Xem mẫu

  1. Quản lý ngân sách 1. Những vấn đề cơ bản về QLNSNN 2. Thu – Chi NSNN 3. Lập dự toán NSNN 4. Chấp hành và quyết toán NSNN 5. Quản lý ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Giáo trình Quản lý ngân sách, ThS Đồng Thị Vân Hồng. NXB Lao động, năm 2009. • Luật ngân sách nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 16/12/2002.
  3. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH • Tổng quan về ngân sách nhà nước • Tổ chức và phân cấp NSNN • Quá trình NSNN
  4. 1. Tổng quan về NSNN a. Khái niệm NSNN Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hay: NSNN phản ánh quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định.
  5. Một số quan điểm về NSNN • Quan điểm 1: NSNN là bản dự toán thu chi tài chính của NN trong thời gian nhất định, thường là 1 năm. • Quan điểm 2: NSNN là quỹ tiền tệ của NN. • Về hình thức: NSNN là bản báo cáo thu chi do CP lập, trình QH phê duyệt và giao CP thực hiện. • Về thực thể: NSNN gồm các khoản thu, chi cụ thể. Các khoản thu nộp vào quỹ này và khoản chi trích từ quỹ này. • Về quan hệ kinh tế: NSNN phản ánh mối qh giữa NN với người nộp, với cơ quan và đơn vị thụ hưởng.
  6. 1. Tổng quan về NSNN b. Đặc điểm của NSNN • NSNN gồm các mối quan hệ tài chính như: - Quan hệ tài chính Nhà nước với dân cư - Q.hệ Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - Q.hệ tài chính giữa Nhà nước với tổ chức XH • Các q.hệ tài chính trên có đặc điểm: - Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực nhà nước trên cơ sở luật định. - NSNN luôn chứa đựng lợi ích chung và lợi ích công cộng. - Thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
  7. Mối quan hệ giữa NSNN với các tổ chức kinh tế TC đối ngoại NSNN TC hộ gia đình, TCDN cá nhân
  8. 1. Tổng quan về NSNN c. Chức năng của NSNN - Chức năng phân phối - Chức năng giám đốc
  9. c. Chức năng của NSNN • Chức năng phân phối - Chủ thể phân phối: nhà nước - Đối tượng phân phối: các khoản thu nhập dưới hình thức giá trị - Đặc điểm phân phối: không hoàn trả trực tiếp và dựa trên quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước.
  10. c. Chức năng của NSNN • Chức năng giám đốc - Nội dung: + Kiểm tra việc chấp hành các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tài chính + Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của NSNN - Mục đích: + Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN + Phát huy vai trò của NSNN + Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN
  11. d. Vai trò của NSNN • Là công cụ chủ yếu phân bổ nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định. • Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. • Là công cụ của nhà nước để điều chỉnh thu nhập, giải quyết các vấn đề của XH. • NSNN góp phần tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.
  12. Là công cụ chủ yếu phân bổ nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất • Qua thu, nguồn tài chính quốc gia tập trung trong tay NN. • Khoản chi nhằm các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế. • Qua chi kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, CP tạo điều kiện và hướng dẫn đầu tư nguồn vốn vào những ngành cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới. • Thu NSNN qua thuế với chính sách ưu đãi kích thích mạnh đ/v các DN.
  13. Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát • Quy luật cung – cầu tác động đến giá. CP cần có sự tác động vào thị trường nhằm đảm bảo lợi ích cho người SX và TD. • Đối với TT hàng hóa: Cp điều tiết qua việc sử dụng quỹ dự trữ. • Đối với TT tiền tệ, TT vốn, TT sức lao động: CP điều tiết qua việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính (thuế). • Kiềm chế lạm phát là 1 mục tiêu quan trọng. Giữa làm phát và thu, chi NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. • Nếu Lp tăng cao, Cp có thể tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đầu tư và thắt chặt chi tiêu của NSNN.
  14. Là công cụ của nhà nước để điều chỉnh thu nhập, giải quyết các vấn đề của XH • Cần có chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội bằngg cách sử dụng NSNN. • Chính sách thuế và chi NSNN góp phần làm giảm bớt chênh lệch về htu nhập giữa người kinh doanh và người làm việc trong khu vực hành chánh sự nghiệp…
  15. 2. Tổ chức, phân cấp NSNN a. Tổ chức NSNN - Khái niệm: Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NSNN gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi mỗi cấp ngân sách. - Nguyên tắc: + Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ + Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp cấp
  16. Hệ thống NSNN
  17. Hệ thống NSNN gồm NSTW và NSDP • NSTW gồm các đơn vị dự toán. NSTW cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP-AN, hố trợ chuyển giao nguồn tài chính cho NS tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. • NSDP cung ứng tài chính cho nhiệm vụ của chính quyền NN ở địa phương và hỗ trợ chuyển giao tài chính cho chính quyền cấp dưới. Gồm: - NS xã, phường, thị trấn. - NS quận, huyện, thành phố trực thuộc TƯ.
  18. 2. Tổ chức, phân cấp NSNN b. Phân cấp NSNN • Khái niệm: Phân cấp NSNN là quá trình nhà nước trung ương giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương hoạt động quản lý NSNN. • Nội dung: - Giải quyết mối q.hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành chính sách thu, chi NSNN - Giải quyết mối q.hệ vật chất trong việc giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối NSNN - Giải quyết mối q.hệ trong quá trình thực hiện thu, chi NSNN
  19. Nội dung phân cấp NSNN • Giải quyết mối q.hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành chính sách thu, chi NSNN - Nhà nước trung ương giữ vai trò quyết định các loại thu: thuế, phí, lệ phí, vay nợ ... Và các định mức chi tiêu trong cả nước. - HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi NSNN phù hợp với đặc điểm của địa phương. - UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ chi NSNN ở địa phương. - HĐND cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên...
  20. Nội dung phân cấp NSNN • Giải quyết mối q.hệ vật chất trong việc giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối NSNN - Nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được ổn định từ 3 đến 5 năm. - Ngân sách trung ương hưởng các khoản thu tập trung không gắn với công tác quản lý của địa phương. - Ngân sách trung ương chi cho các hoạt động quan trọng của quốc gia. - Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. - Chi NSDP gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế - XH, QP-AN do ĐP quản lý.
nguon tai.lieu . vn