Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH GÌ TRONG  MỘT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Việc hoàn thành mục tiêu của dự  án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian   mong muốn là điều mà mọi người hướng tới.  Quản lý dự  án xây dựng là cách giúp các  chủ đầu tư theo dõi, kiểm soát và hoạch định được các mặt của dự án và đưa mọi thành   phần tham gia vào. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Công tác quản lý dự  án ngày càng được chú trọng, quản lý thể  hiện được chất lượng  công trình cũng như năng lực của đầu tư. Một dự án có yêu cầu cao về chất lượng hoặc   được thiết kế  theo quy mô  thiết kế   đòi hỏi một ban quản lý có năng lực  và chuyên  nghiệp. Đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Theo quy định luật xây dựng 2014 nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm quản  lý chất lượng xây dựng, khối lượng công việc, chi phí đầu tư, tiến độ  công việc, an toàn  thi công, quản lý rủi ro, quản lý hệ thống công trình và các nội dung cần thiết khác được  thực hiện theo quy định của pháp luật.
  2. Sơ đồ quy định nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng Các giai đoạn quản lý được mô tả theo một vòng dự án: Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành và phát triển Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư. Xác định tổng giá đầu tư, hiệu quả dự án đầu tư. giải phóng mặt bằng, xây dựng đền bù. Phân loại toàn bộ công việc của công tác dự án theo giai đoạn xây dựng công trình. Quản lý dự án ở giai đoạn tiền thi công Quản lý chung. Tuyển chọn nhà thầu thiết kế và tư vấn phụ.
  3. Soạn thảo hợp đồng và phương thức thanh toán. Triển khai các thủ tục phê duyệt và thiết kế. Tiến hành giai đoạn thi công. Xác định, thẩm định dự toán. Tạo hồ sơ đấu thầu, mời thầu. Quản lý dự án ở giai đoạn thi công Giám sát chất lượng, quản lý tiến độ thi công Quản lý mức đầu tư, dự toán, thanh toán vốn Soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán Quản lý dự án ở giai đoạn kết thúc Bàn giao, nghiệm thu công trình Lập hồ sơ quyết toán công trình Bảo hành, bảo dưỡng và bảo hiểm cho công trình Lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng để làm gì? Phác họa bản kế hoạch tổng thể về dự án là một bản kế  hoạch  chỉ rõ các đối tượng và  thành phần tham gia. Chủ đầu tư là người có vai trò quan trọng nhất và là người đi tìm các   đối tượng khác như  thầu chính, thầu phụ, tư  vấn thiết kế, tư  vấn giám sát,… Bản kế  hoạch này chỉ ra các nhiệm vụ chung nhất cần thực hiện  trong quá trình triển khai dự án.  Đây là định hướng cho các bước đi tiếp theo. 
  4. Mục tiêu của lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư Tạo lập kế hoạch tài chính thích hợp là điều cần thiết với các dự án vốn đầu tư có hạn.   Bản kế hoạch này đi từ  ngoài vào trong, từ  hạng mục lớn đến những hạng mục nhỏ  và   chi tiết hơn. Trong quá trình dự  trữ  tài chính thì luôn phải có khoản dư  để  phòng trừ  những trường hợp chi phí phát sinh. Lập kế hoạch chi tiết và quản lý từng nhiệm vụ cụ thể đối với nhiệm vụ tổng quát như  quản lý thi công, quản lý tiến độ, quản lý tài chính. Để  dễ  dàng theo dõi cần liệt kê các   công việc cụ thể cần phải thực hiện. Các bước quản lý dự án xây dựng Có 7 bước quản lý dự án với vai trò hoạch định và định hướng công việc cần thực hiện.   Các bước quản lý cần được đi theo đúng trình tự để tiến hành theo mục tiêu được đưa ra.  Mục đích của việc này là giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
  5. 7 bước quản lý dự án xây dựng Có sự  thống nhất và cam kết giữa các bên: Trước khi triển khai công việc, cần phải  đàm phán và đưa ra sự thống nhất. Duy trì sự thống nhất suốt dự án tránh xảy ra xung đột  vì lợi ích của các bên. Đồng thời cam kết trên mặt pháp luật nhằm ràng các bên. Xác định quy mô, mục tiêu của dự  án: Xác định quy mô nhằm  ước tính chi phí, nhân  lực và các lĩnh vực liên quan. Xác định mục tiêu tổng thể từ đó xác định mục tiêu kỹ thuật   và mục tiêu kinh doanh của dự án. Xây dựng kế hoạch: dựa vào yêu cầu của khách hàng, chất lượng, chi phí. Lập bản mô  tả chi tiết gồm:  Chia dự án thành các giai đoạn nào? Trong từng giai đoạn thực hiện những gì?
  6. Ai sẽ thực hiện và thời gian bao lâu? Thời gian bắt đầu và kết thúc nhiệm vụ? Thành quả cuối cùng của mỗi nhiệm vụ? Tổng chi phí cho dự án là bao  nhiêu? Quản lý nội bộ: Điểm then chốt quyết định sự thành bại một dự án là con người. Người  quản lý biết cách chọn lọc, tổ  chức và có chính sách nhân sự. Việc này đảm bảo chất  lượng và tiến độ công việc. Về máy móc hoạt động và nguyên vật liệu cần đảm bảo sự  an toàn. Sử dụng đúng cách và bảo trì theo thời hạn để  bảo toàn giá trị  và năng suất của   chúng. Giảm thiểu tình trạng mất cắp máy móc và vật liệu. Quản lý các nhà cung ứng, nhà thầu phụ: Nhà thầu phải đưa ra các thỏa thuận với các  đối tác để có các yêu cầu rõ ràng, xác định tiêu chuẩn theo dự kiến và chuyển giao. Tránh   các rủi ro về chất lượng, thời gian, mâu thuẫn trong giao hàng,… Duy trì mối quan hệ với   các nhà cung ứng và nhà thầu phụ để nắm rõ cam kết đã thỏa thuận. Quản lý truyền thông: Bất kể sự phát triển nào cũng cần truyền thông để tạo mối quan  hệ  giữa các bên và xử  lý các rủi ro kịp thời. Bộ  phận quảng cáo, marketing là người   thường xuyên đưa các thông tin đến cơ quan báo chí và theo sát quá trình đưa tin của họ. Đóng dự  án: việc kết thúc một dự  án gồm việc bàn giao, lưu hồ  sơ  và nhận phản hồi.  Nếu dự  án không thực hiện đúng quy trình sẽ  để  lại nhiều thiệt hại về  tinh thần và cả  vật chất cho cả tổ chức và cá nhân. Tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng Chất lượng công tác quản lý được đánh giá dựa vào hai tiêu chuẩn về định lượng và định  tính.
  7. Tiêu chuẩn về định lượng Mật độ  khối lượng công việc được thực hiện theo kế  hoạch đã đặt ra để  phục vụ  cho   nhu cầu phát triển vững mạnh của nền kinh tế xã hội. Công trình hoàn thành đúng tiến  độ  thì chất lượng quản lý hiệu quả. Công trình xây dựng hoàn thành chậm tiến độ  chứng tỏ công tác quản lý chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Các chi phí cho cả dự án phải đảm bảo đúng chất lượng nhưng không vượt quá mức dự  toán đưa ra. Đa số  các công trình đều do nhà nước đầu tư  nên nếu công trình quyết toán  vượt qua mức dự toán thì công tác quản lý chưa được hiệu quả. Số lượng công trình được đưa vào sử dụng đúng với tiêu chuẩn xây dựng và kèm theo sự  tiện ích thì công tác quản lý dự án được đánh giá cao. Tiêu chuẩn để đánh giá công tác quản lý dự án là hoàn thành đúng mục tiêu
  8. Tiêu chuẩn về định tính Đánh giá trình độ quản lý dựa vào năng lực quản lý nhân sự, quản lý chi phí, quản lý tiến  độ, giám sát được quá trình thi công. Ngoài ra trình độ  về  khoa học cũng  ứng dụng vào   công tác quản lý dự án như các bản thiết kế, mô hình,.. Xây dựng hệ thống quản lý công   nghệ để nâng cao chất lượng quản lý dự án, thúc đẩy tiến độ thi công nhanh chóng. Ngoài ra, độ hài lòng của người dùng công trình công cộng quyết định sự thành công của  quản lý dự án. Vậy quản lý dự án không chỉ kiểm soát tiến độ  mà còn tổ  chức thực hiện dự án từ khâu  xây dựng cho đến khi công trình đưa vào sử dụng . Đây là một bộ phận rất quan trọng khi   có nhiệm vụ đại diện chủ đầu đầu tư để thực hiện toàn bộ dự án xây dựng.
nguon tai.lieu . vn