Xem mẫu

  1. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) SEMINAR CHUYÊN ĐỀ 3 ------ - ----- 1. KHÁI NIỆM LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT: 1.1.Lực lượng sản xuất (LLSX): a) Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và người lao động.  Tư liệu sản xuất (TLSX): Bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. + Đối tượng lao động (ĐTLĐ): là cái người ta đang tác động vào hoặc hướng sự tác động vào để biến nó thành những vật có giá trị. ĐTLĐ có thể là cái có sẵn trong tự nhiên hoặc là cái qua lao động rồi. Ví dụ: đất, gạch, vải… + Tư liệu lao động (TLLĐ): là cái đặt giữa người LĐ và ĐTLĐ trong quá trình sản xuất. TLLĐ gồm có công cụ lao động và các tư liệu khác. • Công cụ lao động (CCLĐ): là cái mà con người dùng để tác động trực tiếp vào ĐTLĐ để làm ra của cải vật chất. CCLĐ là yếu tố cách mạng nhất, nó luôn luôn được cải tiến xuất phát từ nhu cầu khách quan của con người. CCLĐ là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và cũng là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế kỹ thuật trong lịch sử. Ví dụ: cuốc, xẻng, máy cày… • Những tư liệu khác: hệ thống kho, bến bãi, bồn chứa, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc … Chúng có vai trò phục vụ cho sản xuất.  Người lao động: Người lao động giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong LLSX vì chính con người tạo ra TLLĐ, luôn luôn cải tiến và sử dụng nó để tiến hành sản xuất. Sự tiến bộ của TLLĐ là sự thể hiện năng lực sáng tạo của con người trong thực tiễn. b) Lực lượng sản xuất là nhân tố khách quan: LLSX do con người tạo ra, song nó vẫn là một nhân tố khách quan, là nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử loài người. LLSX được kế thừa và phát triển liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác, mỗi thế hệ khi mới sinh ra, không thể tự chọn cho mình một trình độ LLSX như mong muốn. 1.2.Quan hệ sản xuất (QHSX): a) Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất bao gồm: + Quan hệ về sở hữu đối với TLSX. + Quan hệ trong việc tổ chức và quản lí sản xuất. + Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt này của QHSX quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về TLSX có ý nghĩa quyết định đối với các mặt quan hệ khác. + Quan hệ sở hữu đối với TLSX thể hiện ở chỗ TLSX thuộc về ai (ai có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). Lịch sử xã hội loài người đã có 2 chế độ sở hữu đối với TLSX: chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu xã hội. • Sở hữu xã hội là chế độ sở hữu mà trong đó những TLSX chủ yếu thuộc về mọi thành viên trong xã hội, trên cơ sở đó, họ có vị trí bình đẳng trong tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm. Ví dụ: Hợp tác xã là một hình thức sở hữu xã hội. Nhóm 3 – DH11SH 1 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
  2. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) • Sở hữu tư nhân là quyền sở hữu đối với TLSX thuộc về cá nhân. Lịch sử đã có 3 hình thức sở hữu tư nhân điển hình (sở hữu chiếm hữu nô lệ, sở hữu phong kiến, sở hữu TBCN). Tương ứng với 3 hình thức sở hữu trên là 3 chế độ người bóc lột người, nguồn gốc sản sinh ra mọi bất bình đẳng xã hội. + Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất có vai trò rất quan trọng. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ và hiệu quả của sản xuất. + Quan hệ phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, và phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất nhưng đến lượt mình, nó tác động trực tiếp đến lợi ích của người lao động, trở thành một động lực để tăng trưởng kinh tế. Từ đó cho thấy hai quan hệ này có thể củng cố hoặc làm biến dạng quan hệ sở hữu đối với TLSX. Như vậy chúng ta không được tuyệt đối hóa mặt nào mà phải chú ý một cách toàn diện và đúng mức cả ba mặt của QHSX. b) Quan hệ sản xuất được hình thành và phát triển một cách khách quan . Bởi vì muốn tiến hành sản xuất, con người phải có quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau để cùng hoạt động, cùng trao đổi kết quả lao động, do đó sản xuất bao giờ cũng có bản chất xã hội. 2. QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT: LLSX và QHSX tác động qua lại với nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX chịu sự tác động của nhiều quy luật xã hội, trong đó quy luật “QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX” là quy luật phổ biến chung nhất. 2.1.Trình độ của LLSX quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển của QHSX: + Trình độ của LLSX thể hiện ở 5 yếu tố: • Trình độ phát triển của CCLĐ. • Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. • Trình độ phân công lao động xã hội. • Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. • Năng suất lao động. + Trình độ của LLSX quyết định tính chất của LLSX, trình độ của LLSX càng cao thì tính chất xã hội của LLSX càng cao. + Trình độ của LLSX quyết định QHSX tương ứng. LLSX biến đổi đòi hỏi QHSX phát triển theo cho phù hợp. + Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng tiến bộ. Sự tiến bộ đó xét cho cùng bắt đầu từ sự phát triển của LLSX. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và giảm bớt lao động năng nhọc, con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới. Đồng thời với sự tiến bộ của công cụ, tri thức khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật và mọi kỹ năng của người lao động cũng ngày càng phát triển. Do vậy LLSX là yếu tố thường xuyên biến đổi, nó quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của QHSX. + Sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX là sự kết hợp đúng đắn giữa các mặt của QHSX với LLSX đem lại phương thức liên kết giữa người lao động với TLSX đạt hiệu quả cao nhất Nhóm 3 – DH11SH 2 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
  3. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) để có sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên, sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là sự phù hợp bao hàm mâu thuẫn. Nghĩa là LLSX biến đổi đến mức nhất định thì mâu thuẫn gay gắt với QHSX hiện có và đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội là QHSX cũ nhất thiết phải bị xóa bỏ để thay bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX mới. Trong lịch sử, việc xóa bỏ QHSX cũ thay bằng QHSX mới được thực hiện bằng cách mạng xã hội. Ví dụ: Từ chế độ công xã nguyên thủy, đời sống con người chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, sống theo bầy đàn → sử dụng đồ đá → sử dụng đồ đồng → năng suất lao động tăng → của cải dư thừa, đời sống phát triển. Qua các giai đoạn trên, ta thấy rằng khi loài người trải qua thời gian sinh sống, lao động, sản xuất, họ đã tìm ra và sản xuất những dụng cụ bằng đồng, tức là sản xuất ra vật chất, khi đó TLSX và người sử dụng tư liệu ấy bắt đầu có bước phát triển, tức là trình độ của LLSX có bước phát triển, điều đó dẫn đến sự phát triển của QHSX và khi mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX xảy ra thì PTSX cũ sẽ bị đào thải, thay vào đó là PTSX mới, đó chính là PTSX ở chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở chế độ này, của cải ruộng đất nằm trong tay chủ nô nên họ trở nên giàu có và nắm giữ cả số mệnh của những người nô lệ, tuy nhiên sự giàu có này lại do sức lao động của những nô lệ làm nên và chính điều đó đã gây ra mâu thuẫn xã hội sâu sắc → nô lệ đấu tranh → chế độ phong kiến. + Lịch sử chứng minh rằng do sự phát triển của LLSX, loài người đã 4 lần thay đổi QHSX gắn liền với 4 cuộc cách mạng xã hội, dẫn đến sự ra đời nối tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội. 2.2.QHSX tác động trở lại LLSX : + QHSX không hoàn toàn phụ thuộc vào LLSX một cách thụ động mà QHSX tác động trở lại đối với LLSX. Khi QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì nó kích thích việc cải tiến CCLĐ, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân công lao động... tạo ra năng suất lao động cao; ngược lại nó kìm hãm sự phát triển của LLSX, làm cho năng suất lao động thấp, sản xuất bị đình đốn, năng lực sáng tạo của người lao động bị mai một. Ví dụ: Ở nước ta, trước giai đoạn đổi mới (1986) đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này, cụ thể là sự nóng vội, chủ quan trong việc xây dựng QHSX XHCN mà không tính tới trình độ của LLSX. + QHSX có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với LLSX vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó QHSX động trực tiếp đến lợi ích và thái độ của quảng đại của quần chúng lao động (LLSX chủ yếu của xã hội). + Sự vận động của mâu thuẩn từ LLSX → QHSX là quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác biệt đối lập và xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết phù hợp với sự phát triển của LLSX. Sự tác động này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó là sự phù hợp của QHSX với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động. Ví dụ: Một công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng với đầy đủ LLSX nhưng công ty ấy không có QHSX tốt, không hợp tác tốt với các công ty khác → có cung không có cầu → phá sản. 2.3.Tác động của quy luật: Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, nó tác động trong toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Nhóm 3 – DH11SH 3 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
  4. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) Sự thay thế, phát triển của xã hội loài người từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là căn bản nhất. Nhóm 3 – DH11SH 4 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
  5. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) 3. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN THỨ X NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT: 3.1.Nhận định: + Nước ta chọn con đường XHCN bỏ qua chế độ TBCN từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, do đó xây dựng phương thức sản xuất XHCN là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ LLSX bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu, mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ và có những yếu đi quá xa so với trình độ phát triển của LLSX. + Thực tế nước ta còn thấp kém lại phát triển không đều + Dẫn chứng: • Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn kém. • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. • Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. • Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc • Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế • Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. • Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. • Lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết. • Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. → Điều đó đòi hỏi phải coi trọng hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. + Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, chung ta phai chủ trương xây dựng môt nên kinh tế tông ́ ̉ ̣ ̀ ̉ hợp nhiêu thanh phân với cơ chế thị trường, có sự quan lí cua nhà nước XHCN nhăm phat huy moi ̀ ̀ ̀ ̉ ̉ ̀ ́ ̣ tiêm năng cua cac thanh phân kinh tê, phat triên manh mẽ LLSX, để xây dựng cơ sở kinh tế cua ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ̣ ̉ XHCN. + Từng bước xã hôi hoa XHCN, quá trinh đó không phai gò ep mà được thực hiên từ ng bước thông qua ̣ ́ ̀ ̉ ́ ̣ sự hôn hợp cac hinh thức sở hữu công ty cổ phân, cac hinh thức xã hôi, …dân dân thanh cac tâp ̃ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̣ đoan kinh doanh lớn, trong đó cac đơn vị kinh tế quôc doanh và tăng trưởng là nòng côt. Chung ta chỉ ̀ ́ ́ ́ ́ bỏ qua những gì cua xã hôi cũ không con phù hợp với xã hôi mới, chung ta chủ trương thực hiên tự ̉ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ chuyên hoa cai cũ thanh cai mới theo đinh hướng XHCN. ̉ ́ ́ ̀ ́ ̣ 3.2.Chủ trương: + Nâng cao vai trò và hiêu lực quan lý cua nhà nước. Nhà nước tâp trung lam tôt cac chức năng đinh ̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ ́ ̣ hướng sự phat triên băng cac chiên lược, quy hoach, kế hoach và chinh sach dựa trên cơ sở tôn trong ́ ̉ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̣ tuân thủ cac nguyên tăc cua thị trường tao môi trường phap lý thuân lợi để phat huy cac nguôn lực xã ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̀ hôi cho sự phat triên; đam bao tinh bên vững và tich cực cua can cân kinh tế vĩ mô, han chế những rui ̣ ́ ̉ ̉ ̉ ́ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̉ ro và tac đông tiêu cực cua kinh tế thị trường. ́ ̣ ̉ Nhóm 3 – DH11SH 5 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
  6. Trường ĐH An Giang Seminar chuyên đề 3 (NLCB CN Mác – Lênin) + Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường xuất lao động. Phát triển vững chắc thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế. + Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh. + Nước ta từ nền sản xuất nhỏ quá độ lên nền kinh tế XHCN không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên quá trình lâu dài và phức tạp. + Phù hợp với thực trạng LLSX, từng bước thiết lập QHSX từ thấp đến cao. + Nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra LLSX cần thiết phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng XHCN là xác định hệ thống QHSX phù hợp. ----- HẾT ----- CHÚ THÍCH: 1. LLSX: Lực lượng sản xuất. 4. ĐTLĐ: Đối tượng lao động. 7. PTSX: Phương thức sản xuất. 2. TLSX: Tư liệu sản xuất. 5. TLLĐ: Tư liệu lao động. 8. TBCN: Tư bản chủ nghĩa. 3. QHSX: Quan hệ sản xuất. 6. CCLĐ: Công cụ lao động 9. XHCN: Xã hội chủ nghĩa. Nhóm 3 – DH11SH 6 GVHD: Cô Đỗ Thị Kim Phương
nguon tai.lieu . vn