Xem mẫu

  1. Quản lý chất thải nguy hại [Thứ sáu, 18/06/2010] Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa và tất yếu là sự đô thị hóa ở các thành phố lớn. Theo dự báo, đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa của nước ta sẽ đạt 33%, năm 2020 đạt 45% tương ứng với quy mô dân số đô thị năm 2010 là 30,4 triệu người và năm 2020 là khoảng 46 triệu người. Với quy mô đô thị hóa của nước ta, gia tăng dân số và công nghiệp hóa như trên thì lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc xử lý chất thải nguy hại này sẽ là một áp lực rất lớn với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Theo số liệu điều tra của Cục Môi trướng, riêng tổng lượng chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền Trung. Trong đó, CTRNH phát sinh ở
  2. khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam khoảng 80.332 tấn/ năm, lớn gấp 3 lần khu vực phía Bắc và lớn gấp 20 lần lượng phát sinh ở khu vực miền Trung. Theo Thống kê của Cục Môi trường, tổng lượng CTRNH phát sinh hàng năm trên toàn quốc là 152.000 tấn, bao gồm chất thải của các ngành công nghiệp nhẹ (60.000 tấn), hóa chất (45.000 tấn), cơ khí luyện kim (26.000 tấn), y tế (10.000 tấn), chất thải sinh hoạt đô thị (5.000 tấn) và chất thải chế biến thực phẩm, điện - điện tử có số lượng ít nhất trong số các ngành trên (2.000 tấn) nhưng lại chứa các chất hữu cơ khó phân hủy như PCB và kim loại nặng, đó là các chất đặc biệt nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường. Bên cạnh các chất thải của các ngành trên còn có chất thải từ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu. Theo số liệu của Cục Môi trường và các sở công nghiệp địa phương, chỉ trong 2 năm 2000 - 2001 , tổng lượng thuốc BVTV tổn lưu trên phạm vi 61 tỉnh/ thành phố là khoảng 300 tấn, trong đó thuốc BVTV dạng lỏng là 9.7.374 lít thuốc BVTV dạng bột là 109.145 kg; các bao bì chứa thuốc BVTV 2.137.850 (bao gồm cả hộp, chai và lọ).
  3. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên phạm vi toàn quốc theo ước tính của Bộ Y tế năm 2001 là khoảng 12.500 tấn/ năm. Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế cho thấy, hiện nay có khoảng 61 lò đốt chất thải y tế được lắp đặt trên toàn quốc, trong đó có 41 lò đã đăng ký thẩm định và có 20/41 lò đạt đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Tính đến tháng 6 năm 2002, tổng công suất xử lý của các lò là 30 tấn/ ngày. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở y tế, CTRNH vẫn còn bị để lẫn với các chất thải khác tại khu vực chôn lấp và được chôn lấp tại các bãi rác sinh hoạt. CTRNH sẽ phát sinh ngày càng tăng trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010, phụ thuộc vào các yếu tố như; dân số đô thị, trình độ văn minh, phong tục tập quán cũng như thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của từng vùng, nhịp độ phát triển kinh tế và GDP bình quân đẩu người. Lượng CTR đô thị và khu công nghiệp ở nước ta sẽ tăng ở mức tối thiểu là 0,9 kg/ người/ngày, cho tới năm 2010 và chỉ số này sẽ là 1,3 kg/ người/ ngày tới năm 2020. Số lượng CTRNH phát sinh ở Việt Nam được các chuyên gia xác định là chưa nhiều nên mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và
  4. môi trường chưa lớn. Tuy nhiên, trong tương lai, với sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng cùng nhịp độ phát triển kinh tế lớn, số lượng CTRNH ở Việt Nam ước tính sẽ tăng lên gấp 5 lần, đạt 846.000 tấn vào năm 2010 và đạt 1.548.000 tấn vào năm 2020 (số liệu dự báo của Bộ Xây dựng). Nếu không được quản lý tốt, lượng CTRNH này sẽ tác động đến con người, môi trường và trở thành một gánh nặng kinh tế lớn. Theo một số chuyên gia môi trường, do thiếu đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong quản lý chất thải, hiện nay, ngoại trừ Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, các tỉnh thành phố còn lại đều chưa có các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong khi đó, cả nước chưa có tỉnh, thành phố nào có đủ khả năng xử lý toàn bộ CTRNH phát sinh trên địa bàn. Thực tiễn công tác quản lý CTRNH trong nước và quốc tế cho thấy, các nước muốn tiến hành công nghiệp hóa đều phải đầu tưxây dựng các trung tâm xử lý tập trung các CTRNH. Các cơ sở phát sinh CTRNH sẽ chuyển CTRNH của mình đến các trung tâm này để xử lý và phải trả chi
  5. phí cho việc xử lý. Việt Nam cũng đi theo hướng này để xử lý CTRNH phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hôi. Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được các khu xử lý tập trung các CTRNH . Đã có những dự án bắt đầu được triển khai, Đồng Nai đang là tỉnh đi tiên phong về vẩn đề này. Trong khi chờ đợi có các khu xử lý tập trung CTRNH, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh CTRNH đều phải tạm thời tồn trữ CTRNH. Và đây chỉ là một biện pháp tình thế. Vì vậy việc xây dựng các khu xử lý tập trung các CTRNH đã và đang trở thành một trong những vấn đề rất cấp bách của công tác quản lý chất thải. Theo ông Phạm Khôi Nguyên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc xử lý CTRNH có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp như: xử lý cơ học, xử lý hóa lý, xử lý nhiệt, chôn lấp.... Hiện nay một số nước như Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc..., ngoài việc áp dụng các phương pháp trên đã nghiên cứu áp dụng phương pháp thiêu đốt chất thải bằng lò nung clinke. Qua khảo sát của Cục Môi trường và Dự án VCEP cùng một số cơ quan liên quan , đây là một phương pháp có một số ưu điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật. Phương pháp này đã tận
  6. dụng được nhiệt độ rất cao và thời gian lưu cháy dài của lò nung clinke để phá vỡ các cấu trúc bền vững của CTRNH. Hầu hết các loại chất thải hữu cơ dạng rắn và lỏng, kể cả các chất thải có chứa PCB đều có thể thiêu đốt trong lò nung clinke. Tuy nhiên các chất thải này cần phải qua cung đoạn chế thành nhiên liệu, chất phụ gia đạt các tiêu chí nhất định trước khi đưa vào lò nung clinke. Việc thiêu đốt CTRNH trong lò cklinke có thể áp dụng cho rất nhiều loại chất thải nguy hại như: các dung môi hữu cơ, dầu thải chứa PCB, sơn, keo, dán vecni, plastic kể cả PVC, lốp cao su... Quá trình cháy trong lò clinke sẽ phá hủy cấu trúc của các chất nguy hại, tro xỉ còn lại tham gia vào cấu trúc thành phần xi măng mà không gây ảnh hưởng tới thành phần của xi măng. Ngoài ra, còn có các phương pháp xử lý CTRNH như trung hòa để xử lý chất thải có tính axit hay kiềm ; xử lý nước thải để loại bỏ các chất vô cơ kim loại, xyanua, sunfit trong nước thải và cả các chất hữu cơ; xử lý chất thải nguy hại lỏng/rắn bằng cách rửa đất, chiết dung môi, lọc, hỏa luyện kim, thủy luyện kim, chưng cất. Hoặc phương pháp cố định hóa: ổn định hóa/ hóa rắn. Quy trình này áp dụng cho CTRNH chứa
  7. kim loại nặng hay kim loại trong chất thải phải được gắn với một chất nền không rò rỉ. Người ta cũng có thể dùng công nghệ xứ lý sinh học: dùng vi sinh vật gây xúc tác phản ứng hóa học định trước để chuyển hóa chất nguy hại, độc hại sang dạng đỡ nguy hiểm hơn. Chi phí cho xử lý chất thải nguy hại tùy thuộc vào thành phần, nồng độ chất thải, phương pháp, công nghệ và thiết bị xử lý. Vì vậy, đối với từng loại CTNH khác nhau , chi phí xử lý cũng rất khác nhau. Theo số liệu của Công ty Sam sung Hàn Quốc, chi phí trung bình cho xử lý CTNH tại công ty này khoảng 80 - 90 USD/ tấn. Tại Việt Nam, Cục Môi trường đang phối hợp với một số cơ quan liên quan tổ chức xử lý thí điểm thuốc BVTV, chi phí xử lý dự tính là khoảng 50 triệu đồng/ tấn bằng phương pháp xử lý đốt; từ 30 - 35 triệu đồng/ tấn bằng phương pháp hóa sinh. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định hướng xử lý CTNH tập trung bằng cách quy hoạch các trung tâm xử lý CTRNH tại các đô thị và khu công nghiệp. Chính phủ đã dự kiến ưu tiên xây dựng hai trung tâm xử lý CTRNH tại hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
  8. Nam. Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện chiến lược này, khu vực miền Trung do được đầu tư nhiều dự án phát triển kinh tế nên khả năng phát sinh CTRNH gia tăng và vì vậy cần thiết phải xây thêm một trung tâm xử lý CTRNH tại khu vực này.
nguon tai.lieu . vn