Xem mẫu

  1. Quản trị hiệu quả kênh phân phối: Trong thách thức ẩn chứa cơ hội Các tập đoàn đa quốc gia mặc dù có nhiều kinh nghiệm quản trị kênh phân phối tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn rất băn khoăn về giải pháp tốt nhất cho thị trường Việt Nam vốn có những đặc thù rất riêng. Vấn đề kênh phân phối lại càng trở nên nóng bỏng khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của thị trường nội địa . Dù kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây phải đối mặt với nhiều thử thách nhưng ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng với tỉ lệ từ 21% (2009) lên đến 29% (2010). Nhiều yếu tố khác như tỉ lệ lạm phát năm 2010 là 12% trong khi GDP chỉ tăng 7%. Điều này ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng trong từng ngành hàng. Trong quý I/2011 có nh ững ngành hàng tăng trưởng khối lượng thấp như sữa, mì gói, dầu ăn nhưng vẫn tăng doanh thu do tăng giá. Đơn cử như sữa bột, dù khối lượng chỉ tăng 5 % nhưng tăng trưởng giá trị đạt đến 29%. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Cơ hội chia đều Khách hàng nông thôn c ũng đem đến cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp muốn đạt tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh hiện nay khi xét trên cơ cấu hàng tiêu dùng. Ở một số mặt hàng phổ thông như bột giặt, kem đánh răng, dầu gội, mì gói, nước mắm, dầu ăn…tỉ lệ sử dụng từ 90-100% nhưng có vài nhóm hàng tỉ lệ sử dụng chỉ mới đạt vài phần trăm như sữa bột, ngũ cốc, tã giấy cho trẻ em, sản phẩm khử mùi và sản phẩm chăm sóc da mặt.
  2. Hiện có đến 1/3 danh mục hàng hóa trong rổ hàng tiêu dùng có tỉ lệ sử dụng từ 70% trở xuống. 30% còn lại là tiềm năng rất lớn để các doanh nghiệp khai thác. Cơ hội thứ hai nằm ở việc cải thiện các kênh bán hàng hiện đại. Mục tiêu là tối đa hóa doanh số thông qua hệ thống siêu thị tại các đô thị lớn. Số lượng và loại hình các kênh phân phối hiện đại ngày càng mở rộng tại Việt Nam. Năm 2010, hệ thống phân phối hiện đại đóng góp 13% tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. So sánh với tỉ lệ này tại nhiều nước trong khu vực như Indonesia (43%), Thái Lan (46%), Malaysia (53%), Trung Quốc (64%) cho thấy kênh phân phối hiện đại vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Các ngành hàng đang chiếm tỉ lệ lớn tại các siêu thị là thực phẩm (31%), chăm sóc cá nhân (24%) đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp lĩnh vực này chen chân vào siêu thị. Tuy nhiên, cũng ở một số mặt hàng như thuốc lá, bia kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm thế thượng phong. Ông Nguyễn Tiến Thọ, Giám đốc bán hàng quốc gia của NIVEA Việt Nam khẳng định “ Doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ đặc trưng kênh phân phối để lựa chọn kênh phân phối phù hợp”. Quản trị hiệu quả kênh phân phối Mỗi công ty, mỗi ngành hàng có kênh phân phối khác nhau dựa trên các tiêu chí: Đặc điểm sản phẩm, mục tiêu của công ty, chiến lược phân phối và mức độ đầu tư vào kênh phân phối. Ở kênh phân phối truyền thống có 4 mô hình phân phối cơ bản: NSX- Nhà phân phối chính-siêu thị/cửa hàng – người tiêu dùng, NSX- Siêu thị/cửa hàng-người tiêu dùng, NSX – người tiêu dùng. Kênh phân phối hiện đại có 2 mô hình và có cơ chế quản lý khác nhau: NSX- Nhà phân phối chính– người tiêu dùng, NSX- Siêu thị/cửa hàng-người tiêu dùng. Mô hình thứ 2 yêu cầu ít nhà phân phối hơn vì doanh nghiệp chỉ phải quản lý một số ít các nhà phân phối chính.
nguon tai.lieu . vn