Xem mẫu

  1. 2007-2008 QUY TẮC CƯ XỬ CỦA HỌC SINH Nhiệm vụ của Học Khu Học Khu Missouri, thành phố Kansas (KCMSD), cùng hợp tác với phụ huynh và cộng đồng, sẽ đào tạo ra những học sinh có kiến thức, kỹ năng và khả năng để hình thành một thái độ cần thiết hầu trở thành những người có kiến thức suốt đời, có khả năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ. Những học sinh ghi danh vào Học Khu Missouri, thành phố Kansas, sẽ là những công dân hữu ích, có trách nhiệm và có khả năng cạnh tranh một cách thành công trong một xã hội toàn cầu luôn thay đổi.
  2. Cuốn Sổ tay Học sinh này Là Tài sản của : _________________________________________________ _ Trường: _______________________________________________________ _ Lớp: __________________________________________________________ _ 2
  3. MỤC LỤC Giới thiệu Quy tắc cư xử của Học sinh . . . . . . .4 Phạm vi Thẩm quyền . . . . . . . . . .5 Phân biệt đối xử hoặc Quấy rối trên Cơ sở Giới tính, Chủng tộc, Tôn giáo, Màu da, Nguồn gốc Quốc gia, Tổ tiên, Tuổi tác, Năng lực và/hoặc Khuynh hướng tình dục. .5 Chánh sách về sự Chuyên cần . .6 Chánh sách về Quy tắc Ăn mặc. . . . . . . . .7 Giám sát Học sinh. . . . . . . . . .8 Trách nhiệm của Học sinh . . . . . . . . .8 Vai trò của Cha mẹ và Học sinh . . . . . . . .8 Trách nhiệm của Học sinh về các Vật dụng thuộc sở hữu của mình . .9 Báo cáo của Học sinh về các Vi phạm. . . . . . . .9 Khách đến tham quan Tài sản của Quận Hạt và/hoặc các sự kiện . . . .10 Quy định về Thông báo về các Quyền về Giáo dục của Gia đình và Luật về Quyền Riêng tư . . . . . . . . .10 Hồ sơ của Học sinh . . . . . . . . . .11 Luật “Không Một Đứa Trẻ Nào Bị Bỏ quên” năm 2001 . . . . .11 Các Quy định về việc Thông báo, yêu cầu và Định nghĩa Theo Luật về Trường Học An Toàn ở Missouri . . . . . .11 I. Hình phạt Nhục hình . . . . . . .13 II. Kỷ luật Bắt buộc đối với một số Vi phạm về Vũ khí . . . .13 III. Vi phạm Nghiêm trọng Chánh sách Kỷ luật của Quận Hạt. . . .13 IV. Các Hành vi Bạo lực. . . . . . . . .14 V. Các Hạn chế trong việc Đến trường nằm trong Quận Hạt . . .14 VI. Các Hạn chế trong việc cho Nghỉ học vì các Vi phạm Nghiêm trọng và Hành vi Bạo lực . . . .14 VII. Họp Phục Hồi . . . . . . .15 Các Vi phạm và Biện pháp Kỷ luật. . . . . . . . .16 I. Các Vi phạm và Biện pháp Kỷ luật Hạng I . . . . .16 II. Các Vi phạm và Biện pháp Kỷ luật Hạng II . . . . .17 III. Các Vi phạm và Biện pháp Kỷ luật Hạng III. . . . . .20 IV. Các Vi phạm và Biện pháp Kỷ luật Hạng IV. . . . . .23 Giải thích Các Biện pháp Kỷ luật . . . . . . . .27 Các Thủ tục cho Nghỉ học và Đuổi học . . . . .29 I. Cho Nghỉ học Ngắn hạn . . . . . . .29 II. Cho Nghỉ học Dài hạn . . . . . . .30 III. Đuổi học . . . . . . . . .31 IV. Cho Nghỉ học và Đuổi học các học sinh có các nhu cầu đặc biệt . .32 V. Học sinh với Chương trình cung cấp nơi ăn, ở , Đoạn 504 .36 Kỷ luật trên xe buýt của nhà trường . . . . . . .37 Các chánh sách đối với học sinh . . . . . . .39 Mẫu Yêu cầu để Chỉ định Thông tin về Học sinh như là thông tin riêng tư . . .40 Tuyên ngôn Nhân quyền và Trách nhiệm về Học vấn . . . . .41 Các Thông tin và số Điện thoại có ích . . . . . .42 Trang Xác nhận . . . . . . . . .43 3
  4. GIỚI THIỆU “QUY TẮC CƯ XỬ CỦA HỌC SINH” Quy tắc Cư xử của Học sinh được thiết kế để khuyến khích học sinh nhận trách nhiệm về những hành động của mình, huấn luyện cho học sinh biết cách tôn trọng quyền của nhửng người khác, làm cho việc học tập được dễ dàng và thúc đNy việc điều hành trong vòng trật tự của tất cả các trường trong Quận Hạt. Quy tắc Cư xử của Học sinh bao gồm nhiều "Hạng" cư xử không đúng đắn sẽ đưa đến các hành động kỷ luật. N hững thái độ được mô tả tiêu biểu cho sự cư xử không đúng đắn thường hay gây gián đoạn nhiều nhất cho tiến trình giáo dục có trật tự. Danh sách không bao gồm mọi hình thức cư xử không đúng đắn mà từ đó kỷ luật sẽ được áp đặt. Học sinh nào phạm phải một hành vi cư xử không đúng đắn không được liệt kê trong Quy tắc Cư xử của Học sinh, nhưng tuy vậy đã gây thiệt hại cho trật tự và kỷ luật trong trường học hoặc đã hướng tới việc làm suy giảm đạo lý và cách cư xử tốt của các học sinh, sẽ thuộc thNm quyền của giáo viên trong lớp và/hoặc của hiệu trưởng. Áp đặt các Biện pháp Kỷ luật Sau mỗi hành vi cư xử không đúng đắn được mô tả là một loạt những biện pháp kỷ luật sẽ được áp đât. Vì tác dụng của Quy tắc Cư xử của Học sinh này, các biện pháp kỷ luật sơ cấp được áp dụng cho học sinh các lớp K-6 và các biện pháp kỷ luật trung cấp được áp dụng cho học sinh lớp 7-12. N hân viên học khu sẽ dung sự phán đoán chuyên nghiệp của mình để xác định xem nên áp dụng các biện pháp kỷ luật nào đối với các hành vi vi phạm liệt kê sau đây mà sẽ tỏ ra hữu hiệu nhất trong việc xử lý việc cư xử không đúng đắn của học sinh, có lưu ý đến các yếu tố sau: • tuổi tác và mức độ trưởng thành của học sinh; • bản chất và mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm; • hồ sơ kỷ luật trước đây của học sinh; • thái độ của học sinh; và • các yếu tố có liên quan khác. Các biện pháp kỷ luật áp dụng cho tất cả học sinh, mặc dầu có những biện pháp đặc biệt phải tuân thủ đối với những học sinh kém năng lực. Khi đưa ra một biện pháp kỷ luật vì hạnh kiểm xấu của học sinh, điều quan trọng cần ghi nhận là vi phạm thứ hai về bất kỳ hành vi vi phạm nào trong lớp sẽ tạo nên một "Vi phạm thứ hai" mà sẽ chịu các " Biện pháp kỷ luật " được liệt kê cho lớp đó. Ngoài ra, một vi phạm tiếp theo của bất kỳ hành vi vi phạm nào trong lớp xứng đáng phải chịu một biện pháp kỷ luật được liệt kê trong mục "Các Vi phạm tiếp theo " trong lớp đó. Chẳng hạn, vào ngày Thứ Hai, một học sinh nhận được giấy gọi đi dự họp về tội "Chống đối cấp có thNm quyền," là một Vi phạm Hạng II. Qua ngày Thứ Ba, cũng học sinh đó nhận được giấy gọi đi họp khác về tội có "Thái độ N guy hiểm," cũng là một Vi phạm Hạng II. Đến ngày Thứ Sáu, cũng học sinh đó lại bị gọi lên văn phòng vì tội có "Thái độ N guy hiểm." Khi một học sinh nhận giấy gọi về tội “Chống đối cấp có thNm quyền " vào ngày Thứ Hai, học sinh đó sẽ nhận những biện pháp kỷ luật liệt kê trong mục "Vi phạm lần đầu" dành cho các Vi phạm Hạng II. Khi một học sinh nhận giấy gọi về tội có "Thái độ N guy hiểm" vào ngày Thứ Ba, học sinh đó sẽ nhận những biện pháp kỷ luật liệt kê trong mục "Vi phạm lần thứ hai" dành cho các Vi phạm Hạng II. Khi một học sinh bị gọi lên văn phòng về tội có "Thái độ N guy hiểm" vào ngày Thứ Sáu, học sinh đó sẽ nhận một trong những biện pháp kỷ luật liệt kê trong mục "Các Vi phạm tiếp theo." Mặc dầu việc bị gọi lên văn phòng là lần thứ hai phảm tội có "Thái độ N guy hiểm," đây là lần vi phạm thứ ba một tội thuộc Vi phạm Hạng II. Do đó, học sinh này phải nhận một biện pháp kỷ luật dưới tên gọi "Các Vi phạm tiếp theo." N hững biện pháp kỷ luật liệt kê trong đoạn nói về " Các Biện pháp Kỷ luật " cho từng hạng vi phạm là những lựa chọn kỷ luật và không cần phải áp đặt theo bất kỳ một thứ tự nào. Hơn nữa, không đòi hỏi là tất cả các lựa chọn kỷ luật được liệt kê phải được sử dụng hết trước khi một học sinh có thể bị kỷ luật về các vi phạm xNy ra lần thứ hai hoặc kế tiếp. 4
  5. PHẠM VI CỦA CÁC CẤP CÓ THẨM QUYỀN Các quy định trong Quy tắc Cư xử của Học sinh này áp dụng cho mọi tình huống trong đó học sinh có can dự vào, kể cả: • các hành động xNy ra trên tài sản của nhà trường; • di chuyển trên xe buýt của nhà trường hoặc bất cứ xe nào khi xe đó được sử dụng để chuyên chở học sinh cho Quận Hạt; • các hoạt động được bảo trợ bên ngoài trường học; • trong khi đi từ nhà đến trường hoặc từ trường về nhà, trong khi chờ phương tiện chuyên chở do nhà trường cung cấp hoặc trong khi chờ hay đi trên xe chuyên chở công cộng đến trường hoặc từ trường về, nếu cách cư xử của học sinh là kết quả hoặc nguyên nhân của một thái độ gây rối loạn trong phạm vi nhà trường; và • các hành vi cư xử xNy ra ngoài tài sản của nhà trường và đe dọa đến sự an toàn của học sinh và nhà trường hoặc gây gián đoạn cho môi trường học tập. Cách cư xử không đúng đắn xNy ra ngoài khuôn viên trường học mà không liên quan đến nhà trường và gây thương tổn cho môi trường giáo dục cũng sẽ bị các biện pháp kỷ luật liên quan đến nhà trường (nghĩa là bị nghỉ học dài hạn và/hoặc bị đuổi học). Ngoài ra, Quận Hạt sẽ xin bồi thường ở mọi cấp xét xử ở đâu mà tài sản của Quận Hạt bị tổn hại, phá hoại hoặc bị đánh cắp. Các vi phạm kỷ luật xNy ra vào cuối niên học có thể đưa đến các hành động kỷ luật và/hoặc các biện pháp kỷ luật áp dụng vào đầu niên học kế tiếp. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ HOẶC QUẤY RỐI TRÊN CƠ SỞ GIỚI TÍNH, CHỦNG TỘC, TÔN GIÁO, MÀU DA, NGUỒN GỐC QUỐC GIA, TỔ TIÊN, TUỔI TÁC, NĂNG LỰC VÀ/HOẶC KHUYNH HƯỚNG TÌNH DỤC Chánh sách của Quận Hạt ngăn cấm sự quấy rối thực sự và dự tính của và phân biệt đối xử đối với học sinh trên cơ sở giới tính, chủng tộc, tôn giáo, màu da, nguồn gốc quốc gia, tổ tiên, tuổi tác, năng lực và/hoặc khuynh hướng tình dục hoặc bất cứ yếu tố nào bị pháp luật cấm đoán, gây nên bởi bất cứ nhân viên nào của Quận Hạt, học sinh hoặc bên thứ ba nào. Sự cấm đoán mở rộng đến hành vi xNy ra trên tài sản, phương tiện chuyên chở của nhà trường, trong mọi chương trình của nhà trường và hoạt động ngoại khóa và các sự kiện do nhà trường bảo trợ, bất kể là các sự kiện đó diễn ra hay không diễn ra trên tài sản của nhà trường. Hành vi phân biệt đối xử và quấy rối phải được trình báo ngay cho hiệu trưởng, hiệu phó hoặc giám đốc điều hành của nhà trường. N hững học sinh nào can dự vào việc phân biệt đối xử và quấy rối bị cấm đoán đều bị kỷ luật, kể cả nghỉ học hoặc đưổi học. N hững nhân viên Quận Hạt nào can dự vào việc phân biệt đối xử và quấy rối bị cấm đoán như vậy cũng sẽ bị kỷ luật, kể cả, nhưng không giới hạn, bị ngưng chức. Ngoài ra, Quận Hạt sẽ có các biện pháp đối với các bên thứ ba nào can dự vào việc phân biệt đối xử và quấy rối bị cấm đoán, kể cả tháp tùng hoặc ngăn cấm người (những người) nào can dự vào từ tài sản của nhà trường, liên hệ với cơ quan thi hành pháp luật tại địa phương và xin lệnh của tòa án hay kiện ra tòa người (những người) này. Xem Chánh sách của Hội Đồng Quản Trị 5
  6. CHÁNH SÁCH CHUYÊN CẦN Đến trường và lớp học chuyên cần là thiết yếu để thành công trong học vấn và lên lớp của học sinh trong Quận Hạt. Sự chuyên cần cũng đặt nền móng trên đó các học sinh có thể xây dựng những cuộc đời hữu ích. Các Yêu cầu Chuyên cần Bắt buộc Theo luật pháp của Tiểu bang Missouri "Cha mẹ/người giám hộ hoặc một người khác trong tiểu bang này đang có trách nhiệm, kiểm soát hoặc trông nom một đứa trẻ ở độ tuổi giữa bày (7) tuổi và mười sáu (16) tuổi sẽ phải làm cho đứa trẻ đó chuyên cần đến các trường công, tư, trường dòng, trường của giáo xứ, trường học tại gia hoặc một sự kết hợp của các trường tương tự, không được dưới một niên học trọn vẹn tại trường mà đứa trẻ đang theo học." (§167.031, RSMo.) Tất cả cha mẹ, người giám hộ hoặc một người khác trong Quận Hat này đang có trách nhiệm hoặc kiểm soát một đứa trẻ dưới bày (7) tuổi có ghi danh vào một trường công từ các lớp mẫu giáo cho đến lớp 2 sẽ phải làm cho đứa trẻ đó đến trường liên tục trong khoảng thời gian Quận Hạt đang ở trong khóa họp trừ khi đưa trẻ đó bị rút ra khỏi trường. Hậu quả N hững học sinh nào vắng mặt quá một số ngày theo quy định của Chánh sách Chuyên cần của Quận Hạt (JED) sẽ không nhận được điểm và sẽ bị ở lại lớp đó trừ khi những sự vắng mặt đó không bị đòi hỏi nữa chiếu theo Chánh sách Chuyên cần. Các Học sinh được lọai trừ Các chánh sách và thủ tục liên quan đến những học sinh mà tiếng Anh là N gôn ngữ thứ hai (ESL) và những học sinh kém năng lực chiếu theo Luật Giáo dục đối với N gười kém năng lực ("IDEA") và/hoặc Đoạn 504 của Luật Hồi phục năm 1983 sẽ có ưu tiên hơn Chánh sách Chuyên cần này bất cứ lúc nào mà chánh sách này trái với các quyền pháp lý được đặc biệt áp dụng cho các học sinh nói trên. Bài làm bù thời gian vắng mặt Sau khi đi học trở lại, học sinh sẽ có thời hạn hai mươi bốn (24) giờ để xin làm bài bù thời gian vắng mặt. Bài làm bù sẽ được cung cấp theo yêu cầu cho mọi trường hợp vắng mặt, kể cả bị cho nghỉ học. Điểm làm bài bù sẽ không bị trừ nếu không nộp lại chậm chiếu theo Chánh sách này. Học sinh tiểu học sẽ được giáo viên thu xếp và giao cho làm bài bù. Sau khi nhận được bài làm, học sinh sẽ có một (1) ngày cho mỗi ngày vắng mặt để làm bài bù. Ở cấp trung học, học sinh, cha mẹ và/hoặc người giám hộ có trách nhiệm thu xếp để bảo đảm làm hết những bài còn thiếu do vắng mặt và bị cho nghỉ học. Sau khi nhận được bài làm, học sinh sẽ có một (1) ngày cho mỗi ngày vắng mặt để làm bài bù và sẽ không bị xuống học lớp dưới vì vắng mặt. Lưu ý: Chúng tôi khuyến khích độc giả xem xét Chánh sách về Việc Vắng mặt của Học sinh và Đơn xin phép (JED) trong tổng thể của nó. 6
  7. CHÁNH SÁCH VỀ QUY TẮC ĂN MẶC Bắt đầu từ lớp mẫu giáo niên học 2000-2001, học sinh trong Quận Hạt sẽ được yêu cầu mặc đống phục. Sẽ có một tiến trình thực hiện hàng năm trong đó mỗi năm sẽ có thêm một (1) lớp tham gia yêu cầu này cho đến năm 2013, khi đó tất cả học sinh ở tất cả các lớp sẽ mặc đồng phục. Tuy nhiên Hội Đồng Quản Trị thừa nhận rằng, trong suốt thời gian chuyển tiếp, trang phục và dáng vẻ của học sinh là những vấn đề lựa chọn cá nhân của học sinh và của cha mẹ và/hoặc người giám hộ của học sinh. Trang phục và dáng vẻ đó của học sinh, trong khi còn ở trong trường, phải phù hợp với các tiêu chuNn và hướng dẫn tổng quát sau đây: 1. Dáng vẻ và trang phục của học sinh phải góp phần vào và hỗ trợ môi trường học đường có lợi cho việc giảng dạy, học tập và tư cách công dân tốt. 2. Học sinh phải sạch sẽ và gọn gang trong trang phục cá nhân và dáng vẻ của mình. 3. Trang phục của học sinh phải che đậy đúng mực những phần riêng tư của cơ thể. 4. Trang phục và dáng vẻ của học sinh không được làm cho học sinh và những người khác xao lãng việc học tập hoặc làm gián đoạn quá trình giáo dục hoặc tạo nguy cơ cho sức khỏe và sự an toàn của học sinh. 5. Áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ và các loại áo cánh của nữ khác phải ngang thắt lưng quần, váy, quần cộc và các y phục khác mặc ở dưới. 6. Áo quần lúc nào cũng phải che dấu được đồ lót bên trong. 7. Lúc nào cũng phải mang giày. Các hạn chế về trang phục của học sinh bao gồm: 1. Cấm mặc áo cánh nữ hình ống, áo cánh nữ có giây buộc sau cổ, áo cánh nữ cắt ngắn và xu chiêng. 2. Cấm mặc áo quần trong suốt hoặc "nhìn xuyên qua được" sẽ để lộ bất kỳ phần riêng tư nào của cơ thể. 3. Mũ lưỡi trai, khăn trùm đầu, nón và kính mát có thể không được mang ở trong nhà trong giờ học. 4. Cấm mặc áo quần nào có thể gây tổn hại cho người và tài sản, kể cả, chẳng hạn như giày có móc sắt. 5. Cấm áo quần hoặc nữ trang nào có chữ hay hình ảnh tục tĩu, thô bỉ hoặc khiêu dâm, quảng cáo cho hoặc khuyến khích việc sử dụng bất hợp pháp ma túy, rượu hay các sản phNm thuốc lá hoặc các hành vi bạo lực. 6. Áo quần thường mặc khi tham dự các hoạt động ngoại khóa do nhà trường bảo trợ hoặc các hoạt động thể thao có thể được phép mặc đến trường khi được người bảo trợ hay huấn luyện viên chấp thuận. Các ví dụ bao gồm: trưởng toán cổ vũ, toán tập luyện và đồng phục của ban nhạc, áo thi đấu v.v… N hà trường có thể cho phép một số ngoại lệ trong những trường hợp đặc biệt, kể cả, nhưng không giới hạn, các nhu cầu về y tế hoặc tôn giáo, các ngày lễ hoặc trình diễn đặc biệt và có thể quy định thêm trang phục trong một số lớp như lớp tập thể thao, lớp học nghề và phòng thí nghiệm. Lưu ý: Chúng tôi khuyến khích độc giả xem xét Chánh sách về Trang phục và Đồng phục của Học sinh (JFCA) trong tổng thể của nó. 7
  8. GIÁM SÁT HỌC SINH Tất cả nhân viên của Quận Hạt có trách nhiệm chăm sóc và giám sát học sinh đều được phép bắt học sinh phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi gây mất trật tự ở trường, đối với bất kỳ tài sản nào của nhà trường, trên bất kỳ xe buýt nào của nhà trường đưa đến trường và từ trường trở về hoặc bất kỳ xe nào khi xe đó được sử dụng để chuyên chở học sinh cho Quận Hạt trong các hoạt động do nhà trường bảo trợ hoặc trong những lúc nghỉ hay tạm ngưng. N hân viên của trường có thể sử dụng sức mạnh thể chất của mình một cách hợp lý và cNn thận để kiếm chế một học sinh mà hành vi của nó được tin một cách hợp lý là sẽ mang lại tổn thương cho bất kỳ người nào, kể cả học sinh. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Tất cả học sinh trong Quận Hạt sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình đối với tài sản của nhà trường. Việc học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ không đọc Quy tắc cư xử của Học sinh này và không ký tên vào phần Xác nhận nơi trang 45 sẽ không làm cho học sinh khỏi phải chịu trách nhiệm về cách cư xử của họ và nhận các biện pháp kỷ luật có liệt kê trong Quy tắc cư xử của Học sinh. VAI TRÒ CỦA CHA MẸ VÀ HỌC SINH Bằng cách thực hiện một cách đồng bộ Quy tắc cư xử của Học sinh, Hội Đồng Quản Trị nhà trường tin rằng các hoạc sinh, cha mẹ và/hoặc người giám hộ của họ phải giữ vai trò then chốt. Cha Me/Người Giám hộ sẽ: 1. Thiết lập và duy trì trong gia đình một thái độ tích cực đối với giáo dục. 2. Chứng tỏ sự quan tâm tích cực đối với bài làm ở nhà và sự tiến bộ của con cái mình qua sự giao tiếp thường xuyên với nhà trường. 3. Giúp đỡ con cái giử gìn sự sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề và có dáng vẻ. 4. Bảo đảm rằng con cái của mình đi học chuyên cần và đúng giờ. 5. Báo cáo và giải thích cho nhà trường về bất kỳ sự vắng mặt nào hoặc đến trường trễ. 6. Phối hợp và giúp đỡ nhân viên nhà trường phát triển một kế hoạch khi con cái của mình can dự vào một vấn đề về kỷ luật. 7. Làm quen với Quy tắc cư xử của Học sinh và các quy tắc của nhà trường và của lớp học và khuyến khích cùng giúp đỡ con cái của mình trong việc tuân theo các quy tắc đó trong lớp, tại trường, trên xe buýt và trong các hoạt động ở trường. 8. Sẵn sàng trao đổi với nhân viên nhà trường, đặc biệt về bài làm ở lớp, kỷ luật và các vấn đề khác có thể phát sinh. 9. Tham dự buổi họp tại trường với giáo viên (các giáo viên) trong vòng năm (5) ngày kể từ ngày nhận phiếu báo cáo nếu con cái của mình nhận được điểm "F" về bất kỳ môn nào hoặc điểm xấu về cách cư xử. 10. Tham dự các hoạt động ở trường của con cái mình. 11. Giúp đỡ nhà trường trong việc thúc đNy sự an toàn của con cái mình bằng cách ngăn cản các vật dụng như Starter Jackets, nữ trang, giày thể thao có thương hiệu và/hoặc áo quần đắt tiền. 8
  9. Học sinh sẽ: 1. Đi học mỗi ngày. 2. Đi học đúng giờ và tham dự tất cả các lớp. 3. ChuNn bị đến lớp với bài làm và các dụng cụ thích hợp. 4. Tự làm lấy bài làm của mình. Hãy chỉnh tề, sạch sẽ, ăn mặc đúng cách và có dáng vẻ đàng hoàng. 6. Cư xử một cách an toàn và có trách nhiệm. 7. Tỏ ra tôn trọng mọi người và tài sản. 8. Tìm sự giúp đỡ nơi nhân viên nhà trường khi gặp vấn đề liên quan đến trường hoặc cá nhân. 9. Tuân thủ quy tắc và quy định do nhà trường, giáo viên trong lớp thiết lập và Quy tắc cư xử của Học sinh. 10. N hận trách nhiệm về các hành động của chính mình. 11. Kiềm chế đừng mặc áo quần nào có thể gây tổn hại về vật chất hoặc quan trọng cho sự an toàn của mình. N hững vật dụng như Starter Jackets, nữ trang, giày thể thao có thương hiệu và/hoặc áo quần đắt tiền không được khuyến khích. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC VẬT DỤNG THUỘC SỞ HỮU CỦA MÌNH Học sinh chịu trách nhiệm về bất kỳ hàng hóa lậu thuế nào mà chúng sở hữu. Hành hóa lậu thuế được định nghĩa là ma túy, vũ khí, rượu và/hoặc mọi vật dụng bị cho là bất hợp pháp hoặc không được cho phép chiếu theo luật pháp của tiểu bang Missouri và của liên bang, chánh sách của Hội đồng Quản trị hoặc Quy tắc cư xử của Học sinh. Vì tác dụng của Quy tắc cư xử của Học sinh, các vật dụng được cho là do học sinh sở hữu nếu các vật dụng đó được tìm thấy tại một trong những nơi sau đây: • áo quần của học sinh (nhu túi, áo vét, giày, vớ, nón v.v...), • ví /túi đựng sách vở của học sinh, • bàn học sinh, • ngăn kéo của học sinh, và/hoặc • xe hơi của học sinh đậu trên tài sản nhà trường. Trách nhiệm của mỗi học sinh là phải kiểm tra vật dụng thuộc sở hữu của mình để xem có hàng lậu thuế hay không trước khi vào trường, trên bất kỳ xe buýt nào của nhà trường đến và từ trường trở về hoặc bất kỳ xe nào khi xe này được sử dụng để chuyên chở học sinh cho Quận Hạt và cho các hoạt động do nhà trường bảo trợ. BÁO CÁO CỦA HỌC SINH VỀ CÁC VI PHẠM Bất kỳ học sinh nào có quan sát và biết môt học sinh nào có vũ khí, rượu hoặc một chất bất hợp pháp trên tài sản của nhà trường hoặc trong một buổi lễ tại trường sẽ báo cáo ngay thông tin này cho giáo viên, hiệu trưởng hoặc Tổng Quản trị . N hân viên Quận Hạt sẽ cố gắng để bảo vệ danh tánh của người báo cáo các vi phạm quy tắc cư xử. Hiệu trưởng sẽ thông báo ngay cho Tổng Quản trị hoặc người được ủy quyền. Bất kỳ vũ khí, rượu hoặc chất bất hợp pháp nào tìm thấy được sẽ bị tịch thu ngay lập tức, sau đó thông báo cho cha mẹ, người giám hộ hoặc những người nào có quan hệ bà con với học sinh can dự và biện pháp kỷ luật thích ứng sẽ được áp dụng lên đến và kể cả, cho nghỉ học dài hạn và chuyển cho cơ quan thi hành luật pháp tại địa phương. 9
  10. KHÁCH ĐẾN THAM QUAN TÀI SẢN CỦA QUẬN HẠT / CÁC SỰ KIỆN Khi đến tham quan bất kỳ trường nào của Quận Hạt, khách phải tự kiểm soát mình chiếu theo Đoạn KK (Khách đến thăm Tài sản của Quận Hạt/Các Sự kiện) Chánh sách của Hội Đồng Quản Trị, đã được đưa lên trang mạng của Quận Hạt. Chúng tôi khuyến khích độc giả xem xét “Khách đến tham quan Tài sản của Quận Hạt/Các Sự kiện” trong tổng thể của nó. QUY ĐNNH VỀ THÔNG BÁO VỀ CÁC QUYỀN VỀ GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH VÀ LUẬT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ ("FERP A") THÔNG TIN SAU ĐÂY ĐƯỢC CUNG CẤP CHIẾU THEO CÁC QUY ĐNNH CỦA LUẬT LIÊN BANG VỀ SỰ RIÊNG TƯ VÀ CÁC QUYỀN VỀ GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH Quận Hạt được ủy nhiệm để thông báo cho từng cha mẹ, người giám hộ và học sinh hội đủ điều kiện rằng một "Danh mục Thông tin" có thể được các viên chức nhà trường phổ biến bằng ấn phNm hoặc ấn bản điện tử của Quận Hạt. N hững thông tin như vậy có thể được xem như là một "hồ sơ công cộng" mà phải được phổ biến theo yêu cầu của bất kỳ người nào yêu cầu nó chiếu theo Luật Missouri Sunshine. Danh mục Thông tin là những thông tin do Quận Hạt chỉ định, mà nếu được tiết lộ, sẽ không được xem là gây nguy hại hoặc xâm phạm sự riêng tư. Quận Hạt chỉ định những mục sau đây làm Danh mục Thông tin: 1. Học sinh từ Mẫu giáo đến Lớp 8 Tên học sinh; tên cha mẹ học sinh; ngày sinh; lớp; chỉ định xe buýt; tình trạng ghi danh (nghĩa là toàn thời gian hay bán thời gian); tham gia vào các hoạt động của nhà trường và các hoạt động thể thao; cân nặng và chiều cao của các thành viên đội tuyển lực sĩ; ngày nhập học; bằng khen và huy chương nhận được; công trình nghệ thuật và giáo trình do Quận Hạt trưng bày; tên trường theo học gần đây nhất; và ảnh, băng video, hình ảnh kỹ thuật số và âm thanh thu lại trừ khi ảnh, băng video, hình ảnh kỹ thuật số và âm thanh thu lại đó bị xem là gây nguy hại hoặc xâm phạm sự riêng tư. 2. Học sinh Trung học và Học sinh Trường Dạy Nghề Tên học sinh; tên cha mẹ học sinh; ngày sinh; lớp; chỉ định xe buýt; tình trạng ghi danh (nghĩa là toàn thời gian hay bán thời gian); tham gia vào các hoạt động của nhà trường và các hoạt động thể thao; cân nặng và chiều cao của các thành viên đội tuyển lực sĩ; ngày nhập học; bằng khen và huy chương nhận được; công trình nghệ thuật và giáo trình do Quận Hạt trưng bày; tên trường theo học gần đây nhất; và ảnh, băng video, hình ảnh kỹ thuật số và âm thanh thu lại trừ khi ảnh, băng video, hình ảnh kỹ thuật số và âm thanh thu lại đó bị xem là gây nguy hại hoặc xâm phạm sự riêng tư. Luật pháp liên bang đòi hỏi những trường nào trong quận hạt có nhận ngân khoản của liên bang chiếu theo Luật “Không Một Đứa Trẻ N ào Bị Bỏ Quên” ban hành năm 2001 nhằm cung cấp Danh mục Thông tin, theo yêu cNu, cho các nhà tuyển dụng của quân đội, trừ khi cha mẹ đã thông báo cho Quận Hạt là họ không muốn thông tin được tiết lộ mà không được sự ưng thuận trước của họ. Mẫu ưng thuận có nơi trang 40 Quy tắc cư xử của Học sinh hoặc tại trường học của con quý vị. 10
  11. HỒ SƠ CỦA HỌC SINH (như được áp dụng cho các nhà tuyển dụng của quân đội ) Quận Hạt có thể thông báo cho cha mẹ và/hoặc người giám hộ của học sinh trung học rằng việc phổ biến tên, địa chỉ và số điện thoại của học sinh là bắt buộc đối với các nhà tuyển dụng của quân đội và các cơ sở giáo dục cao hơn theo yêu cầu. Cha mẹ, người giám hộ và học sinh hội đủ điều kiện có thể yêu cầu Quận Hạt không phổ biến những thông tin này và Quận Hạt sẽ tuân theo yêu cầu này. Lưu ý: Chúng tôi khuyến khích độc giả xem xét “Chánh sách về Hồ sơ Học sinh (JO-R)” trong tổng thể của nó. LUẬT “KHÔNG MỘT ĐƯA TRẺ NÀO BN BỎ QUÊN” NĂM 2001 Đối với bất kỳ học sinh nào đi học đang nhận được ngân khoản theo Mục I, Quận Hạt sẽ cung cấp, theo yêu cầu của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, thông tin liên quan đến năng lực chuyên môn của giáo viên của học sinh phù hợp với các yêu cầu pháp lý áp dụng được. Theo yêu cầu, Quận Hạt buộc phải cung cấp đúng lúc các thông tin sau đây: • khi giáo viên đáp ứng được yêu cầu về năng lực và tiêu chuNn cấp phép do tiểu bang quy định cho bậc học đó và theo lãnh vực trong đó giáo viên sẽ giảng dạy; • giáo viên giảng dạy theo quy chế khNn cấp hay tạm thời theo đó yêu cầu về năng lực hoặc tiêu chuNn cấp phép được miễn trừ; • con của quý vị được các giáo viên phụ tá có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ và, nếu vậy, yêu cầu về năng lực của họ; và • loại bằng tú tài nào giáo viên có và bất kỳ chứng chỉ tốt nghiệp hoặc bằng cấp nào giáo viên có và môn học của chứng chỉ đó. N goài thông tin mà cha mẹ và/hoặc người giám hộ yêu cầu, Quận Hạt phải cung cấp cho từng cá nhân cha mẹ hoặc người giám hộ các thông tin sau đây: • thông tin về cấp độ thành tích của con em của cha mẹ hoặc người giám hộ trong mỗi lần lượng giá học lực của tiểu bang, theo yêu cầu của phần này; và • thông báo kịp thời rằng con em của cha mẹ hoặc người giám hộ đã được giáo viên không có năng lực cao giao bài cho hoặc giảng dạy trong bốn (4) tuần liên tiếp hoặc lâu hơn. CÁC QUY ĐNNH VỀ VIỆC THÔNG BÁO, YÊU CẦU VÀ ĐNNH NGHĨA THEO LUẬT VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN Ở MISSOURI (Được cung cấp chiếu theo các Quy định của Luật về Trường học An toàn) Theo luật pháp tiểu bang, những nhà quản trị học đường buộc phải báo cáo các hành vi bạo hành trong trường học cho các giáo viên và các nhân viên khác của Quận Hạt có nhu cầu được biết. N hân viên của Quận Hạt có "nhu cầu được biết" là những nhân viên nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp về giáo dục của học sinh hoặc là những người tương tác với học sinh trên cơ sở nghề nghiệp trong khi họ hành động trong phạm vi các nhiệm vụ được giao phó. Các nhà quản trị học đường sẽ báo cáo cho cơ quan thi hành pháp luật, càng sớm càng tốt, bất kỳ trọng tội nào trong số những trọng tội sau đây hoặc bất kỳ hành vi nào mà, nếu do một người thành niên phạm phải, sẽ là một trong những trọng tội sau đây nếu phạm phải trong nhà trường, kể cả, nhưng không giới hạn, các hành động trên bất kỳ xe buýt nào đang hoạt động của nhà trường nhân danh Quận Hạt hoặc có dính liếu tới các hoạt động của nhà trường: 11
  12. 1. Tội giết người Cấp độ 1 theo đoạn 565.020, RSMo.; 2. Tội giết người Cấp độ 2 theo đoạn 565.021, RSMo.; 3. Tội Bắt cóc theo đoạn 565.110, RSMo.; 4. Tội Hành hung Cấp độ 1 theo đoạn 565.050, RSMo.; 5. Tội Cưỡng bức Hiếp dâm theo đoạn 566.030, RSMo.; 6. Tội Cưỡng bức Giao cấu qua hậu môn theo đoạn 566.060, RSMo.; 7. Tội ăn trộm có bẻ khóa Cấp độ 1 theo đoạn 569.160, RSMo.; 8. Tội ăn trộm có bẻ khóa Cấp độ 2 theo đoạn 569.170, RSMo.; 9. Tội ăn trộm Cấp độ 1 theo đoạn 569.020, RSMo.; 10. Tội Phân phối Ma túy theo đoạn 195.211, RSMo.; 11. Tội Phân phối Ma túy cho Trẻ Vị thành niên theo đoạn 195.212, RSMo.; 12. Tội cố ý gây Hỏa hoạn Cấp độ 1 theo đoạn 569.040, RSMo.; 13. Tội N gộ sát cố ý theo đoạn 565.023, RSMo.; 14. Tội N gộ sát vô tình theo đoạn 565.024, RSMo.; 15. Tội Hành hung Cấp độ 2 theo đoạn 565.060, RSMo.; 16. Tội Hiếp dâm theo đoạn 566.040, RSMo.; 17. Trọng tội có kiềm chế theo đoạn 565.120, RSMo.; 18. Tội gây Thiệt hại về Tài sản Cấp độ 1 theo đoạn 569.100, RSMo.; 19. Tội Sỡ hữu Vũ khí theo đoạn 571, RSMo.; 20. Tội Hành hạ Trẻ em Cấp độ 1 theo đoạn 566.067, RSMo.; 21. Tội Hiếp dâm chệch hướng theo đoạn 566.070 RSMo.; 22. Tội N goại tình có can dự đến Trẻ em theo đoạn 566.083 RSMo.; và/hoặc 23. Tội Lạm dụng Tình dục theo đoạn 566.100 RSMo. Cơ quan thi hành luật pháp sẽ được thông báo về mọi tình huống theo đó cách cư xử của học sinh vi phạm luật pháp của tiểu bang và các quy định của thành phố. Quận Hạt sẽ phối hợp một cách đầy đủ với bất kỳ một cuộc điều tra nào và khuyến khích nhân viên khởi tố những học sinh can dự vào cách cư xử nào gây tổn hại cơ thể cho chúng. N goài ra, nếu Quận Hạt được một nhân viên cảnh sát phụ trách thiếu nhi phạm pháp thông báo rằng đơn khiếu tố đã nộp cho Tòa án buộc tội một học sinh đã phạm tội đối với người hoặc tài sản thì các giáo viên và nhân viên khác của Quận Hạt có nhu cầu được biết cũng sẽ được thông báo về thông tin này. Bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc phạm tội sẽ được giữ bí mật vả chỉ được sử dụng với mục đích giới hạn nhằm đảm bảo rẳng trật tự và kỷ luật đã được duy trì trong trường học. Thông tin này không thể được sử dụng như là một cơ sở độc nhất để không cung cấp dịch vụ giáo dục cho học sinh. N ếu Chương trình Giáo dục Cá thể (Individualized Education Plan - IEP) của một học sinh có chỉ ra rằng tình trạng của học sinh đó có bao gồm một hành vi bạo lực và rằng thông tin sẽ được cung cấp cho các giáo viên và nhân viên khác của Quận Hạt có nhu cầu được biết. 12
  13. I. Hình phạt nhục hình Hình phạt nhục hình được định nghĩa là bất kỳ hành động sử dụng sức mạnh thân thể nảo đối với một học sinh với mục đích kỷ luật. Không một ai do Quận Hạt tuyển dụng hoặc tự nguyện để nhân danh Quận Hạt sẽ áp đặt hoặc là nguyên nhân gây ra việc áp đặt hình phạt nhục hình lên một học sinh đang theo học các trường thuộc Quận Hạt. Tuy nhiên, một nhân viên Quận Hạt có thể sử dụng sức mạnh thân thể một cách hợp lý đối với học sinh mà không cần thông báo trước cho hiệu trưởng nếu điều đó là thiết yếu để tự vệ, duy trì trật tư hoặc để bảo vệ những người khác hoặc tài sản của Quận Hạt. II. Kỷ luật Bắt buộc đối với một số Vi phạm về Vũ khí N ếu một học sinh được xác định là đã mang vào trường hoặc tài sản của nhà trường bất kỳ vũ khí nào trong số các vũ khi sau đây, vi phạm chánh sách này hoặc các chánh sách khác của Quận Hạt, học sinh đó sẽ bị cho nghỉ học trong một thời gian không dưới một (1) năm tính theo lịch hoặc bị đề nghị đuổi học, trừ khi được Tổng Quản trị thay đổi lệnh cho nghỉ học hoặc đề nghị đuổi học trên cơ sở từng trường hợp một: súng, dúi cui, súng có thể ngụy trang, vũ khí gây nổ, bộ phận hãm thanh của súng, súng hơi, dao, quả đấm sắt, súng máy, vũ khí phóng đạn, súng trường, shotgun, “spring gun”, "taser" (hoặc súng làm cho tê liệt), hoặc dao bấm. Để áp dụng đoạn này, "dao" có nghĩa là một con dao găm, dao găm nhỏ hoặc một dụng cụ có lưỡi mà hoàn toàn có thể gây tổn hại trầm trọng cho cơ thể hoặc tử vong bằng cách chém hoặc đâm. Trong việc xác định xem một học sinh có bị cho nghỉ học bắt buộc một (1) năm hay không, từ "con dao" sẽ không bao gồm bất kỳ loại dao bỏ túi thông thường nào có lưỡi dài bốn inch hay ngắn hơn. Tuy nhiên, loại dao bỏ túi thông thường nào có lưỡi dài như vậy bị xem là "vũ khí " vì thuật ngữ này được sử dụng trong chánh sách này và trong các chánh sách khác của Quận Hạt và việc sở hữu, bán, sử dụng, hoặc chuyển giao một con dao bỏ túi trong trường học sẽ làm cho học sinh phải bị biện pháp kỷ luật, kể cả, nhưng không giới hạn, cho nghỉ học và/hoặc đuổi học. III. Vi phạm Nghiêm trọng Chánh sách Kỷ luật của Quận Hạt Tất cả các Vi phạm Hạng III và IV của Quy tắc cư xử của Học sinh đều được xem là các vi phạm nghiêm trọng chánh sách kỷ luật của Quận Hạt. IV. Các Hành vi Bạo lực Chiếu theo Luật về Trường học An toàn, câu "hành vi bạo lực tại trường học " hoặc "thái độ bạo lực" có nghĩa là học sinh sử dụng sức mạnh thân thể với chủ định gây tổn thương cơ thể trầm trọng cho người khác trong khi đang ở trên tài sản nhà trường, kể cả xe buýt đang hoạt động nhân danh Quận Hạt hoặc đang can dự vào các hoạt động của nhà trường. “Tổn thương Cơ thể Trầm trọng " là tổn thương cơ thể gây nên nguy cơ tử vong quan trọng hoặc gây nên sự biến dạng trầm trọng hoặc mất hay làm suy giảm kéo dài chức năng của bất kỳ phần nào trong cơ thể. Ví dụ, hành hung học sinh, giáo viên hoặc bất kỳ nhân viên nào của Quận Hạt và hành hung cấp độ 3 đểu bị coi là những hành vi bạo lực. 13
  14. V. Các Hạn chế trong việc Đến trường nằm trong Quận Hạt Không một học sinh nào được thu nhận hoặc ghi danh lại vào một chương trình giáo dục thường xuyên nếu a) học sinh đó bị kết tội, b) cáo trạng hoặc thông tin đã được đưa ra đối với học sinh và chưa có phán quyết nào được tìm thấy, c) đơn khiếu tố đã nộp cho Tòa án theo Đoạn 211.091 RSMo.buộc tội một học sinh đã phạm tội và chưa có phán quyết nào được tìm thấy hoặc d) một người đã bị xét xử do vi phạm, mà nếu là một người thành niên vi phạm thì hành vi đó phải là một trong những hành vi sau đây: • Tội giết người Cấp độ 1; • Tội giết người Cấp độ 2; • Tội Hành hung Cấp độ 1; • Tội Cưỡng bức Hiếp dâm; • Tội Cưỡng bức Giao cấu qua hậu môn; • Tội ăn trộm Cấp độ 1; • Tội Phân phối Ma túy cho Trẻ Vị thành niên; • Tội Cố ý gây Hỏa hoạn Cấp độ 1; • Tội Ăn cắp coi như một Trọng tội, Hạng A; • Tội Giao cấu; và/hoặc • Tội Giao cấu qua hậu môn với trẻ vị thành niên. Đoạn này sẽ không cấm việc thu nhận hoặc ghi danh lại của bất kỳ học sinh nào nếu đơn khiếu tố đã bị bác bỏ hoặc khi học sinh đã được miễn tố hoặc được xử là không vi phạm bất kỳ hành vi nào trong số những hành vi nói trên. Ngoài ra, đoạn này sẽ không áp dụng cho học sinh kém năng lực, đã được nhận diện là hội đủ điều kiện theo tiêu chuNn của tiểu bang, mà bị kết tội hoặc bị xét xử là có tội do một hành động liên quan đên sự kém năng lực của học sinh đó. Sau cùng, không có điều nào trong đoạn này sẽ bị diễn dịch để cấm một Quận Hạt cung cấp một chương trình giáo dục thay thế không cho Quận Hạt đó ghi danh học sinh vào một chương trình giáo dục thay thế nếu Quận Hạt xác định rằng việc ghi danh như vậy là thích hợp. VI. Các Hạn chế trong việc cho Nghỉ học vì các Vi phạm Nghiêm trọng và Hành vi Bạo lực N hững học sinh do bất kỳ một vi phạm nào trong số những vi phạm liệt kê trong “Các Quy định về việc Thông báo, Yêu cầu và Định nghĩa” chiếu theo Luật về Trường học An toàn ở Missouri hoặc do bất kỳ một hành vi bạo lực nào hoặc do bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến ma túy được chánh sách của Quận Hạt quy định là một vi phạm nghiêm trọng đến kỷ luật học đường chiếu theo Đoạn III “Vi phạm N ghiêm trọng Chánh sách Kỷ luật của Quận Hạt” và Đoạn IV “Các Hảnh vi Bạo lực”, sẽ được yêu cầu, coi như là một điều kiện của việc nghỉ học của học sinh đó, rằng học sinh đó không được phép, trong khi đang còn nghỉ học, ở cách bất kỳ trường nào thuộc Quận Hạt mà học sinh đó đã theo học trong vòng một ngàn (1000) feet trừ khi học sinh đó: • ở dưới sự giám sát trực tiếp của cha mẹ hoặc người giám hộ của mình; • ở dưới sự giám sát trực tiếp của một người thành niên khác do cha mẹ hoặc người giám hộ của mình chỉ định trước, bằng văn bản gởi đến hiệu trưởng của trường đã cho học sinh nghỉ học; • học một trường thay thế nằm cách trường thuộc Quận Hạt mà học sinh đó đã theo học trong vòng một ngàn (1000) feet; hoặc • cư trú cách bất kỳ trường nào thuộc Quận Hạt mà học sinh đó đã theo học trong vòng một ngàn (1000) feet, trong trường hợp này, học sinh có thể ở tại nơi cư trú của mình mà không cần sự giám sát trực tiếp của một người thành niên. 14
  15. Bất kỳ học sinh nào vi phạm điều kiện nghỉ học bắt buộc chiếu theo đoạn này có thể phải bị đuổi học hoặc bị cho nghỉ học thêm chiếu theo đoạn “Các Vi phạm và Hậu quả”. Bằng cách quyết định như vậy, Quận Hạt sẽ xem xét coi học sinh có tạo thành mối đe dọa cho sự an toàn của bất kỳ học sinh khác hoặc nhân viên nhà trường hay không và sự hiện diện không có người giám sát của học sinh đó chỉ cách trường trong vòng một ngàn (1000) có gây rối loạn cho chánh sách kỷ luật của nhà trường hay không. Việc loại bỏ bất kỳ học sinh kém năng lực nào thuộc quyền của tiểu bang và liên bang. VII. Họp Phục hồi Trước khi thu nhận và cho ghi danh lại bất kỳ học sinh nào đã bị cho nghỉ học hoặc bị đuổi học chiếu theo Chánh sách này, phải tổ chức một buổi họp để xem xét lại cách cư xử của học sinh mà đã đưa đến việc nghỉ học hoặc đuổi học và mọi hành động chấn chỉnh cần thiết để ngăn ngừa những trường hợp có thể xNy ra trong tương lai đối với cách cư xử như vậy hoặc có liên quan đến cách cư xử. Buổi họp này sẽ gồm có những viên chức thích hợp của nhà trường, kể cả bất kỳ giáo viên nào có can dự vào cách cư xử mà đã đưa đến việc nghỉ học hoặc đuổi học, học sinh và cha mẹ/người giám hộ của học sinh hoặc bất kỳ cơ quan nào có thNm quyền về pháp lý, chăm sóc, canh giữ hoặc kiểm soát học sinh đó. Hội Đồng Quản Trị nhà trường sẽ thông báo bằng văn bản cho cha mẹ/người giám hộ và tất cả các bên khác về ngày giờ, địa điểm và chương trình nghị sự của buổi họp. Việc không tham dự của bất cứ bên nào sẽ không ngăn cản việc tổ chức buổi họp này. 15
  16. SẼ LIÊN HỆ VỚI CHA MẸ/NGƯỜI GIÁM HỘ TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP VỀ CÁC VI PHẠM CỦA HỌC SINH I. VI PHẠM – HẠNG I Trễ quá nhiều lần #104 Là việc không báo cáo, được lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có lý do được chấp nhận, cho các lớp học được giao phó hoặc cho các khu vực giảng dạy khác sau "chuông rung báo trễ" (nghĩa là năm (5) lần trễ không xin phép trong một quý). Việc không Tuân theo Quy tắc về Trang phục đã được chấp thuận #105 Là trang phục và dáng vẻ có thể gây rối loạn cho tiến trình giảng dạy hoặc gây nên một vấn đề về sức khỏe hay sự an toàn. I. CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT HẠNG I TIỂU HỌC TRUNG HỌC Vi phạm lần đầu Vi phạm lần đầu • Họp nội bộ trong trường • Họp nội bộ trong trường • Cấm túc – Tùy giáo viên lựa chọn • Cấm túc – Tùy giáo viên lựa chọn • Giữ lại trường • Giữ lại trường (1-3 ngày) (1-3 ngày) Vi phạm lần thứ hai • Họp với Cha me/N gười Giám hộ Vi phạm lần thứ hai • Giữ lại trường • Họp với Cha me/N gười Giám hộ (4-5 ngày) • Đi học ngày thứ bảy • Cho nghỉ học ngắn hạn • Giữ lại trường (4-5 ngày) (1-3 ngày) • Cho nghỉ học ngắn hạn (1-3 ngày) Vi phạm lần kế tiếp • Giữ lại trường (5 ngày) • Cho nghỉ học ngắn hạn Vi phạm lần kế tiếp (3-5 ngày) • Cho nghỉ học ngắn hạn (4-5 ngày) Ngoài các biện pháp kỷ luật trên đây, quản trị viên và/hoặc giáo viên trong lớp cũng sẽ, khi nào thích hợp, sử dụng các sự can thiệp trong nội bộ lớp hoặc trường để đối phó với cách cư xử của học sinh. 16
  17. II. VI PHẠM - HẠNG II Sở hữu, Trưng bày và/hoặc Phân phối các vật dụng tục tĩu #203 Là Sở hữu, Trưng bày hoặc Phân phối các vật dụng tục tĩu xúc phạm lề thói xã hội và đạo lý. Cờ bạc #204 Là tham gia các trò chơi may rủi ăn tiền và/hoặc các vật có giá trị. Cách cư xử gây cản trở trong Lớp, Trường học hoặc trong các Hoạt động của trường #205 Là những hành vi và cách cư xử có chủ định trong lớp, trong trường hoặc trong phạm vi của trường gây rối loạn cho tiến trình giáo dục (nghĩa là nói chuyện, làm ồn, rời ghề ngồi không xin phép v.v...). Ngoài ra, cấm học sinh không được mang đến trường những vật dụng gây cản trở, kể cả, nhưng không giới hạn, nhiều tiền, máy nhắn tin, điện thoại di động, radio xách tay, TV, máy thu băng và các thiết bị âm thanh và điện tử. Ban quản trị nhà trường có quyền tịch thu mọi thiết bị điện tử và chỉ trả lại cho cha me/người giám hộ của học sinh mà thôi. Cách cư xử gây cản trở trên Xe buýt của nhà trường hoặc tại Trạm Xe buýt của nhà trường #206 Là việc phạm bất kỳ vi phạm nào được liệt kê trong Quy tắc cư xử của Học sinh trên xe buýt của nhà trường hoặc tại trạm xe buýt của nhà trường. Nếu loại vấn đề này xẩy ra với một học sinh kém năng lực, thì Chương trình Giáo dục Cá thể (IEP) của học sinh sẽ được xem xét lại và phương tiện chuyên chở thay thế sẽ được “Multidisciplinary Team” cứu xét. Nếu cách cư xử được xác định là không liên quan đến tình trạng kém năng lực của học sinh thì học sinh đó sẽ chịu các biện pháp kỷ luật do việc cư xử không đúng cách như đã quy định tại các phần khác trong Quy tắc cư xử của Học sinh. Biện pháp kỷ luật có thể có là mất quyền đi xe trong một (1) năm. Xem thường các cấp có Thẩm quyền #301 Là từ chối không tuân theo các hướng dẫn của nhân viên nhà trường hoặc nội quy của lớp hay của trường. Sử dụng Lời nói Tục tằn, Dâm ô, Xúc phạm hoăc Trần tục #302 Là việc sử dụng bất kỳ lời nói, hành vi, nhận xét hoặc từ ngữ không được hoan nghênh, tên hoặc nói xấu hoặc bất kỳ cách ứng xử nào khác kể cả cử chì dâm ô, xúc phạm đến tính khiêm nhường hoặc phép lịch sự. Bất kỳ lời nói xấu, lời nói bóng gió nào hoặc các cư xử bằng lời nói hoặc thân thể khác về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, màu da, nguồn gốc quốc gia, tổ tiên, tuổi tác, năng lực, khuynh hướng tình dục hoặc bất kỳ yếu tố nào khác bị luật pháp cấm đoán, có mục đích hoặc tác dụng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục đầy hăm dọa, thù địch hoặc xúc phạm. Xúi giục Đánh nhau/Góp phần tạo nên một Tình trạng Rối loạn #305 Là việc một học sinh khác thúc đNy có chủ định hoặc bào chữa cho một cách cư xử không đúng đắn của học sinh với mục đích làm rối loạn bất kỳ hoạt động nào của nhà trường và lớp học. Vi phạm này bao gồm, nhưng không giới hạn, việc sử dụng dấu hiệu bằng tay, hình vẽ lên tường hay quần áo liên quan đến băng đảng. Cách cư xử Nguy hiểm #307 Là cư xử theo một cách nào đó mà có thể gây tổn thương cho học sinh, giáo viên hoặc nhân viên văn phòng khác (như chạy qua các sảnh, chơi cưỡi ngựa, đô vật, sử dụng không hợp cách các thiết bị, vật dụng v.v…). Bất kỳ tổn thương cơ thể nào do cách cư xử nguy hiểm của một học sinh mang lại đều được coi là tội Hành hung Cấp độ 3 và có thể chịu các Biện pháp Kỷ luật hạng IV. 17
  18. Sở hữu những Chất Không được Kiểm soát #308 Là việc phân phối, mưu toan phân phối hoặc sở hữu với ý định phân phối (sở hữu một chất mà chất lượng, bao bì hoặc các tình huống khác chứng tỏ ý định hoặc cố gắng bán hoặc phân phối chất đó) một chất không được kiểm soát mà theo sự trình bày thì đó là một chất không được kiểm soát. Lưu ý: Bộ phận An ninh của Quận Hạt phải được liên hệ để thực hiện việc phân tích xem có ma túy trong chất đó không. N ếu phân tích cho thấy ma túy là âm tính thì sẽ áp dụng Biện pháp kỷ luật hạng II. N ếu là dương tính thì phải liên hệ và thông báo cho cơ quan thi hành luật pháp về vi phạm này. N goài ra, học sinh sẽ bị Biện pháp kỷ luật hạng IV Âm mưu để phạm một Vi phạm Hạng II #310 Là một thỏa thuận và/hoặc một cố gắng có dự tính giữa hai người hoặc nhiều hơn nữa để phạm một Vi phạm Hạng II. 18
  19. II. CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT HẠNG II Tiểu học K-3 Tiểu học 4-6 Trung học 7-12 Vi phạm lần đầu Vi phạm lần đầu Vi phạm lần đầu • Liên hệ với Cha mẹ/Giám hộ • Liên hệ với Cha mẹ/Giám hộ • Liên hệ với Cha mẹ/Giám hộ • Can thiệp về giáo dục (tức • Cho N ghỉ học ngay tại trường • Cho N ghỉ học ngay tại nhật ký học sinh mô tả vi (2-4 ngày) trường (2-4 ngày) phạm, hậu quả của nó và cha • Cho N ghỉ học ngắn hạn (1-3 • Cho N ghỉ học ngắn hạn (1-4 mẹ ký tên vào; học sinh xin lỗi ngày) ngày) miệng hoặc viết giấy gởi đến • Học sinh được tạm thời giao • Dịch vụ cộng đồng ngay thành viên cộng đồng bị xúc cho lớp khác trong cùng tòa tại trường phạm) nhà (ở nơi nào thích hợp) • Học sinh được tạm thời giao cho lớp khác trong cùng tòa nhà (ở nơi nào thích hợp) Vi phạm lần thứ nhì Vi phạm lần thứ nhì Vi phạm lần thứ nhì • Cho N ghỉ học ngay tại • Cho N ghỉ học ngay tại • Họp với Cha me/ trường (1-4 ngày) Giám hộ và N ghỉ học trường (1-2 ngày) • Họp với Cha me/ Giám hộ ngắn hạn (4-7 ngày) • Họp với Cha me/ Giám hộ và N ghỉ học ngắn hạn (3-7 hoặc N ghỉ học ngắn hạn (1-3 ngày) ngày) Vi phạm lần kế tiếp Vi phạm lần kế tiếp Vi phạm lần kế tiếp • Cho N ghỉ học ngắn hạn (5- • Cho N ghỉ học ngắn • Cho N ghỉ học ngắn hạn (3- 10 ngày), có thể có biện 10 ngày), có thể có biện pháp hạn (7-10 ngày), có pháp thêm thể có biện pháp thêm thêm N goài các biện pháp kỷ luật trên đây, quản trị viên và/hoặc giáo viên trong lớp cũng sẽ, khi nào thích hợp, sử dụng các sự can thiệp trong nội bộ lớp hoặc trường để đối phó với cách cư xử của học sinh. Hành động thêm có thể bao gồm bất kỳ biện pháp nào trong các biện pháp sau: • Hạn chế các đặc quyền, xem xét lại quy chế trường có sức thu hút, đi học ngày Thứ Bảy v.v… • Dịch vụ Cộng đồng (tại trường) • Giới thiệu đến Chương trình Điều trị N ghiện Ma túy và Rượu • Giới thiệu đến chương trình bỏ thuốc lá và/hoặc chương trình giáo dục về thuốc lá • Giới thiệu đến các cơ quan tư vấn bên ngoài • Giới thiệu đến chương trình kiềm chế sự giận dữ/giải quyết tranh chấp • Giới thiệu đến N hóm Giải pháp 19
  20. III. VI PHẠM - HẠNG III Bất kỳ việc phạm nào đến những vi phạm này có thể được thông báo cho cơ quan thi hành luật pháp tại địa phương và Bộ Phận An N inh của Quận Hạt tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm. Sở hữu và/hoặc Sử dụng Thuốc lá hoặc các Sản phẩm Thuốc lá #201 Là việc học sinh sở hữu và sử dụng thuốc lá hoặc các sản phNm thuốc lá trong trường học bị luật pháp ngăn cấm. Tất cả thuốc lá hoặc các sản phNm thuốc lá có thể bị tịch thu và thông báo cho Bộ Phận An N inh của Quận Hạt và/hoặc Viên chức phụ trách Tài nguyên của trường. Gian dối trong Học tập #101 Là gian lận khi làm bài trắc nghiệm, sao chép bài làm ở nhà hoặc giấy tờ v.v… Giả mạo giấy tờ #103 Là làm ra, điền vào, thay đổi hoặc chứng thực bất kỳ văn bản nào để làm cho văn bản ra vẻ do một người khác đã làm ra (Lưu ý: Vi phạm bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ký chữ ký của cha mẹ và/hoặc người giám hộ, giáo viên hoặc viên chức nhà trường trên các tài liệu). Quấy rối tình dục #401 Là những đề nghị tình dục không được hoan nghênh, hoặc cách cư xử bằng lời hay thân thể mang bản chất tình dục khi cách cư xử như vậy có nục đích hay tác động can thiệp một cách vô lý đến thành tích học tập của học sinh hoặc môi trường giáo dục đầy hăm dọa, thù địch hay xúc phạm. Các ví dụ của sự quấy rối tình dục bao gồm, nhưng không giới hạn, nói đùa hoặc nhận xét có tính tình dục, đòi hỏi các đặc ân về tình dục và cách cư xử bằng lời không được hoan nghênh khác mang bản chất tình dục. Vi phạm này cũng còn bao gồm những hành vi phơi bày khiêu dâm, trong trường hợp này không xNy ra sự sờ mó hoặc vuốt ve một học sinh khác. Ăn cắp #402 Là việc lấy hoặc chiếm dụng bât hợp pháp tài sản của người khác với ý định tước đoạt tài sản của người khác. Nhận Tài sản bị đánh cắp #408 Là nhận hoặc sở hữu tài sản đã bị đánh cắp của một học sinh khác và/hoặc của nhân viên nhà trường. (Lưu ý: Vi phạm này chỉ áp dụng cho những học sinh không lấy cắp tài sản.) Cưỡng đoạt tài sản #403 Là nhận tiền, thông tin hoặc bất cứ vật gì có giá trị bằng cách dùng sự hăm dọa bằng lời hay bằng văn bản hoặc có bất cứ hành động nào với chủ định hăm dọa. Đánh lộn #306 Là đánh lộn trong đó cả hai phe đều tham gia, hoặc bằng lời hoặc hành động bằng tay chân. Sở hữu Hộp quẹt Thuốc lá và/hoặc Diêm. #404 Là việc sở hữu hộp quẹt thuốc lá và/hoặc diêm. 20
nguon tai.lieu . vn