Xem mẫu

  1. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền nhân dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 1. Đảng lãnh đạo đấu tranh đập tan chính quyền cũ, xây dựng chính quyền cách mạng sau cách mạng tháng Tám năm 1945. a. Hoàn cảnh lịch sử. * Thực dân Pháp xâm lược đã dựng lên trên đất nước ta một chính quyền thống trị thực dân, phong kiến. Do đó, sau khi giành được chính quyền, việc xoá bỏ chính quyền của địch, xây dựng chính quyền nhân dân để quản lý, điều hành đất nước; thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của cách mạng DTDCND. * Trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Mặt trận Việt Minh đảm nhiệm mọi công việc ở căn cứ cách mạng như một tổ chức chính quyền Nhà nước. - Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào (Tuyên Quang), Đại hội quốc dân Việt Nam đã thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch. - Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền thực dân phong kiến bị đập tan, chính quyền cách mạng được thành lập từ Trung ương đến cơ sở.
  2. + Ở Trung ương, uỷ ban dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời, có bổ sung thêm một số cá nhân cần tranh thủ để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phân hoá hàng ngũ kẻ thù. + Ở các địa phương, khi khởi nghĩa thắng lợi, Mặt trận Việt Minh đứng ra đảm nhiệm công việc như một tổ chức chính quyền, rồi từng bước thiết lập chính quyền cách mạng ở cơ sở. * Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng được thành lập song chưa được xây dựng, củng cố, lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. b. Chủ trương của Đảng. - Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân (nhiệm vụ cơ bản, bao trùm là giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng). Thực hiện nhiệm vụ trung tâm, Đảng đã dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tiếp tục xoá bỏ triệt để chính quyền cũ, củng cố chính quyền nhân dân, nâng cao hiệu lực của chính quyền cách mạng, trấn áp bọn phản cách mạng, đẩy mạnh kháng chiến ở Nam bộ, ra sức xây dựng thực lực cách mạng để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, thực hiện chính sách hoà hoãn có nguyên tắc.
  3. - Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước ta, toàn dân đã đi bỏ phiếu bầu quốc hội, bầu cử Hội động nhân dân các cấp. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I họp kỳ đầu tiên ở Hà Nội quyết định thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch, các địa phương lập uỷ ban hành chính các cấp. - Ngày 8/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính thức xác định quyền và nghĩa vụ của công dân. Để tăng cường hiệu lực quản lý đất nước, chính quyền cách mạng đã ban hành những xắc lệnh và quy định cần thiết như: + Sắc lệnh giải tán các đảng phái phản động, bãi bỏ thuế thân. + Sắc lệnh bầu cử… (Chính quyền cách mạng đã có nhiều biện pháp giải quyết những vấn đề cấp bách, chăm lo đời sống nhân dân, tổ chức xây dựng lực lượng để giữ vững nền độc lập dân tộc vừa mới giành được và gấp rút chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc)
nguon tai.lieu . vn