Xem mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- Số: 5791/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ GIẾT MỔ VÀ CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội tại Tờ trình số 2819/TTr-SCT ngày 29 tháng 8 năm 2012 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 963/BC-KH&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau: I. Quan điểm quy hoạch 1. Nâng cao năng lực các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Các cơ sở giết mổ, chế biến được quy hoạch nhất thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp với cơ sở thiết kế. 2. Ưu tiên địa điểm gắn với vùng chăn nuôi tập trung của Thành phố hoặc đón nguồn nguyên liệu gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác. 3. Hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm được quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ và quy hoạch phát triển chăn nuôi của Thành phố, đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trước mắt và lâu dài. 4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư và sau đầu tư cho các dự án cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. II. Mục tiêu quy hoạch 1. Mục tiêu chung: a) Xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoàn chỉnh trên địa bàn Thành phố; tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo các quy định của pháp luật. b) Đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được giết mổ, bảo quản, chế biến tại các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp. Tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn các quận, huyện và thị xã. c) Đảm bảo kiểm soát cơ bản sản phẩm sau giết mổ gia súc, gia cầm; gắn kết các vùng chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và mạng lưới phân phối thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội. d) Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân. 2. Mục tiêu cụ thể: a) Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của Thành phố đảm bảo được 85-90% nhu cầu giết mổ trên địa bàn. b) Về cơ cấu giết mổ: các cơ sở công nghiệp đạt 45-50% (năm 2015) và 60-65% (năm 2020), các cơ sở, điểm thủ công tập trung hoặc bán công nghiệp phải đạt 35-40% (năm 2015) và 30-35% (năm 2020). c) Về cơ cấu chế biến: các cơ sở công nghiệp đảm bảo 65-70% (năm 2020) tổng khối lượng thịt chế biến trên địa bàn Thành phố. III. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm đến năm 2020 1. Giết mổ công nghiệp tập trung a) Giai đoạn đến năm 2015 Tổng cơ sở giết mổ công nghiệp là 8 cơ sở, tổng cơ sở giết mổ là 34 tấn thịt trâu bò/ngày, 245 tấn thịt lợn/ngày, 78 tấn thịt gia cầm/ngày và công suất chế biến thực phẩm là 98 tấn/ngày. Đáp ứng được 40% nhu cầu giết mổ trâu bò, 50,4% nhu cầu giết mổ lợn, 43,3% nhu cầu giết mổ gia cầm và chế biến đạt 12,6% so với nhu cầu giết mổ. b) Giai đoạn 2015 - 2020 Hoàn thiện các cơ sở giết mổ đã xây dựng để đảm bảo hoạt động với cơ sở thiết kế. Đồng thời, xây dựng thêm 2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, với tổng công suất 70 tấn thịt lợn, 66 tấn thịt gia cầm/ngày và 50 tấn thực phẩm chế biến/ngày, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2016. Tổng cơ sở giết mổ thiết kế của 10 cơ sở công nghiệp đến năm 2020 là 54 tấn thịt trâu bò/ngày, 405 tấn thịt lợn/ngày và 144 tấn thịt gia cầm/ngày. 2. Giết mổ thủ công tập trung (bán công nghiệp) a) Giai đoạn đến năm 2015 Đưa 3 dự án giết mổ thủ công tập trung vào hoạt động, cụ thể: - Cơ sở giết mổ chế biến gia súc tập trung tại xã Tri Thủy và Quang lãng (Phú Xuyên): công suất giết mổ thiết kế 45 tấn thịt trâu bò/ngày. - Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Bình Minh (Thanh Oai): công suất thiết kế 18 tấn thịt trâu bò/ngày, 16 tấn thịt lợn/ngày và 06 tấn thịt gà/ngày. - Cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại Yên Thường (Gia Lâm): công suất thiết kế 10 tấn thịt gia cầm/ngày. Xây dựng thêm các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại 17 huyện, thị xã. b) Giai đoạn 2015-2020 Đến năm 2020, hoàn thiện, nâng cấp các cơ sở giết mổ thủ công tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Khả năng giết mổ thủ công tập trung đến năm 2020 là 63 tấn thịt trâu bò/ngày, 187 tấn thịt lợn/ngày, 93 tấn thịt gia cầm/ngày. 3. Về chế biến thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ Các cơ sở công nghiệp đảm bảo 50 - 70% khối lượng thịt chế biến sau giết mổ trên địa bàn. Đến năm 2015 là 95 tấn/ngày, năm 2020 là 171 tấn/ngày và chiếm khoảng 12-17% tổng khối lượng thịt giết mổ). Số còn lại (khoảng 30-50%) do các cơ sở chế biến nhỏ lẻ đảm nhận. IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 1. Giải pháp về vốn đầu tư Tổng mức vốn đầu tư thực hiện quy hoạch khoảng 2.979 tỷ đồng: - Các cơ sở giết mổ công nghiệp đầu tư 1.703 tỷ đồng. - Các cơ sở giết mổ thủ công tập trung đầu tư 1.276 tỷ đồng - Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nguồn hỗ trợ từ Ngân sách. 2. Giải pháp về cơ chế chính sách a) Chính sách về đất đai - Tạo quỹ đất sạch cho các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp chưa có đất. - Quy hoạch sử dụng đất cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Xây dựng cơ chế miễn, giảm từ tiền sử dụng đất và miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện dự án đầu tư. b) Chính sách tín dụng - Xây dựng cơ chế cho các dự án giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm được vay vốn ưu đãi. - Hỗ trợ chi phí vận hành công trình xử lý chất thải được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong 2 năm đầu đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Xây dựng cơ chế hỗ trợ sau đầu tư, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. 3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Nhà nước hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào. - Hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở lưu thông phân phối, đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cửa hàng bán thịt đảm bảo vệ sinh. 4. Giải pháp về thông tin tuyên truyền - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cán bộ quản lý, người kinh doanh giết mổ và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. - Thường xuyên phổ biến rộng rãi những quy hoạch của Nhà nước về giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. - Giới thiệu và quảng bá các cơ sở thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. - Hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, cộng đồng dân cư. 5. Giải pháp về quản lý - Quản lý hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải được đặt trong chỉnh thể thống nhất: Chăn nuôi - Thu gom - Giết mổ, Chế biến - Tiêu dùng. - Tổ chức, bố trí lại các cơ sở giết mổ thủ công tập trung và các hộ giết mổ nhỏ lẻ. - Tổ chức, sắp xếp lại những điểm bán thịt gia súc, gia cầm tại các chợ truyền thống, đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng. - Tăng cường đầu tư về nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Công Thương: Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố trong triển khai các nội dung quy hoạch. - Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn