LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN Điều 4. Đối với Hội đồng nhân dân huyện. Thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác dân vận thành các quy định của huyện. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân đối với các dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, đóng góp các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những vấn đề có liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ý ki ến đóng góp c ủa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và của công dân phải được tập hợp, nghiên cứu, tiếp thu, bảo đảm khi đề ra các chủ trương và quyết sách h ợp lòng dân.
  3. Hội đồng nhân dân huyện và xã, thị trấn có kế hoạch cụ thể, thi ết th ực tìm hiểu, nắm bắc kịp thời các hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, sâu sát, thực tiễn và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Cùng với nhân dân tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng c ủa công dân theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò tư vấn, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định các chương trình kinh tế, xã hội và các vấn đề lớn của huyện. Điều 5. Đối với Ủy ban nhân dân huyện. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp, Nghị quyết hội đồng nhân dân, pháp luật của Nhà nước về công tác dân v ận thành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo các phòng, ban, ngành trực thuộc và chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tiếp tục nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền cải cách thủ tục hành chính; thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân. Chỉ đạo, kiểm tra các phòng, ban, ngành, chính quyền cơ sở ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đ ến công tác dân v ận; đ ịnh kỳ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền từ huyện tới cơ sở. Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân tham gia quản lý nhà nước; giám sát cán bộ, công ch ức th ực thi pháp luật và hoạt động của cơ quan chính quy ền từ huyện đ ến c ơ s ở. Đ ịnh kỳ 6 tháng, 1 năm, Ủy ban nhân dân huyện có ch ương trình làm vi ệc với M ặt tr ận T ổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phối hợp với Mặt trận và các đoàn th ể chính tr ị - xã hội chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong quần chúng nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với Khối dân vận Đảng ủy cùng cấp xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; ch ỉ đ ạo ki ểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thực hiện Quy ch ế dân ch ủ ở c ơ s ở và công tác dân vận của chính quyền. Phối hợp với Mặt trận Tổ qu ốc và các đoàn thể nhân dân vận động nhân dân tích cực tham gia th ực hi ện các nhi ệm v ụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Chỉ đạo các phòng chức năng thuộc UBND huyện làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận;
  4. phản ánh, nêu gương điển hình của các tập thể và cá nhân thực hiện công tác dân vận của chính quyền các cấp. Điều 6. Đối với các phòng, ban, ngành huyện. Có kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quy ết, ch ỉ th ị của Đảng, HĐND và UBND, pháp luật Nhà nước về công tác dân vận trong h ệ thống phòng, ban, ngành. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí. Các phòng, ban, ngành tham mưu, đề xuất Ủy ban Nhân dân huy ện ban hành các quyết định hành chính phải nhằm mục đích phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong các c ơ quan, đơn vị thuộc phòng, ban, ngành. Giáo dục cán bộ, công ch ức nghiêm ch ỉnh thực hiện đạo đức công vụ, nêu cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những hành vi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm ch ủ của nhân dân đ ối v ới cán bộ, công chức do cơ quan trực tiếp quản lý. Phối hợp với các Ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thuộc huyện trong thực hiện công tác Dân vận và Quy chế này. Điều 7. Đối với các cơ quan tư pháp huyện. Giáo dục cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp gương mẫu chấp hành pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý th ức tuân thủ pháp luật trong nhân dân. Tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp, thực hiện tranh tụng t ại phiên tòa theo luật định, bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan sai, để lọt tội phạm. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân trong quá trình đi ều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo quy định của pháp luật. Giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật các khiếu nại, t ố cáo trong ho ạt động tố tụng. Bồi thường danh dự và quyền lợi cho công dân trong trường hợp bị oan, sai theo quy định của pháp luật. Điều 8. Đối với lực lượng vũ trang huyện. Tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ và nhân dân thực hiện ch ủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
  5. Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của h ệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thường xuyên tiến hành công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân phát tri ển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện chính sách tôn giáo và các chính sách xã h ội, c ủng c ố, tăng c ường tình đoàn kết quân dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng quân đ ội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phối hợp với Tổ công tác dân vận chính quyền, Ban Dân vận huyện ủy, khối dân vận cơ sở, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã h ội cùng c ấp và các cơ quan liên quan làm tốt công tác tham mưu v ới c ấp ủy, chính quy ền v ề công tác dân vận trên địa bàn huyện. Chương III NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TỔ TRƯỞNG VÀ PHÓ TỔ TRƯỞNG Điều 9. Nguyên tắc lãnh đạo. Tổ công tác Dân vận chính quyền làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số những vấn đề sau: - Kế hoạch triển khai, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận. - Thông qua các chương trình, đề án về công tác dân vận; công tác tôn giáo, dân tộc và các tầng lớp nhân dân trong huyện. - Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về những vấn đề liên ngành đối với công tác dân vận chính quyền. Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ trưởng và Phó t ổ trưởng. 1. Tổ trưởng - Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huy ện về tổ ch ức và hoạt động của Tổ công tác Dân vận chính quyền theo ch ức năng nhiệm vụ được giao. - Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt. - Phân công và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được phân công c ủa Phó tổ trưởng. Chủ trì hội nghị, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các ch ương trình, k ế hoạch công tác. - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, theo dõi và tham gia ý ki ến đ ối v ới Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp có liên quan đến công tác dân vận.
  6. - Phụ trách các mặt công tác trọng tâm của Tổ công tác dân v ận trong t ừng thời kỳ, thực hiện mối quan hệ thường xuyên với các đoàn thể cấp huyện. - Ký các văn bản trình, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; các văn bản liên quan đến công tác Dân vận chính quyền. 2. Phó tổ trưởng - Phó tổ trưởng có trách nhiệm giúp Tổ trưởng th ực hiện công vi ệc chung của Tổ, được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác có liên quan đ ến công tác Dân vận chính quyền. - Có trách nhiệm đề xuất với Tổ trưởng các vấn đề theo lĩnh vực được giao, báo cáo kịp thời với Tổ trưởng tình hình thực hiện các chủ trương, ngh ị quyết của Đảng về công tác vận động ở địa phương, cơ quan nhà nước để kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết với Ủy ban nhân dân huyện. - Được Tổ trưởng ủy quyền thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổ công tác Dân vân chính quyền. - Cùng với Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Tổ. Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức phụ trách công tác dân vận. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị về công tác dân vận. Định kỳ 6 tháng một lần tiếp xúc, đối thoại v ới cán b ộ, đảng viên và quần chúng nhân dân của cơ quan, tổ chức và đ ịa ph ương đ ược phân công phụ trách; thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, của đảng viên và nhân dân; thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công tác dân vận. Được mời tham gia các lớp tập huấn về công tác dân vận do Ban Dân v ận cấp ủy tổ chức; được Ban Dân vận cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo về công tác dân vận. Mỗi đảng viên có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quần chúng theo Điều 2, Điều 3 Điều lệ Đảng. Định kỳ hàng tháng báo cáo với chỉ ủy, chi bộ về tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân nơi cư trú và nơi làm việc. Chương IV PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
  7. Điều 12. Việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định về công tác dân vận, những vấn đề có liên quan đến nghĩa v ụ và quyền l ợi tr ực ti ếp của nhân dân. Những nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản quy ph ạm pháp luật c ủa chính quyền về công tác dân vận và có liên quan đến quy ền, lợi ích c ủa các t ầng lớp nhân dân phải được lấy ý kiến tham gia của khối dân v ận, M ặt tr ận T ổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trước khi ban hành thực hiện. Trường hợp cụ thể, các nghị quyết, quyết định có tính ch ất h ệ trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của đông đ ảo công dân đ ược l ấy ý kiến tham gia của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyện. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, đại diện các hội quần chúng có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến; đồng th ời, tuyên truy ền, v ận đ ộng đ ể các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Đ ảng, chính quyền về những vấn đề được lấy ý kiến. Tổ công tác dân vận chính quyền phối hợp với các c ơ quan liên quan t ổng hợp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; ý kiến của nhân dân, báo cáo cấp ủy cùng cấp. Điều 13. Việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, các quyết định hành chính có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, h ợp pháp c ủa nhân dân. Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức th ực hiện cần chủ động phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, Khối dân vận cơ sở để phổ biến, triển khai tới Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Mặt trận T ổ quốc và các đoàn thể làm nòng cốt vận động nhân dân thực hiện. Điều 14. Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo c ủa nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri phải thực hiện theo đúng quy đ ịnh c ủa pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo của nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri cho Tổ công tác Dân vận chính quyền. Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, Khối dân vận Đảng ủy c ơ s ở, Ủy ban Kiểm tra của cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp để phối hợp giải quyết, nhất là khiếu nại, tố cáo đông người. Kết quả giải quy ết khiếu nại, tố cáo của công dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được trả lời cho công dân hoặc cử tri bằng hình thức thích hợp; thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (đối với trường hợp phức tạp, đông người hoặc xét thấy cần thiết) để nhân dân và cử tri biết. Trường hợp các việc phức tạp khi quyết định, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đúng các quy định của pháp luật, thì Tổ công tác Dân vận chính quy ền cùng với Ban Dân vận, Khối dân vận Đảng ủy xã, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc và các
  8. đoàn thể các cấp vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện quyết định đó. Khi quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng với các quy đ ịnh c ủa pháp luật thì Tổ công tác dân vận chính quy ền ph ối hợp v ới Ban Dân v ận Huy ện ủy, Khối dân vận Đảng ủy các xã, thị trấn đề nghị với cấp có th ẩm quy ền xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Điều 15. Việc phối hợp giải quyết tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khi xảy ra tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, cơ quan chính quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng; đồng thời phối hợp với các ngành ch ức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giải quy ết theo th ẩm quy ền đ ể s ớm ổn định tình hình. Trong trường hợp quá phức tạp, nghiêm trọng hoặc vượt quá thẩm quy ền, cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và chính quy ền c ấp trên. Khi có đề nghị của cấp ủy, chính quyền cấp dưới trực tiếp hoặc xét th ấy c ần thi ết, cấp ủy, chính quyền cấp trên thành lập đoàn công tác giúp cơ sở giải quyết. Việc cử cán bộ của các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ qu ốc và các đoàn thể nhân dân tham gia giải quyết tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của cấp ủy Đảng và theo yêu cầu cụ thể của công việc mà phân công cán bộ hợp lý. Đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ, kích động quần chúng gây rối làm mất trật tự trị an thì cấp ủy, chính quy ền chỉ đạo các c ơ quan ch ức năng xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Điều 16. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Định kỳ hàng tháng, ba tháng, sáu tháng và một năm, chính quy ền, M ặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang báo cáo k ết qu ả công tác dân vận với cấp ủy cùng cấp, đồng th ời gửi Ban Dân vận, Kh ối dân v ận đ ể tổng hợp, theo dõi. Các cơ quan trong hệ thống dân vận các cấp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban dân vận cấp trên trực tiếp. Những trường hợp đột xuất, cần thiết liên quan đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các cấp, ngành hữu quan trực ti ếp báo cáo với thường trực; Ban Dân vận, khối dân vận được tham dự để tổng hợp, theo dõi, tham mưu cho cấp ủy. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  9. Điêu 17. Ủy ban nhân dân huyện, UB MTTQ, đoàn thể nhân dân huy ện, UBND các xã, thị trấn và các chi bộ, đảng bộ cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này. Điều 18. Căn cứ Quy chế này, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở mình xây dựng quy chế riêng và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Điều 19. Hằng năm có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả th ực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với tổng kết công tác xây d ựng đ ảng, k ịp th ời bi ểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất s ắc, nghiêm kh ắc phê bình, kỷ luật những tập thể, cá nhân thiếu trách nhi ệm, có vi ph ạm trong công tác dân vận./. Điều 20. Tổ công tác Dân vận chính quyền phối hợp với Ban Dân v ận Huyện ủy chủ trì theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, định kỳ báo cáo Ban Thường trực UBND huyện./.
nguon tai.lieu . vn