Xem mẫu

  1. Quản lý tri thức 1. Tri thức và Quản lý tri thức là gì? Bất cứ tổ chức nào cũng có Tri thức. Tri thức nằm trong đầu của nhân viên, trong các dữ liệu hoạt động, trong các chính sách hay quy trình tác nghiệp. Tri thức được thể hiện qua kỹ năng, văn hoá của các thành viên…. Rất nhiều doanh nghiệp “không biết mình biết những gì” trong khi thực tế thì họ đang có cả một nguồn tài sản vô hình rất giá trị – đó là Tri thức. Tuy nhiên, thuật ngữ “tri thức” là một trong những thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn nhất trong quản lý tri thức. “Thông tin” và “dữ liệu” thường được đánh đồng với “tri thức”. Vậy phải hiểu Tri thức như thế nào cho đúng?Tri thức được hình thành từ trí não của con người và con người cũng sử dụng tri thức để tư duy. Trong các tổ chức, tri thức thường gắn liền với hệ thống tài liệu, với các công việc hàng ngày, các quá trình hoạt động và các chuẩn mực kiểm tra đánh giá… Các thông tin về khách hàng được kết hợp với những thông tin tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và các kinh nghiệm để đưa ra những chính sách thích hợp về thị trường, giá cả… sẽ trở thành Tri thức của tổ chức. Các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của từng các nhân học được từ trường đại học, từ thị trường, từ các tổ chức họ đã trải qua,…cũng trở thành Tri thức của tổ chức mà họ đang đóng góp.Hiện nay, tồn tại rất nhiều cách tiếp cận về khái
  2. niệm Quản lý tri thức như:“Quản lý tri thức là một quá trình thu nhận, tổ chức, chia sẻ và sử dụng thông tin trong một tổ chức”.“Quản lý tri thức thực chất là việc nhận ra rằng bạn đang phải cạnh tranh dựa trên tri thức của đội ngũ nhân viên, bất kể bạn trong lĩnh vực kinh doanh nào.”Hiệp hội quản lý tri thức Nhật Bản (JKMA) định nghĩa: “Quản lý tri thức là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người vào đúng công việc và đúng thời điểm, chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích, chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị.”Lotus (một trong những công ty của IBM) định nghĩa: “Quản lý tri thức là một động lực thúc đẩy việc sử dụng thông tin và kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu quả, năng lực, sự sáng tạo, đổi mới và khả năng phản hồi nhanh chóng của tổ chức.”Vậy, bản chất của Quản lý tri thức là Quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tài sản vô hình đó thành những giá trị kinh tế hay vật chất của tổ chức. 2. Tại sao tri thức lại quan trọng? Khi tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, giá nhân công không còn rẻ mạt thì những lợi thế thương mại khác phải được đánh giá đúng tầm của nó để mang lại những giá trị mong đợi của tổ chức. Tỉ lệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong kỷ nguyên công nghiệp là 75-25 nay đã chuyển thành 25-75 trong kỷ nguyên
  3. tri thức. Các thước đo giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp cũng đã thay đổi theo hướng đem lại lợi ích thoả mãn nhiều đối tượng liên quan khác nhau như cổ đông, nhân viên, Nhà nước, nhà cung cấp, đối tác và cộng đồng. 3. Quản lý tri thức ra đời khi nào? Thuật ngữ “tri thức” xuất hiện từ thời Plato và Aristote và được nghiên cứu nhiều bởi các học giả hiện đại như Daniell Bell (1973), Peter Drucker (1993), Alvin Toffler (1970, 1980), Macheal Polanyi (1958, 1967) và Ikujiro Nonaka (1991, 1995). Các học giả này đã đưa ra những vấn đề xung quanh khái niệm tri thức, nguồn vốn hay tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Các khái niệm dữ liệu, thông tin, tri thức và sự thông thái của tổ chức cũng được hình thành và phát triển bởi các học giả trên. Tuy nhiên, khái niệm “quản lý tri thức” lần đầu tiên được đề cập đến từ đầu những năm 80. Melissie C. Rumizen, tác giả cuốn “The complete Idiot’s guide to Knowledge Management”, cho rằng tiến sỹ Karl-Erik Sveiby, người Thuỵ Điển, là người đầu tiên đưa ra khái niệm tài sản tri thức doanh nghiệp vào năm 1979 nhưng không được đón nhận. Một báo cáo gần đây của Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng tiến sỹ Karl M. Wiig (Viện nghiên cứu tri thức – KRI) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về quản lý tri thức trong một bài phát biểu tại Tổ chức lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILO) vào năm 1986. Và đến đầu những năm 90 thì quản lý tri thức mới thực sự “nở rộ” như một công cụ mới trong quản lý. Thomas A. Stewart được xem như là người đầu tiên viết về quản lý tri thức trên các tạp chí về doanh nghiệp với bài viết “Brainpower” trên tạp chí kinh tế nổi
  4. tiếng “Fortune” vào năm 1991. Tiếp theo đó là cả một chuỗi các cuộc tranh luận giữa các trường phái khác nhau về quản lý tri thức. Hàng trăm trang web về quản lý tri thức ra đời và đến tận hôm nay, các quan niệm khác nhau về vấn đề này vẫn tồn tại. 4. Tại sao lại phải Quản lý tri thức? Trong suốt 50 năm qua, kinh tế thế giới đã có những bước chuyển rõ rệt từ nền tảng sản xuất thuần tuý sang hệ thống sản xuất dựa vào kỹ năng và tri thức. ở Mỹ, chỉ trong vòng 40 năm số người lao động thuần tuý đã giảm gần một nửa (34% lực lượng lao động vào năm 1980 so với 57% vào năm 1940). Các nhà đầu tư cũng nghiêng về các công ty có năng lực quản lý tốt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường thay vì chỉ chú trọng đến giá trị tài sản của công ty. Ngày nay, tương lai và giá trị của một công ty phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể bắt nhịp với những nhu cầu luôn thay đổi. Thay vì một số cách tiếp cận truyền thống như TQM hay tái cơ cấu quá trình, các doanh nghiệp giờ đây coi QLTT như một yếu tố mới nhưng quan trọng nhất để giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng thoả mãn khách hàng. Tóm lại, có 4 lý do chính dẫn đến sự xuất hiện của quản lý tri thức: · Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi tổ chức phải liên tục đổi mới sản phẩm và cải tiến hoạt động của mình dựa trên nguồn tri thức của mọi người trong tổ chức
  5. · Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng cho việc bồi bổ kinh nghiệm và kiến thức lại giảm đi rất nhiều do phải chú trọng vào các tác nghiệp hàng ngày. Vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông minh nhất để không bị tụt hậu · Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động. Nhu cầu thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ năng cao tăng lên chính là nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức. Khi ra đi, họ không chỉ làm giảm năng suất của tổ chức mà còn mang đi những tri thức của mình, thậm chí cả tri thức của tổ chức · Đa phần các công ty thành công là những công ty nắm bắt nhanh, kịp thời, và xử lý chính xác các nguồn thông tin (thị trường, khách hàng, sản phẩm…). Việc biến các thông tin đó thành tri thức của tổ chức chính là lợi thế cạnh tranh mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được. Quản lý tri thức đạt hiệu quả, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả rõ rệt như: · Tăng Năng suất · Thúc đẩy hoạt động đổi mới · Cải thiện hiệu quả quản lý · Nâng cao sự thoả mãn của Khách hàng · Thu hút và khai thác nhân tài
  6. · Khuyến khích học hỏi, chia sẻ
nguon tai.lieu . vn