Xem mẫu

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010; Tiền Giang đã tiến hành
xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 và đã
được phê duyệt năm 1999 cùng các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa
phương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2001-2005, 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm cùng các dự
án ưu tiên, đã góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới (kể cả yếu tố
trong và ngoài nước) tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang, đặc biệt trong năm 2005
Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II... nhiều cơ
hội phát triển mới sẽ mở ra cho tỉnh. Để đánh giá được các yếu tố mới tác động
đến Tiền Giang, gắn quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển của
Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và làm
cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược phát triển
tiến hành nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Trên cơ sở kế thừa tài liệu nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh năm 1999 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển giai
đoạn 2001-2005, đồng thời bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả
nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam; triệt để khai thác nội lực và tạo môi trường thuận lợi tối đa để thu hút đầu
tư từ bên ngoài, phấn đấu xây dựng Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trọng
điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hoá và hiện
đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và hội nhập kinh tế
quốc tế.
1. Những căn cứ để lập quy hoạch
- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc
phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010;
- Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2005;
- Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ
về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Chỉ thị 49/2004/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch
vụ trong kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010;
- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 về phát triển giáo dục, đào
tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
- Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 24/1/2005của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Danh mục dự án phát triển thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 về phát triển hoạt động văn
hoá thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
- Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Quyết định số 256-QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 ”;
- Quyết định số 153-QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị
sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định số 34-QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực
hiện triển khai Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị;
- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050;
- Quyết định số 17/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định
hướng đến 2020;
- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính
phủ V/v Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện
Nghị quyết số 53/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ
V/v Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Công văn số 155/TB-BKH ngày 09/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc Thông báo Hội nghị tư vấn thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 cùng các văn bản đóng góp ý
kiến của 14 Bộ ngành chức năng Trung ương.
- Các quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương có liên quan đến
tỉnh;
- Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa VII nhiệm kỳ 2001-2005 và VIII - nhiệm kỳ 2006-2010;
- Chỉ thị số 20/2004/CT.UB ngày 13/09/2004 của UBND tỉnh về công tác
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
- Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2005-2020 của Viện Chiến lược phát
triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang năm 1999
và các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương và các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình KT-XH trọng điểm của tỉnh.
- Nguồn dữ liệu thống kê của Cục thống kê Tiền Giang và của các ngành
có liên quan đến tỉnh.
2. Yêu cầu và nội dung chủ yếu của báo cáo.
Tiền Giang là một tỉnh nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng
Kinh tế trọng điểm Phía Nam - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao
lưu kinh tế mạnh nên phải có bước phát triển mạnh mẽ theo một quy hoạch tổng
thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp để phát huy được lợi thế so sánh
của mình và phát triển cùng các tỉnh trong vùng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm
2020 được nghiên cứu toàn diện (cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

an ninh quốc phòng); tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, có trọng điểm
làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế chung của vùng và cả nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, tính tới các điều kiện phối hợp với các địa phương trong vùng
ĐBSCL và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, vùng thành phố Hồ Chí Minh và
hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là, trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và
trong nước, phân tích đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh từ năm 1995 đến
năm 2005; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển và
tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của Tiền Giang đến năm 2020 theo các
bước đi thích hợp.
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020” bao gồm 4 phần chính:
(1) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Tiền Giang đến năm 2005
(2) Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển
khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang
(3) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
(4) Các giải pháp và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG
ĐẾN NĂM 2005
I. VỊ TRÍ ĐỊA KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN.
1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh.
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); nằm trải dài trên
bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105 o49'07'' đến
106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Về ranh giới
hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam
giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và
TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả
nước; dân số năm 2005 là 1,699 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số vùng
ĐBSCL, 11,4% dân số Vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước.
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (thành
phố Mỹ Tho); 1 thị xã (thị xã Gò Công); và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu
Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) với
169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành
phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh,
đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu
đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về
hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các
trục giao thông- kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc
lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương (Mỹ Tho)-Cần Thơ...nối
thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền
Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh
và vùng KTTĐPN. Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các
sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo...nối liền các tỉnh
ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven
sông Tiền và Kampuchea.
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy
bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát
triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả
năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... đặc
biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

nguon tai.lieu . vn