Xem mẫu

  1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TÙY CHỌN EASE FULL ĐỂ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ HOẠT ĐỘNG Giáo trình Flash cs4 – sưu tầm từ website: www.tuoitre.vn Tìm hiểu thêm về Symbol (Xem thêm phần lý thuyết bổ sung về Symbol ở bài Tạo ảnh động theo Phương pháp Motion Tween) Ở phần đầu của bài thực hành, bạn đã tạo Movie Clip bap benh. Khi bạn kéo một Instance của Movie Clip bap benh từ Libray ra Stage để sử dụng, Movie Clip bap benh có thể hoạt động mặc dù ở Stage chỉ có một frame, trong khi Timeline của Movie Clip bap benh có 48 frame. Tuy nhiên khi bạn đã chuyển Symbol sang dạng Graphic, bạn phải điều chỉnh để số lượng frame ở Timeline chính phải bằng hoặc là bội số số frame của Graphic s ymbol để có thể đảm bảo cho Graphic s ymbol hoạt động đúng theo số frame đã tạo ra bên trong Graphic symbol. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng nhiều Instance của Graphic symbol, bạn có thể làm cho tác phẩm phong phú hơn bằng cách điều chỉnh cho các Instance này lệch pha nhau. Bạn thực hiện điều này thông qua việc thiết lập giá trị cho mục First ở tùy chọn Looping. Tại đây bạn gõ số frame nào của Graphic s ymbol bạn muốn xuất hiện đầu tiên như trong bài thực hành.
  2. Giáo trình Flash cs4 – sưu tầm từ website: www.tuoitre.vn Bạn cũng có thể bổ sung thêm tùy chọn cho mục Options: - Loop: Graphic Symbol sẽ play từ frame đầu đến frame cuối và lập lại liên tục. - Play Once: Graphic Symbol sẽ play từ frame đầu đến frame cuối một lần rồi ngưng. - Single Frame: Graphic Symbol chỉ hiển thị bằng một frame duy nhất do bạn thiết lập ở ô First và không play. Đối với Movie Clip, ngoài việc có thể hoạt động độc lập với Timeline chính, bạn có thể thiết lập thêm một số tùy chọn khác như sau: + Đặt tên cho Movie Clip để sử dụng với ActionScript: Bạn đặt tên cho Movie Clip ở ô (sẽ được giới thiệu khi thực hành về ActionScript). + Điều chỉnh các thông số ở mục 3D Position and View. (sẽ được giới thiệu ở các bài thực hành tiếp theo) + Điều chỉnh các thông số ở mục Display. Tại đây bạn sẽ thực hiện việc phối trộn màu giữa các Movie Clip (Blending) hoặc thiết lập tùy chọn Cache as bitmap để giúp Flash hoạt động được suôn sẻ, không có dấu hiệu bị chậm (sẽ được giới thiệu ở các bài thực hành tiếp theo). + Điều chỉnh các thông số ở mục Filter. Tại đây bạn có thể tạo các loại Filter khác nhau cho Movie Clip như Drop Shadow, Blur, Glow,… (sẽ được giới thiệu ở các bài thực hành tiếp theo).
  3. Giáo trình Flash cs4 – sưu tầm từ website: www.tuoitre.vn Một đối tượng được chuyển sang Graphic Symbol giúp làm kích thước file nhỏ hơn khi chuyển sang Movie Clip. Như vậy sau khi xem xét các đặc điểm đã nêu, bạn sẽ chọn loại Symbol phù hợp cho tác phẩm của bạn. Button S ymbol sẽ được giới thiệu ở các bài thực hành tiếp theo. Bạn có thể giữ nguyên loại Symbol đã chọn lựa ban đầu là Movie Clip ở Library, nhưng lại sử dụng Instance như Graphic Symbol bằng cách thay đổi thông qua Property Inspector như ở phần thực hành:
  4. Giáo trình Flash cs4 – sưu tầm từ website: www.tuoitre.vn Bạn cũng có thể chuyển hẳn một Symbol ở Library từ loại này sang loại khác thông qua thông số ở Library như sau: 1. Chọn Movie Clip bap benh từ Library: 2. Bấm vào nút Properties… phía dưới:
  5. Giáo trình Flash cs4 – sưu tầm từ website: www.tuoitre.vn 3. Hộp thoại Symbol Properties… xuất hiện. Ở mục Type, bấm cho menu xổ xuống và chọn Graphic. Bấm OK để đóng hộp thoại lại: Kết quả được cập nhật tại Library. Bap bênh đã chuyển thành Graphic Symbol:
nguon tai.lieu . vn