Xem mẫu

  1. Quản lý thời gian bằng bản đồ tư duy Khởi sự ngày mới bằng tư duy! Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để đưa thông tin trong não cũng như chuyển thông tin đó ra bên ngoài. Tóm tắt các kế hoạch trong một ngày, tuần, tháng, năm, thậm chí cả cuộc đời. Chẳng hạn, bạn muốn đặt mục tiêu cho mình trong vòng 10 năm, bạn có thể dùng bút vẽ ra những nét trên các nhánh của bản đồ những nội dung chính mà bạn sẽ thực hiện: Tình yêu, sự nghiệp, bạn bè… mỗi nhánh đó, bạn có thể chỉa tiếp những nhánh con khác nữa, chẳng hạn nhánh mục tiêu tình yêu bạn cho 2 nhánh: có bạn trai dễ thương, yêu đẹp như chuyện cổ tích…, hay nhánh sự nghiệp có thể chỉa ra các nhánh mục tiêu: chuyên viên PR, tiền, ngưỡng mộ… Cách đặt ra các mục tiêu một cách tóm tắt theo lỗi tư duy của bản đồ tư duy chính là cách quản lý thời gian và làm việc theo thời gian có mục tiêu. Lợi ích của bản đồ tư duy là đưa ra các phương hướng để lựa chọn, biết được mình đã làm được những gì và sẽ cần làm gì tiếp theo. Bài toán về quản lý thời gian- một kỹ năng mềm được nhiều bạn trẻ quan tâm đã phần nào được giải quyết bằng bản đồ tư duy. Tức là ta vạch tất cả các kế hoạch trong ngày mà mình muốn làm theo tư duy thứ tự: cái nào quan trọng làm trước, cái nào ít quan trọng làm sau. Chúng ta sẽ có quỹ thời gian làm việc hiệu quả mà không bị xao nhãng những chuyện khác. Kiểm soát được thời gian với bản thân là hiệu quả mà bản đồ tư duy tạo ra cho bạn.
  2. Một ngày mới làm việc hữu ích nếu bạn biết vận dụng sơ đồ tư duy hiệu quả. Phải có mục tiêu cuộc đời Mọi mục tiêu bạn đặt ra cho ngày, tuần, tháng, năm đều phục vụ cho mục tiêu lớn nhất: mục tiêu cuộc đời. Chỉ khi có mục tiêu lớn bạn mới có cái đích để phấn đấu và thành công. Bạn quản lý thời gian của mình kiểu như: hôm nay sáng làm gì, chiều làm gì, tối làm gì?, Trong tuần này bạn có kế hoạch gì quan trọng? Năm nay bạn sẽ thực hiện điều gì mà mình chưa làm được trong năm trước?... Tất cả xâu chuỗi lại thành nhưng chặng hành động để hướng đến mục tiêu cuộc đời bạn là gì, như thế nào. Bản đồ tư duy sẽ có khả năng vạch ra cho những hướng đi dần dần nhưng cụ thể, rõ ràng để bạn hành động. Tức là nắm được luật rõ ràng đường đi trong kế hoạch. Khi đã lên kế hoạch để thực hiện một việc gì đó thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian lãng phí bỏ ra, bạn sẽ tập trung hiệu quả vào công việc hiện tại. Chẳng hạn trong ngày hôm nay bạn có tất cả 6 việc để làm: Ôn bài thi cuối kì, đi sinh nhật nhỏ bạn thân, đi đăng kí học lớp kĩ năng ở Trung tâm, đi siêu thị, ghé qua nhà bà con, ra bưu điện gửi thư. Bạn sẽ lên kế hoạch bằng cách vạch chúng ra bản đồ tư duy và lần lượt nhóm việc (gom tất cả các công việc tương tự giải quyết một lần) và sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng của từng công việc. Với những công việc trên bạn sắp xếp thế nào là hợp lý? Thắp đèn trong tư duy Đây là nội dung truyền đạt của giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Đại học sư Phạm TP.HCM) trong buổi dạy kĩ năng làm việc theo “bản đồ tư duy
  3. và 6 chiếc mũ tư duy” ngày 29.5 tại Nhà Văn hoa Thanh niên. Thạc sĩ chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp làm việc theo bản đồ tư duy. Khi viết thì phải suy nghĩ, trong suy nghĩ có hình dung, hình dung ra hành động. Cứ theo một mối liên hệ lan tỏa trong tư duy giúp chúng ta có những sáng tạo hơn người khác, cách học của ta sẽ tốt hơn so với người khác. Thắp đèn ở đây không có nghĩa là thắp đèn để học sẽ hiệu quả hơn mà tư duy phải luôn vận động theo chiều hướng lan tỏa vấn đề, tức một vấn đề bạn có thể móc nối nhiều sự kiện, vấn đề khác theo mạch logic. Từ đó, giúp bạn kiểm soát được quỹ thời gian của mình. Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn điều này.
nguon tai.lieu . vn